Định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần khai thác và chế biến đá cẩm thịnh (Trang 42)

4 .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.1 Định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới

Trong báo cáo phương án sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 - 2010 của Công ty Cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh, mục tiêu trong vòng năm năm tới là trở thành doanh nghiệp đứng đầu Hà Tĩnh trong việc cung cấp các sản loại đá cho các cơng trình xây dựng.

Nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ trong bộ máy lãnh đạo nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong cơng việc được cao hơn. Ngồi ra mục tiêu tới năm 2017 công ty là giảm chi phí tới mức thấp nhất, tiết kiệm trong quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

-Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược của Công ty cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh là đẩy mạnh sản xuất, ,trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong tỉnh Hà Tĩnh về cung cấp đá xây dựng, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động và nhân dân.

-Các mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, Công ty cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh đã đề ra các mục tiêu cụ thể sau:

- Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho Cơng ty.

- Có nguồn tài chính ởn định để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro .

- Xây dựng hệ thống thơng tin thơng suốt và có tương tác giữa các bộ phận trong công ty.

- Luôn đứng đầu trong lĩnh vực khai thác và cung cấp đá xây dựng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và có mức tăng trưởng hàng năm trên 15%.

- Thường xuyên quan tâm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty, thực hiện cơng tác đãi ngộ tài chính và phi tài chính đối với nhân viên để giúp họ yên tâm cống hiến vì sự phát triển chung của cơng ty.

3.2 Quan điểm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại cơng ty cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc gặp các rủi ro trong kinh doanh là việc không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, hồn thiện công tác quản trị rủi ro là điều kiện hết sức cần thiết để doanh nghiệp có thể giảm thiểu sự xuất hiện của các rủi ro kinh doanh cũng như kiểm soát được các tác động của tởn thất khi có rủi ro xảy ra và có các biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp.

Để việc hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty được thực hiện một cách có hiệu quả, cần phải dựa trên các quan điểm sau:

-Quan điểm 1: Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro phải được thực hiện mợt cách tích cực, chủ đợng.

Rủi ro là sự kiện bất ngờ xảy ra và gây ra tởn thất vì vậy chúng ta khó có thể dự đoán được lúc nào nó sẽ xảy ra và sẽ mang lại những hậu quả gì một cách chính xác. Vì vậy, Cơng ty cần phải chủ động trong việc thực hiện cơng tác quản trị rủi ro, tránh tình trạng rủi ro mới tiến hành các biện pháp kiểm soát và tài trợ. Khơng những thế, trong quá trình quản trị rủi ro phải ln tích cực hồn thiện nó, ln bở sung thêm các rủi ro có thể xảy ra cũng như các biện pháp kiểm soát và tài trợ mới. Việc chủ động, tích cực hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro sẽ giảm thiểu được hậu quả rủi ro gây ra, thiệt hại cũng sẽ được giảm nhẹ, do đó hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

-Quan điểm 2: Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro phải địi hỏi phải có biện pháp đồng bợ, tồn diện.

Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro phải được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động của Công ty, từ sản xuất, mua hàng, dự trữ và bán hàng và trong cả quy trình quản trị rủi ro bao gồm nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro phải được thực hiện một cách liên tục và cần được sự phối hợp của tất cả các phịng ban trong nội bộ cơng ty cũng như các bên có liên quan.

-Quan điểm 3: Tập trung đào tạo nhận thức quản trị rủi ro đối với cán bợ và nhân viên.

Những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh hàng may mặc và nông sản của Công ty tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân và gây ra những tổn thất khác nhau. Do vậy,

để quản trị được chúng, trước hết Công ty cần phải nhận thức đầy đủ về các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Cơng ty bao gồm ngun nhân, nguồn gốc hình thành, tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả để lại và đối tượng tác động của từng loại rủi ro sau đó mới đề ra các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, triệt để bao gồm cả ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro.

-Quan điểm 4: Áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro thích hợp.

Để quản trị được tốt các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải sử dụng những giải pháp khác nhau nhằm né tránh, giảm thiểu và ngăn ngừa các rủi ro đó. Tuy nhiên, những giải pháp được áp dụng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

+ Không làm mất đi cơ hội kinh doanh

Mặc dù các rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất nhiều. Nhưng không phải rủi ro nào cũng cần thiết phải né tránh, phải loại bỏ những hoạt động là nguồn gốc gây ra rủi ro. Ngồi ra, rủi ro mang tính bất định và khơng thể đoán biết được chúng có xảy ra hay khơng, xảy ra vào lúc nào nên ta hồn tồn có thể chấp nhận chúng và lựa chọn các giải pháp né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh.

