Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty cổ phần dƣợc bình lục (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty CP Dược Bình Lục

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty

2.2.2.1. Kết quả điều tra qua dư liệu sơ cấp về quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cơng ty CP Dược Bình Lục.

Quan điểm quản trị rủi ro:

Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy 100% người được điều tra đều có quan điểm trung hòa về quản trị rủi ro và cho rằng hoạt động quản trị rủi ro là rất quan trọng, cần được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khơng ít người được điều tra (60%) chưa thực sự hiểu về vai trị của những hành vi, thái độ của mình với công tác quản trị rủi ro. Hầu hết những người được điều tra đều không cho rằng hành vi thái độ của CBCNV trong Công ty sẽ ảnh hưởng tới những rủi ro và tổn thất mà Cơng ty có thể phải gánh chịu. Về nguyên nhân gây ra rủi ro tổn thất: 100% người được điều tra đều cho rằng có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tổn thất của Công ty là:

Môi trường kinh doanh bất lợi (khủng hoảng và suy thoái kinh tế, sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mơ của chính phủ, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ, lạm phát…

Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra có bảng sau

Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các mắt xích trong quy trình quản trị rủi ro.

Các mắt xích Thứ tự quan trọng

Trung bình Thứ tự quan trọng

Nhận dạng rủi ro 3.3 3

Phân tích rủi ro 3.6 4

Đánh giá và đo lường rủi ro 2.1 2

Kiểm soát và tài trợ rủi ro 1.4 1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy hầu hết những người được điều tra cho rằng hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro là mắt xích quan trọng nhất; hoạt động nhận dạng và phân tích rủi ro được cho là kém quan trọng.

Thực trạng công tác quản trị rủi ro.

Qua kết quả của phiếu điều tra cho thấy là: chỉ có 20% người được hỏi đánh giá cơng tác quản trị rủi ro của Công ty là tốt, 70% đánh giá bình thường, 10% là khơng tốt. Như vậy hoạt động quản trị rủi ro của Công ty là chưa tốt. Ngoài ra 100% người

được điều tra cho biết Cơng ty chưa có quy trình thực hiện quản trị rủi ro nhưng đã thực hiện hoạt động kiểm soát rủi ro, 70% cho biết Cơng ty đã thực hiện kiểm sốt và tài trợ rủi ro, 20% cho rằng Công ty đã đo lường rủi ro, 10% cho rằng Công ty đã phân tích rủi ro, Cơng ty chưa có hoạt động nhận dạng rủi ro cụ thể.

Về những khó khăn Cơng ty đang gặp phải:

100% người được điều tra đều cho rằng do: Thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro.

80% người được điều tra cho rằng do: Phương tiện máy móc kỹ thuật chưa hiện đại. Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra có bảng sau:

Bảng 2.4: Bảng đánh giá những vấn đề yếu kém của Công ty hiện nay

Nội dung Thứ tự yếu kém

Trung bình Thứ tự Nhận thức, thái độ của nhà quản trị, và CBCNV về

công tác quản trị rủi ro 1.4 1

Điều kiện kỹ thuật công nghệ (phương tiện máy

móc sản xuất, cơng cụ quản lý) 2.1 3

Điều kiện tự nhiên 2.4 4

Khả năng tài chính 2 2

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khó khăn lớn nhất của Cơng ty là nhận thức, thái độ của nhà quản trị và CBCNV trong Công ty về công tác quản trị rủi ro; tiếp đến là khả năng tài chính; và nguyên nhân quan trọng thứ ba là điều kiện kỹ thuật cơng nghệ(phương tiện máy móc sản xuất, cơng cụ quản lý) của Cơng ty cịn nhiều hạn chế. Về mặt khả năng đối phó với điều kiện tự nhiên gây ra cho Công ty được đánh giá là tốt.

2.2.2.2. Qua phỏng vấn.

Hầu hết các lãnh đạo của Công ty được điều tra và phỏng vấn đều cho rằng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh là cần thiết với Công ty. Giám đốc Công ty nhấn mạnh rằng “Quản trị rủi ro là vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tăng doanh thu Công ty phải giảm được các chi phí lãng phí. Trong các chi phí đó có chi phí do rủi ro, tổn thất mang lại. Muốn vậy điều quan trọng là Cơng ty cần xác lập quy trình quản

