6. Kết cấu khóa luận
2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị rủi ro của Công ty cổ phần
phần Xi măng Cẩm Phả.
2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi
2.3.1.1. Các yếu tố mơi trường vĩ mơ
- Yếu tố chính trị- pháp luật : Trước hết nước ta có một nền chính trị ổn định, an tồn, thuộc lĩnh vực xây dựng phát triển. Tuy ổn định nhưng vẫn có những thành phần bạo động, gây mất trật tự an ninh, cộng thêm nước ta có những quy định khá dài và nhiều thủ tục đối với ngành xây dựng nói riêng. Bên cạnh đó, các biến động chính trị, chỉnh sửa bổ sung các quy định về ngành và các ngành có liên quan có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bản thân XMCP khó có thể dự đốn trước.
Những tác động của yếu tố chính trị- pháp luật tuy ít có ảnh hưởng trực tiếp, gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng nhưng cũng là một yếu tố mà XMCP phải hết sức cẩn thận. Vì luật pháp thì khơng được có sai sót.
- Yếu tố kinh tế: Nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ, đang phát triển, Nhà nước cũng hết sức quan tâm đến việc hội nhập, tích cực tham gia rất nhiều hiệp hội kinh tế xuyên quốc gia,... từ đây lại có thể mang đến cho Xi măng Cẩm Phả khá nhiều rủi ro tiềm ẩn như: DN nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa để cạnh tranh dẫn đến Xi măng Cẩm Phả nói riêng sẽ phải quay lại tập trung nhiều hơn để nắm chắc thị trường trong nước, chưa kể đến chi phí xuất khẩu tăng khiến hoạt động xuất khẩu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn; tình trạng lạm phát cũng sẽ khiến cầu về nguyên vật liệu xây dựng giảm; tỷ giá lãi suất, mức thuế thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cũng như lợi nhuận của công ty;...
- Các yếu tố môi trường tự nhiên: Là một doanh nghiệp sản xuất, có vị trí gần biển, mẹ thiên nhiên là một mối hiểm họa rất lớn đối với Xi măng Cẩm Phả. Những thiên tai thì khó có thể dự báo trước mức độ nguy hiểm cũng như những hậu quả mà nó để lại. Bão, lũ là những thiên tai mà Quảng Ninh nói chung rất hay gặp phải, như vậy rủi ro đối với Xi măng Cẩm Phả ở đây có thể là hư hại nhà máy, thiệt hại về con người, thiệt hại về sản phẩm như trôi dạt, ngập nước,...
- Các yếu tố văn hóa- xã hội: Nhìn chung, đối với ngành vật liệu xây dựng, yếu tố về văn hóa- xã hội khơng có ảnh hưởng nhiều đến cơng tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các xu thế dần được ưa chuộng hiện nay như nhà gỗ, nhà lưu động,... có thể
ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ các sản phẩm của Xi măng Cẩm Phả. Đây cũng có thể coi là một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với Xi măng Cẩm Phả.
- Các yếu tố thuộc về khoa học- kỹ thuật: Hiện tại thì Xi măng Cẩm Phả là một trong những DN có hệ thống thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hiện đại nhất nước ta. Tuy nhiên, cơng nghệ phát triển khơng ngừng, để có thể theo kịp sự phát triển này lại khơng phải là dễ dàng. Rủi ro ở đây có thể là đối thủ cạnh tranh có khả năng áp dụng cơng nghệ mới tiên tiến hơn và có khả năng sản xuất thành phẩm với chất lượng cao hơn hoặc tương đương nhưng với giá thành rẻ hơn, như vậy, Xi măng Cẩm Phả sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm thị phần, mất dần khách hàng.
2.3.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mơ
- Khách hàng: khách hàng có thể là các đại lý, trung gian, thương nhân hay người tiêu dùng cuối cùng. Những nhân tố này là những người có quyền lựa chọn nhà cung cấp/ người bán này với nhà cung cấp/ người bán khác. Những rủi ro có thể có từ các nhân tố này là khơng ít như: hủy hàng, nợ tiền hàng, bán hàng kém chất lượng và lấy thương hiệu của công ty;...
- Nhà cung cấp: Các nguyên liệu như đá vôi, đất sét, than, cao silic… hầu hết đều lấy từ các vùng lân cận và doanh nghiệp trong nước. Do vậy, rủi ro lớn nhất ở đây là nguyên liệu cung cấp không đủ, tài nguyên khai thác cạn kiệt,... như vậy đặt ra cho Xi măng Cẩm Phả một nhiệm vụ là phải tìm được nhà cung cấp, vùng nguyên liệu mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Xi măng Cẩm Phả đến hiện tại là tổng công ty cổ phần công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) với những thương hiệu như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,... tuy đến hiện tại vẫn chưa có sự cố gì xảy ra do đối thủ cạnh tranh gây ra, nhưng Xi măng Cẩm Phả cũng không thể lơ là cảnh giác với ông lớn này.
2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Tài chính: Xi măng Cẩm Phả hiện tại dưới sự lãnh đạo của cổ đông lớn là Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel, là doanh nghiệp có nguồn lực tài chính khá lớn mạnh. Tuy nhiên, là công ty độc lập và hoạt động trong lĩnh vực khác với viễn thông, Xi măng Cẩm Phả vẫn phải tạo cho mình vị thế riêng, với nguồn tài chính ổn định, khả năng vay nợ tốt. Tài chính tốt sẽ giúp cơng ty có khả năng quay vịng vốn cho sản xuất dễ dàng hơn, luôn đảm bảo tiến độ, ngăn ngừa các rủi ro về thời gian hàng hóa. Bên
cạnh đó, một cơng ty có năng lực tài chính tốt sẽ giúp nội bộ ổn định hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định hơn, tâm lý cổ đông vững trãi, …
- Nhân lực: Hầu hết các rủi ro xảy đến đều do con người tác động lên. Ban giám đốc công ty chưa chú trọng đến cơng tác quản trị rủi ro chính là mối nguy dẫn đến sự khơng cảnh giác, đề phịng, khơng có các cơng tác để né tránh hay tài trợ khi rủi ro xảy đến. Tiếp đến là ý thức, trách nhiệm và nhận thức của các cán bộ công- nhân viên trực tiếp tham gia điều hành và sản xuất. Đặc thù sản xuất của Xi măng Cẩm Phả là các sản phẩm nặng, có tính chất kết dính nếu gặp dung dịch phù hợp, do vậy, nếu khơng cẩn thận, rất có thể có những rủi ro liên quan đến con người xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ngân sách của công ty để giải quyết hậu quả sau sự cố.
- Nhận thức của ban lãnh đạo công ty: Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị là cơ quan đầu não của cả một công ty. Nhận thức về quản trị rủi ro của các ban ngành này nếu chưa đủ tốt, sẽ đưa ra những quyết định chiến lược phát triển mạnh bạo nhưng chứa đầy rủi ro. Mà các rủi ro này có thể sẽ đánh bại lại tầm nhìn đẹp đẽ mà các nhà quản trị gây dựng nên, tuy nhiên cũng có thể là những rủi ro mà trong chúng lại tiềm tàng nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