+ Khơng gây khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh

Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các rủi ro cũng như mức độ tổn thất do rủi ro gây ra. Nhưng nếu các giải pháp quản trị rủi ro được áp dụng bao gồm nhiều yêu cầu, quy định quá rắc rối, phức tạp, nguyên tắc, mất thời gian….thì sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên bán hàng. Hơn nữa, các giải pháp này lại trở thành những khó khăn, trở ngại, gây khó chịu cho nhân viên, cán bộ bán hàng khiến họ không muốn thực hiện, làm giảm đi tính hữu ích của các giải pháp quản trị rủi ro. Do vậy, các yêu cầu, quy định thuộc các giải pháp quản trị rủi ro phải xuất phát từ các đòi hỏi thực tế và sự cần thiết cho công tác quản trị. Không nên đề ra các quy định, yêu cầu quá sâu, quá rắc rối, gây cản trở, làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của người thực hiện.

- Quan điểm 5: Quy trình quản trị rủi ro phải được thiết kế đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng, thực thi chiến lược kinh doanh.

Theo COSO định nghĩa quản trị rủi ro doanh nghiệp “là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong

quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đồng thời quản trị rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt mục tiêu của doanh nghiệp”. Quản trị rủi ro được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược kinh doanh sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản trị rủi ro. Quá trình quản trị rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Về cơ bản, quy trình quản trị rủi ro cần chứa đựng những bước công việc cơ bản như xác định rủi ro, mô tả rủi ro, đo lường rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình quản lý rủi ro. Các bước này phải gắn liền với việc xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp tùy từng giai đoạn cụ thể. Kèm theo quy trình quản trị rủi ro là hệ thống những phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản lý rủi ro đồng bộ được thiết kế cho các công đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh.

3.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại cơng ty cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh

3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng rủi ro

Để hồn thiện cơng tác nhận dạng rủi ro, Công ty cần thực hiện môt số giải pháp sau: -Nhận dạng rủi ro dựa trên kết quả nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro, sử dụng thêm phương pháp nhận dạng bằng lưu đồ và thanh tra hiện trường.

Với tư cách là nhà quản trị, là người dẫn dắt và điều hành công ty, nhà quản trị phải là người đi đầu trong cơng tác nhận dạng rủi ro để từ đó có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.Tuy nhiên, hiện nay tại cơng ty, mỗi khi có rủi ro xảy ra tại bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ phụ trách ghi chép và báo cáo lại cho Ban lãnh đạo, từ đó có thể thấy việc nhận dạng rủi ro được các nhà quản trị tiếp nhận rất bị động, khơng có sự nhìn nhận từ trước đó. Vì vậy, các nhà quản trị của cơng ty Cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh nên chủ động hơn, tích cực hơn nữa trong việc nhận dạng rủi ro, nên nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng thị trường để có thể nhận ra các rủi ro có thể xảy ra với Cơng ty của mình và có những biện pháp giải quyết phù hợp.

-Nhận dạng rủi ro đòi hỏi phải chỉ ra những nguy cơ có thể xảy ra và sắp xếp chúng theo tần suất xuất hiện.

Một rủi ro thường gặp của hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nước ta chính là rủi ro do giá xăng dầu thế giới luôn lên xuống thất thường khiến cho các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn trong cơng tác mua nguyên liệu cho sản xuất cũng như xây dựng một chính sách giá phù hợp. Ngồi ra, hiện nay có nhiều mỏ đá cận kề cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh củacơng ty. Chính vì vậy cơng ty nên có những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường, bán sát được diễn biến, tình hình lên xuống của giá nguyen liệu đầu vào cũng như có thể định giá sản phẩm cơng ty phù hợp có sức cạnh tranh.