trị rủi ro và triển khai chúng trong thực tiễn”. Cũng theo ông, trước hết công ty cần đánh giá lại công tác quản trị rủi ro của Công ty và tìm ra được những ưu điểm và những điểm cịn hạn chế của Cơng ty, từ đó có các giải pháp để hồn thiện hơn cơng tác quản trị rủi ro. Qua hoạt động điều tra cho thấy rằng Công ty tuy có thực hiện cơng tác quản trị rủi ro nhưng chưa hồn thiện vì nó chưa theo một quy trình đồng bộ. Cơng ty hiện nay mới chủ yếu tập trung vào mắt xích cuối cùng của hoạt động quản trị rủi ro là thực hiện kiểm soát và tài trợ rủi ro.Việc nhận dang, phân tích, đo lường rủi ro chưa được chú trọng. Công ty hầu như chỉ thực hiện quản trị rủi ro một cách thụ động mà chưa chủ động nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro của Công ty chủ yếu được thực hiện thơng qua hoạt động kiểm sốt và tài trợ rủi ro bằng cách đầu tư sửa chữa, nâng cấp phương tiện máy móc sản xuất để tránh các rủi ro. Ngồi ra Công ty cũng mua bảo hiểm cho người lao động, cho phương tiện máy móc sản xuất và hàng hóa. Cơng ty cũng tiến hành thống kê số vụ rủi ro và ngun nhân của nó để đo lường, phân tích chúng, từ đó hồn thiện hơn cơng tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc, qua đó kiểm sốt rủi ro tốt hơn.

2.2.2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về công tác quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của Cơng ty CP Dược Bình Lục.

Thực trạng rủi ro.

Theo những dữ liệu thứ cấp của Cơng ty cung cấp thì hiện nay Cơng ty có những phương pháp nhận dạng rủi ro trong sản xuất kinh doanh như:

Công ty đã tiến hành lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: thông qua các câu hỏi như: Hoạt động sản xuất và kinh doanh đã gặp những rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện? Thời gian xuất hiện? Biện pháp tài trợ và kết quả đạt được?

Công ty đã thanh tra hiện trường xảy ra rủi ro. Sau đó tiến hành phân tích đánh giá và nhận dạng các rủi ro có thể gặp trong tương lai.

Cơng ty thường xun phân tích các báo cáo của các phịng ban về hoạt động kinh doanh, các báo cáo về tình hình tài sản, các hao mòn và rủi ro gặp phải. Đây là phương pháp thông dụng nhất mà Công ty thường xuyên sử dụng.

Có thể nhận thấy Cơng ty đã áp dụng khá nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro kinh doanh. Tất cả hoạt động nhận dạng rủi ro trên đều được cơng ty giao cho phịng

kinh doanh đảm nhiệm. Tuy nhiên đây cũng là điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro của Cơng ty khi khơng có bộ phận chun trách về quản trị rủi ro. Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro không đạt được kết quả cao nhất.

Nguồn gốc của rủi ro: Qua các số liệu thu thập được cho thấy các rủi ro Công ty gặp phải trong ba năm gần đây chủ yếu là:

Từ môi trường bên trong của Cơng ty: hàng hóa hỏng,.

Từ mơi trường bên ngồi: phá sản của nhà cung ứng, trong quá trình vận chuyển, thanh tốn, mất khách hàng – thị trường, chính sách pháp luật.

Phân tích rủi ro.

Các rủi ro của Cơng ty đã gặp phải trong ba năm qua có thể được nghiên cứu về các nội dung sau:

Phân tích hiểm họa:

Sự phá sản của nhà cung ứng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào của Cơng ty, làm tăng chi phí mua, khơng mua được hàng và hàng mua không đảm bảo chất lượng và yêu cầu. Tất cả những vấn đề này đều có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro và tổn thất.

Q trình vận chuyển: Hiện Cơng ty vẫn chưa đáp ứng đủ hết các phương tiện xe nên thường phải thuê xe với chi phí cao và xe khơng đảm bảo chất lượng dẫn đến việc làm cho sản phẩm thuốc được vận chuyển bị hỏng.

Thanh tốn, tỷ giá: việc thanh tốn hàng hóa chậm và tỷ giá biến đổi gây cho Công ty nhiều tổn thất.

Mất khách hàng – thị trường làm cho hoạt động kinh doanh của Cơng ty bị ì ạch, khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, giảm doanh thu.

Chính sách pháp luật nhiều thay đổi liên tục và chồng chéo nhau khiến cho Cơng ty gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những quy định từ Nhà nước như: chính sách quản lý giá thuốc, chính sách về một số loại thuốc cấm mua bán…

Phân tích nguyên nhân rủi ro: Qua các dữ liệu thứ cấp thu được cho thấy các vụ rủi ro Công ty gặp phải chủ yếu là do thị trường kinh doanh ngày càng trở nên biến động do khủng hoảng nền kinh tế và do Công ty chưa xây dựng được quy trình quản trị rủi ro hiệu quả.

