6, Kết cấu đề tài
2.2, Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần máy và
máy và xây dựng Minh Quang
2.2.1, Nhận dạng rủi ro
Trong 3 năm 2014, 2015, 2016 tình hình kinh tế hội nhập sôi động dẫn đến xuất hiện nhiều nhà đầu tư, cơng ty nước ngồi xâm nhập vào Việt Nam khiến cạnh tranh trở lên gay gắt. Cơn sốt bất động sản trong 2 năm gần đây là 2014, 2015 đã đưa ngành xây dựng có nhiều biến động bất ngờ liên tục khiến cho Cơng ty gặp nhiều khó khăn và tổn thất.
Sự biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng của Công ty. Nếu khơng có các biện pháp dự phịng và xử lý kịp thời khi có sự biến động thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến Cơng ty. Cơng ty MICOM đã tiến hành nhận dạng các rủi ro thơng qua các phương pháp: Phân tích các báo cáo
tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, làm việc với các đối tác khác như nhà cung cấp, phương pháp phân tích hợp đồng, thống kê những rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải trước đây để tiến hành các hoạt động nhận dạng rủi ro.
Hiện tại cơng ty tiến hành chia rủi ro của mình thành các dạng chính: rủi ro trước trong và sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình triển khai dự án, rủi ro trong quá trình vận chuyển giao hàng (nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị, máy móc, hàng hóa bổ sung,…), rủi ro do đối thủ cạnh tranh, rủi ro do con người, rủi ro do thanh toán, tỷ giá, rui ro do yếu tố pháp luật …vv.
Trong thời gian tìm hiểu cơng ty ,dưới đây là thống kê một số những rủi ro mà công ty gặp phải trong thời gian 3 năm 2014 – 2016 qua bảng số liệu. Nó thống kê số lần rủi ro trong các hợp đồng mua bán của công ty MICOM xảy ra trong các năm 2014, 2015 và 2016.
Bảng 2.2: Bảng thống kê các rủi ro xảy ra với Công ty Cổ phần máy và xây dựng Minh Quang.
Những rủi ro Số lần xảy ra năm 2014 Số lần xảy ra năm 2015 Số lần xảy ra năm 2016 Tổng số lần Rủi ro từ nhà cung cấp 2 5 3 10
Rủi ro trong quá trình vận chuyển
bảo quản 2 3 2 7
Rủi ro hàng hóa hư hỏng 4 3 1 8
Rủi ro do yếu tố pháp luật 1 2 1 4
Rủi ro trong thanh toán, và tỷ giá 1 2 2 5
Rủi ro bồi thường hợp đồng 4 3 2 9
Rủi ro đến từ nhân viên 2 2 2 6
Rủi ro do tai nạn lao động 6 6 5 17
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật ) Rủi ro trong thanh toán, tỷ giá
Tiền tệ vừa là chức năng thanh toán trong kinh doanh vừa là đối tượng của kinh doanh. Bản thân tiền tệ chứa đựng nguy cơ biến động về giá trị và rất nhạy cảm với tình hình kinh tế, chính trị,…. Khơng lường trước được sự biến động của tỷ giá hối đối ln là nguy cơ thường trực của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong kinh doanh thương mại quốc tế thường sử dụng một đồng tiền
mạnh và có khả năng chuyển đổi làm cơ sở cho việc tính tốn và thanh tốn. Thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay, trên 70% hợp đồng thương mại đó lựa chọn đồng đô la Mỹ. . Việc cả thế giới phụ thuộc vào đồng đơ la Mỹ trong thanh tốn quốc tế và dự trữ ngoại tệ đó tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro cao. Mức độ rủi ro ở đấy phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của đồng đô la Mỹ.
