Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần máy và xây dựng Minh Quang

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần máy và xây dựng minh quang (Trang 48 - 51)

6, Kết cấu đề tài

3.1, Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần máy và xây dựng Minh Quang

3.1, Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần máy và xây dựng MinhQuang Quang

Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới

Mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo là phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho Công ty. Đặc biệt chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân viên.

Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch của Công ty cổ phần máy và xây dựng Minh Quang

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Doanh thu 12.500 15.550 17.150

2 Lợi nhuận sau thuể 3.000 6.000 8.000

(Nguồn: PhịngKế tốn tài chính)

Để thực hiện kế hoạch kinh có hiệu quả cũng như tăng cường cơng tác quản trị rủi ro của Cơng ty trong thời gian tới thì nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên thể hiện ở các mặt:

Cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường: Tạo môi trường làm việc sạch sẽ, thơng thống đảm bảo các thơng số về tiếng ồn, nhiệt độ… đảm bảo vệ sinh, an tồn nơi làm việc.

Cơng tác triển khai dự án xây dựng: Đảm bảo tăng cường tiến độ làm việc và doanh ổn định, bền vững hiệu quả. Bố trí lao động và thiết bị khoa học đảm bảo tiến độ.

Thường xuyên quan tâm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công tác quản lý lao động, tiền lương, thưởng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ công nhân viên thông qua thu nhập của từng người, tổ chức hoạt động làm phong phú cuộc sống tinh thần của mọi người như đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể dục thể thao, hàng năm công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch.

Cơng tác giáo dục lối sống văn hóa cơng nghiệp: Giáo dục và rèn luyện mọi người lao động có kỷ luật, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, làm việc năng suất, chất lượng, tiến độ đảm bảo và đạt hiệu quả cao.

Tổ chức đào tạo chuyên môn nâng cao tay nghề cho các cán bộ nhân viên, đồng thời phổ biến kiến thức an toàn lao động và nhắc nhở thường xuyên.

Thành lập quỹ tài trợ rủi ro trong công ty để bù đắp các tổn thất bất ngờ xảy ra.

3.2, Quan điểm giải quyết công tác quản trị rủi ro

Quan điểm: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Vì vậy cần có nhận thức rõ các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Kết hợp chặt chẽ giữa mạo hiểm với tạo lập các biện pháp an toàn trong kinh doanh. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Chấp nhận rủi ro, mạo hiểm là phẩm chất, là chỉ tiêu đánh giỏ năng lực của cácc nhà quản lý. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm không cú nghĩa là liều lĩnh, bất chấp, khơng suy tính mà chấp nhận rủi ro, mạo hiểm dựa trên sự phân tích sáng tạo, nhanh nhạy, logic,… mọi tình huống xảy ra. Chấp nhận rủi ro, mạo hiểm là biết chấp nhận bỏ qua những rủi ro mà mức độ rủi ro, tổn thất ít nghiêm trọng để dành thời gian và tập trung tiền bạc cho việc kinh doanh. Chấp nhận rủi ro, mạo hiểm kết hợp với tạo lập các biện pháp an toàn hơn trong kinh doanh trờn cơ sở sự vận dụng khéo léo bối cảnh, điều kiện, lợi thế, kiến thức chuyên môn,… là con đường vững chắc tiến tới thành công.

Như vậy trong kinh doanh rủi ro đối với doanh nghiệp này nhưng lại là cơ hội cho doanh nghiệp khác vì vậy nhà quản trị hết sức thận trọng và quyết đốn.

Quan điểm: Phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro địi hỏi phải có biện pháp đồng bộ, tồn diện.

Rủi ro ln rình rập bất ngờ ở mọi lúc mọi nơi, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù biện pháp có hồn thiện đến đâu thì cũng khơng thể nào tránh được hồn tồn mọi rủi ro, tổn thất xảy ra. Vì vậy cần có biện pháp mang tính đồng bộ, tồn diện để có thể hỗ trợ nhau, bổ sung những mặt mạnh, hạn chế những yếu kém giữa các biện pháp với nhau. Theo quan điểm này, các nhà quản trị cần xem xét một cách toàn diện các nguyên nhân của rủi ro để đi đến xây dựng giải

pháp đồng bộ, triệt để trong cơng tác phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của cơng ty.

Quan điểm: “Phịng hơn chống”

Với bất cứ rủi ro, tổn thất nào xảy ra trong hoạt động kinh doanh của cơng ty cũng đều mang tính hai mặt và có tác động kép tới lợi ích của Công ty, một mặt rủi ro gây ra những thiệt hại về tinh thần, cơ hội kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Mặt khác rủi ro gây ra những thiệt hại về vật chất như chi phí khắc phục tổn thất, chi phí bảo hiểm… và nguyên nhân gây ra rủi ro khác. Do vậy, hậu quả xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty nhiều khi khơng thể tính bằng tiền bạc, khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của Công ty.

Rõ ràng, nếu nhận dạng tốt các mối hiểm họa và nguy hiểm sớm, từ đó phân tích và đánh giá tìm ra nguyên nhân, đề ra các biện pháp phịng ngừa rủi ro từ sớm thì đã giảm được phần nào xác suất rủi ro xảy ra đối với Công ty hoặc nếu có xảy ra, thì với những biện pháp đã chuẩn bị sẵn thì dễ dàng giải quyết các rủi ro và mức tổn thất sẽ được giảm tối đa.

Quan điểm : Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro dựa trên nguyên tắc hướng vào mục tiêu.

Mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo là phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho Công ty. Đặc biệt chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân viên.

Khi việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng như hiện nay thì mức độ gia tăng những của các rủi ro, tổn thất trong kinh doanh thì cơng tác quản trị rủi ro càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó. Bất cứ một rủi ro nào dù là nhỏ nhất xảy ra với công ty cũng để lại những hậu quả nhất định, phát sinh một khoản chi phí tồn tại dưới hai dạng bao gồm những chi phí thực tế: thiệt hại mất mất về mặt vật chất, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí mua bảo hiểm… và những chi phí thuộc về cơ hội: mất thời cơ kinh doanh, giảm thiểu uy tín, tổn thất về mặt tinh thân cho khách hàng. Nếu như công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp gắn

với mục tiêu cụ thể của công ty thì những chi phí cho cơng tác rủi ro có thể sẽ giảm đi, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của công ty, tạo được động lực cho công ty thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Việc hạn chế những rủi ro ngay từ mục tiêu chính là chìa khố để các cơng ty của Việt Nam có thể cạnh tranh với các cơng ty lớn trong lĩnh vực điện thoại di động.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần máy và xây dựng minh quang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)