Phân tích tổn thất: Trong các vụ rủi ro đã xảy ra công ty đã gặp phải các tổn thất sau:

Tổn thất về tài sản: hỏng hàng hóa, hỏng phương tiện vận chuyển, mất nhà cung ứng, mất khách hàng…

Trên thực tế Công ty không phải gánh chịu tổn thất về nhân lực.

Đo lường, đánh giá rủi ro.

Một số rủi ro được nhận dạng tại công ty trong những năm gần đây. Bảng 2.5: Tình hình xảy ra rủi ro kinh doanh trong những năm gần đây.

Những rủi ro Số lần xảy ra năm 2012 Số lần xảy ra năm 2013 Số lần xảy ra năm 2014 Tổng số lần xảy ra Rủi ro trong quá trình vận

chuyển 4 3 2 9

Rủi ro hàng hóa bị hỏng 5 8 7 20

Rủi ro do sự phá sản của

nhà cung ứng 2 4 5 11

Rủi ro thanh toán, tỉ giá 3 2 2 7

Rủi ro mất khách hàng, thị

trường 1 3 2 6

Rủi ro liên quan đến chính

sách pháp luật 1 0 0 1

Rủi ro do nhân viên nghỉ việc mang theo danh sách

khách hàng. 1 1 0 2

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh.

Nhận xét: Từ các dữ liệu thứ cấp của Cơng ty có thể thấy:

Các rủi ro thường xuyên xảy ra: rủi ro vận chuyển, rủi ro hàng hóa bị hỏng, rủi ro phá sản của nhà cung ứng.

Các rủi ro xảy ra ở mật độ bình thường: rủi ro thanh tốn tỷ giá, rủi ro mất khách hàng thị trường.

Các rủi ro ít khi xảy ra: rủi ro liên quan đến chính sách pháp luật; Rủi ro do nhân viên nghỉ việc mang theo danh sách khách hàng.

Có thể nhận thấy tình hình xảy ra rủi ro ở Công ty những năm qua là khá lớn và liên tục, các rủi ro vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Có những rủi ro năm sau còn xảy ra nhiều hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro của Công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Về mặt định lượng: Qua số liệu về rủi ro và tổn thất trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014 có bảng đo lường tổn thất sau:

Bảng 2.6: Bảng đo lường tổn thất

Đơn vị: Triệu đồng

Đối tượng tổn thất Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi phí trong q trình vận chuyển 80,3 126,0 103,5

Hàng hóa bị hỏng 106,2 137,1 110,4

Sự phá sản của nhà cung ứng 90,5 108,6 97,0

Thanh toán, tỉ giá 70,2 79,5 81,4

Mất khách hàng, thị trường 105,6 123,1 119,2

Chi phí liên quan đến chính sách

pháp luật 0 65,1 0

Tổng 452,8 639,4 511,5

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của phịng kế tốn – tài chính.

Nhận xét: Qua bảng đo lường tổn thất của Công ty trên ta thấy Công ty phải chịu tổn thất nhiều nhất (năm 2013) do hàng hóa bị hỏng với con số nên đến 137,1 triệu đồng. Và các tổn thất do rủi ro gây nên ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này cũng cho thấy tần suất rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến biên độ rủi ro.

Qua bảng số liệu thống kê tình hình xảy ra rủi ro kinh doanh(bảng 2.5) và đánh giá tổn thất trên(bảng 2.6) có thể thiếp lập bảng đo lường rủi ro qua các năm

Bảng 2.7: Bảng đánh giá rủi ro

Năm Tần số rủi ro Biên độ rủi ro

2012 Thấp Thấp

2013 Cao Cao

2014 Thấp Cao

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả báo cáo của phòng kinh doanh.

Như vậy: Qua bảng đánh giá trên có thể thấy: Năm 2013 là năm có tần số các vụ rủi ro xảy ra cao và biên độ rủi ro cao. Bên cạnh đó ta thấy các năm càng về sau thì biên độ rủi ro càng lớn mà một trong những nguyên nhân là do tác động của lạm phát và giá của các loại chi phí đều được đẩy lên cao.

Về mặt định tính: Khi các rủi ro xảy ra Cơng ty đều không thể xử lý được, điều này làm giảm uy tín và cơ hội kinh doanh khi các đối thủ cạnh tranh của Cơng ty có cơ hội nhảy vào. Những rủi ro này Cơng ty rất khó có thể đo lường chính xác nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh và uy tín Cơng ty.

Kiểm sốt và tài trợ rủi ro

Cơng ty huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chia sẻ rủi ro, dược Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty cổ phần dƣợc bình lục (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)