Nguyên nhân gây ra sự biến động, bất định của đồng tiền Việt Nam so với
ngoại tệ đó là nhu cầu về ngoại tệ để trả nợ nước ngồi, thanh tốn các hợp đồng xuất nhập khẩu tăng lên. Lãi suất tiết kiệm bằng tiền Việt Nam xấp xỉ lãi suất tiết kiệm ngoại tệ nên xu hướng tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng lên gây sức ép tăng nhu cầu ngoại tệ. Việc tỷ giá hối đối biến động thất thường khơng theo một quy luật nào làm cho các nhà kinh doanh nhiều khi không lường hết được và rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do đặc điểm kinh doanh của cơng ty MICOM, để có hàng nhập khẩu phục vụ q trình thi cơng xây dựng thì cơng ty phải bỏ chi phí thu mua( bằng đồng nội tệ). Vì vậy cơng ty vẫn phải chấp nhận rủi ro giữa lợi nhuận- thua lỗ từ sự chênh lệch tỷ giá này.
Bên cạnh đó, khi cơng ty tiến hành tìm kiếm, lựa chọn và làm việc với nhà cung cấp thì việc nhận dạng rủi ro được công ty đánh giá cùng lúc với hợp đồng. Các rủi ro được nhận dạng chủ yếu là các rủi ro đến từ điều khoản hợp đồng. Công ty thường gặp phải các rủi ro trong hợp đồng nhập khẩu phương thức thanh toán và điều kiện giao nhận hàng hóa. Đối với một số hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngồi như máy móc, trang thiết bị vật tư,.. thì phương thức thanh tốn của Cơng ty là mở LC nên trong những trường hợp mà doanh nghiệp đã thanh toán tiến hàng trước nhưng nhà cung cấp lại chậm giao hàng điều này có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới uy tín của cơng ty.
Rủi ro do biến động chính trị, pháp luật
Đây là rủi ro do tác động của mơi trường bên ngồi và là loại rủi ro khó dự báo và phịng ngừa. Trong q trình hoạt động kinh doanh đây là rủi ro có mức độ ảnh hưởng rất lớn.
Hiện nay công ty MICOM đang trên đà phát triển với sự hợp tác và xây dựng các cơng trình lớn nhỏ trên khắp cả nước. Ngoài các nhà cung ứng trong nước như Công ty CP sản xuất và thương mại Việt Phát, công ty TNHH Akiko Việt Nam…
cơng ty cịn đầu tư mua cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi như Nhật Bản về các máy móc thiết bị phục vụ cho xây dựng giúp gia tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro. Từ đó uy tín của cơng ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ thị phần của công ty trên thị trường ngày càng tăng qua các năm 2014-2016.
Bảng 2.3 Tỷ lệ thị phần MICOM đang nắm giữ so với các đơn vị khác
2014 2015 2016
Công ty Cổ Phần Xây dựng và Phát triển Đầu tư Hải Phòng
33% 31,2% 30,2%
Cơng ty cổ phần Thương mại Mạnh Tồn 22,8% 21,2% 21,5%
Công ty cổ phần MECTA 17.8% 17,5% 16,8%
Công ty MICOM 15.6% 19% 20,5%
Công ty khác 10,8% 11,1% 11%
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng chưa hoàn thiện các quy định về xuất khẩu máy móc cơng nghiệp, xuất nhập khẩu... Các quy định nghiêm ngặt và chồng chéo ở khâu hải quan cũng làm trở ngại hoạt động kinh doanh của công ty. Do bộ phận hải quan thiếu cơ sở vật chất nên việc kiểm tra hàng hóa thường rất lâu mất thời gian, hay việc nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của cơng ty qua cảng Hải Phịng cũng gặp khó khăn do quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động kinh doanh riêng ở nước ta cơng ty phải chịu rất nhiều loại thuế: Thuế VAT(10%), Thuế tiêu thụ đặc biệt (3%), thuế nhập khẩu (5%), thuế thu nhập doanh nghiệp( 25%)…Có thể thây các doanh nghiệp Việt nam nói chung và MICOM nói riêng đang rẩt khó khăn lại phải chịu rất nhiều loại thuế, rào cản kinh tế, phi kinh tế…. trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngồi. Từ đó dẫn đến mất rất nhiều thời gian và chi phí làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro do môi trường sinh thái chủ yếu phát sinh từ quá trình chuyên chở hàng hóa. Trong đó, việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một phương thức vận chuyển được áp