3.3.2 Hồn thiện cơng tác phân tích và đo lường rủi ro

Hiện nay, cơng tác phân tích rủi ro của Cơng ty Cở phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh chưa được quan tâm thực hiện một cách sát sao khi mới dừng lại ở việc xác định nguyên nhân và các thiệt hại, tổn thất xảy ra bằng cách ghi chép lại một kh tởn thất đã xảy ra. Để có thể hồn thiện cơng tác phân tích rủi ro, Cơng ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

+Thứ nhất, công ty cần có bợ phận quản trị rủi ro riêng biệt để có thể thực hiện các cơng việc của cơng tác quản trị rủi ro mợt cách chi tiết và có hiệu quả.

Đặc biệt là trong cơng tác phân tích rủi ro, nếu như có bộ phận chuyên trách với các nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm về cơng tác quản trị rủi ro thì việc phân tích các rủi ro và thiệt hại đã xảy ra, xác định được các nguyên nhân sâu xa cũng như các mức độ thiệt hại chính xác của các rủi ro thì hiệu quả của phân tích rủi ro sẽ được nâng cao rất nhiều. Cơng ty sẽ xác định được đâu là nguyên nhân gây ra các tổn thất và các mức độ của tổn thất do rủi ro gay ra. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro.

+Thứ hai, Công ty nên xây dựng một bảng đánh giá các rủi ro với các tiêu chuẩn đánh giá hợp lí để xây dựng và đánh giá được các nhóm rủi ro thường xảy ra và cá thiệt hại mà chúng gây ra cho công ty.

Việc xây dựng bảng đánh giá với các tiêu chuẩn trên sẽ giúp công ty phân loại được các rủi ro vào các nhóm khác nhau, từ đó có các biện pháp xử lí cũng như có sự ưu tiên trong việc kiểm soát và tài trợ đối với các nhóm rủi ro khác nhau. Các tiêu chuẩn để xây dựng có thể là: Mức độ thiệt hại mỗi lần xảy ra rủi ro, tần suất xảy ra rủi ro trong một năm, các công tác bị ảnh hưởng khi có rủi ro xảy ra, rủi ro xảy ra có làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của cơng ty hay không,..

3.3.3 Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt và tài trợ rủi ro

-Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm soát rủi ro:

+Thứ nhất, nâng cao nhận thức của công nhân viên trong Công ty.

Như đã thấy, do hầu hết công nhân viên của công ty cổ phần khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh là lao động phổ thông( chiếm 47,3%)và t̉i đời thấp (độ t̉i từ 20-35 chiếm 80%) tuy có sẽ năng động,...nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Vì vậy mà họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khá miễn cưỡng. Nếu như có thể nâng cao được nhận thức của cơng nhân viên, giúp họ nhận ra kiểm soát rủi ro khơng chỉ mang lại lợi ích cho cơng ty mà cịn cho chính mình, họ sẽ có ý thức để thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro như mặc trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng máy móc nghiêm chỉnh,...tránh được các rủi ro lớn, đặc biệt là rủi ro về an toàn lao động.

+ Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên trong các đợt đào tạo hàng năm.

Hàng năm, công ty đều tổ chức một lần đào tạo nhân viên về các công tác bảo hộ lao động, vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy,... Tuy có thực hiện nhưng hiệu quả cơng tác này cịn chưa cao, các cơng nhân viên tham gia chỉ mang tính chất hình thức, nội dung các b̉i đào tạo mang tính rập khn, sáo rỗng, ít có sự thay đởi qua các năm,... Để có thể nâng cao hiệu quả đào tao, Cơng ty nên tiến hành các biện pháp như: đổi mới các nội dung đào tạo, đưa ra thêm các tình huống rủi ro mới có thể xảy ra và cho nhân viên thực hành các biện pháp khắc phục rủi ro khi có rủi ro xảy ra.

+Thứ ba, thực hiện các biện pháp khích lệ, đợng viên các phịng ban, các cá nhân tham gia tích cực vào cơng tác kiểm soát rủi ro.

Cơng ty có thể thực hiện các biện pháp khích lệ bằng tài chính như thưởng cho phịng, ban nào ít gặp sự cố nhất trong năm hoặc các biện pháp đãi ngộ phi tài chính như tở chức tham quan, du lịch. Các biện pháp trên khơng những khích lệ nhân viên thực hiện tốt cơng việc, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả kinh doanh mà cịn có giúp các nhân viên có tinh thần, thái độ làm việc tốt trong công việc.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần khai thác và chế biến đá cẩm thịnh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)