dụng rộng rải (chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế) do năng lực chuyên chở lớn và chi phí chuyên chở thấp. Rủi ro, tai nạn, sự cố trên biển không chỉ gây thiệt hại cho chủ tàu, hảng bảo hiểm mà cũng gây ra những tổn thất cho chủ hàng như: Làm tăng chi phí kinh doanh, làm chậm tiến độ dự kiến giao, nhận hàng, phát sinh nhiều chi phí khơng cần thiết, giảm uy tín… Cơng ty MICOM nhập máy công nghiệp, thiết bị từ Nhật Bản cũng khơng tránh khỏi những rủi ro trong q trình vận chuyển. Trước sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên (sóng thần, đá ngầm, mắc cạn, bão lũ,…) chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ln đối mặt với rủi ro, tai nạn bất ngờ gây ra bao vụ thảm hoạ khơng lường buộc cơng ty phải chịu những chi phí tổn thất này. Đây là thách thức lớn với hoạt đông quản trị rủi ro của công ty. Trong 3 năm từ 2014-2016, công ty đã giao nhận 7 hợp đồng bị chậm trễ do trục trặc trong quá trình vận chuyển trong đó có 5 hợp đồng là nhập khẩu máy công nghiệp và thiết bị từ Nhật Bản. Những rủi ro bắt nguồn từ môi trường tự nhiên là bất ngờ, không dự tính được cho nên đối với những loại rủi ro thuần tuý theo điều kiện của hợp đồng kí kết, cơng ty nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro có thể xảy ra cho Cơng ty
Rủi ro do đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế thị trường đặt các doanh nghiệp ở vị trí ngang hàng với nhau. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế các nước đang bước vào ngưỡng cửa của hội nhập thì sự cạnh tranh lại càng trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh bao hàm tất cả: Cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nguồn hàng, cạnh tranh về thị trường..Điều đó đến từ các đối thủ cạnh tranh. Có người chiến thắng thì phải có kẻ chiến bại, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển buộc Công ty cũng phải chấp nhận những rủi ro mà cạnh tranh đưa lại.
Cạnh tranh công ty MICOM gặp phải ngay từ các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng như: Công ty Cổ Phần Xây dựng và Phát triển Đầu tư Hải Phịng, Cơng ty cổ phần Thương mại Mạnh Tồn, Cơng ty cổ phần MECTA… Mặc dù thị phần của công ty MICOM năm 2016 đã tăng lên đáng kể nhưng 3 công ty đối thủ trên vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp đó đều có sự đầu tư lớn cho rủi ro. Trong khi công tác quản trị rủi ro của công ty MICOM cịn yếu kém.Nếu
khơng chuẩn bị cơng tác rủi ro một cách kỹ càng, doanh nghiệp rất dễ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường trước các đối thủ có tiềm lực mạnh hơn.
Đặc biệt công ty gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,..Đây là các doanh nghiệp có các góc độ cạnh tranh khác nhau trên nhiều thị trường. Với chi phí thấp và chất lượng sản phẩm chất lượng.
Rủi ro do con người
Công ty sử dụng nguồn nhân lực trong các cơng trình xây dựng của mình, chính vì vậy, cơng tác đảm bảo an tồn lao động cho cơng nhân ln được đặt lên hàng đầu, tần suất xuất hiện rủi ro trong trường hợp này là rất cao. Rủi ro xuất hiện từ nhiều phía, nhiều đối tượng với mức độ khác nhau. Rủi ro do biến động giá cả thị trường và do yếu tố con người thường xuyên xuất hiện hơn. Thực tế, đối với một cơng ty về xây dựng thì vấn đề đầu vào nguyên vật liệu, các sản phẩm đi kèm và nhân công lao động ln đóng vai trị thiết yếu, chính vì thế việc rủi ro xuất hiện ở 2 trường hợp này cũng là điều hiển nhiên.
Rủi ro do nhà cung ứng
Công ty Cổ phần máy và xây dựng Minh Quang là doanh nghiệp xây dựng có quy mơ vừa đang trên đà phát triển, do vậy Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng và các loại hàng hóa bổ sung khác ở mức số lượng và khối lượng cũng không phải là nhỏ. Nếu một trong số các ngun liệu này biến động thì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Những sự kiện xảy ra trong môi trường của "nhà cung ứng" có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản trị của công ty. Ban lãnh đạo phải chú trọng theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng, vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua có thể phải nâng giá sản phẩm, phải nghiên cứu để đưa ra chính sách phù hợp, hoặc nếu có vấn đề làm rối loạn bên phía cung ứng thì kế hoạch sản xuất sản phẩm sẽ không kịp tiến độ, làm lỡ đơn đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với cơng ty.
2.2.2, Phân tích rủi ro
Cơng ty có sự nhận dạng rủi ro và việc phân tích rủi ro cũng đã được chú ý tới. Việc phân tích rủi ro được triển khai theo quy trình thống nhất. Cơng tác phân tích
rủi ro chủ yếu là do những bộ phận cấp dưới của cơng ty làm cụ thể là phịng kỹ thuật của cơng ty. Sau đó được trình lên Ban lãnh đạo xét duyệt và đưa ra phương hướng quản trị rủi ro cho từng loại rủi ro mà Cơng ty gặp phải. Ví dụ: Đối với rủi ro phía nhà cung cấp, Cơng ty đã tiến hành tìm kiếm và hợp tác với nhiều nhà cung cấp, đồng thời cũng phân loại ra nhà cung cấp chính, nhà cung cấp phụ để đảm bảo đầu vào nguyên vật liệu được đảm bảo. Đối với rủi ro đến từ người lao động, Công ty thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo về an toàn lao động, động viên, khích lệ tinh thần làm việc của công nhân, thắt chặt quản lý nhân sự trong thi cơng…
Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo của cơng ty có nhìn thấy tầm quan trọng của cơng tác quản trị rủi ro nhưng chưa thực sự quan tâm tới nó nên vẫn còn xảy ra rất nhiều trường hợp rủi ro khác nhau dẫn đến hợp đồng mua bán của công ty bị chậm trễ và cũng có thể là mất hợp đồng của công ty. Đặc biệt rủi ro công ty gặp phải vào năm 2015 là khi có tới hơn 26 là khách hàng và đối tác của công ty yêu cầu bảo hành thiết bị điều hịa, máy cơng nghiệp… khi họ sử dụng chưa đầy 4 tháng đã bị trục trặc và lỗi hỏng thì phịng Kỹ thuật của cơng ty có tiến hành nhận dạng rủi ro của mình xác định nguyên nhân của rủi ro và phân tích những tổn thất xáy ra với công ty. Cơng ty nhận định ngun nhân chính của rủi ro là do lỗi từ nhà cung cấp, đánh giá thấy tầm quan trọng của yếu tố này có ảnh hưởng uy tín của cơng ty nên cơng ty đã tiến hành khắc phục rủi ro này và nên phương án cho những dự án xây dựng và lắp đặt sau.
Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ yếu là do tai nạn lao động dẫn đến rủi ro khá lớn ( 6 hợp đồng mua bán gặp rủi ro khi xảy ra tai nạn lao động trong q trình vận chuyển, thi cơng lắp đặt). Nhưng rủi ro do tai nạn lao động rất khó lường trước được vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường tự nhiên hay con người, cũng có thể do hàng hóa lỗi hỏng dẫn đến tai nạn trong q trình thi cơng. Vì vậy địi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng của công tác quản trị rủi ro trong tồn bộ q trình sản xuất và vận chuyển mới có thể phịng tránh tai nạn xảy ra.
Cơng ty có thể bắt đầu phân tích về tác động của các loại rủi ro tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, thường là đối với những rủi ro đã từng xảy ra. Từ những tổn thất sẽ đi tìm hiểu theo chiều ngược lại: tìm nguyên nhận
khiến xuất hiện rủi ro, các điều kiện hoặc yếu tố tạo ra hoặc gia tăng tổn thất nếu rủi ro đó lập lại là gì.
Sau khi để cho cấp dưới tiến hành phân tích rủi ro đội ngũ giám đốc của cơng