Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH nam san (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu khóa luận tớt nghiê ̣p

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Nam San

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả mà Công ty TNHH Nam San đã đạt được thì cũng có những hạn chế vẫn còn tồn tại ở Công ty trong những năm qua để từ đó có những biê ̣n pháp khắc phục:

Thứ nhất, tuy đã thực hiện hoạt động nhận dạng rủi ro nhưng chỉ dừng lại tịa

công tác tổng hợp theo báo cáo từ các bộ phận mà không có một hệ thống theo dõi, ghi chép một cách hoàn chỉnh. Công ty chưa nhâ ̣n thức được hết những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt đô ̣ng sản xuất, kinh doanh của mình đồng thời hoạt động nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai cũng chưa được quan tâm.

Thứ hai, mỗi khi rủi ro xảy ra ở bộ phận nào thì bộ phận đó tự xử lí và ghi chép

lại chứ không được xử lí theo một quy trình cụ thể, từ đó tạo ra tính không đồng nhất trong việc giải quyết rủi ro.

Thứ ba, trong công tác kiểm soát rủi ro tuy hàng năm có thực hiện các hoạt động

đào tạo, huấn luyện nhân viên nhưng hiệu quả của các hoạt động trên là chưa được cao, ý thức của nhân viên trong công tác bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy chưa tốt, việc thực hiện các biện pháp bảo hộ chỉ mang tính chất hình thức.

Thứ tư, trong công tác tài trợ rủi ro, việc chi các khoản tài chính cho công tác này

còn thấp, chủ yếu dành cho công tác mua bảo hiểm cho nhân viên và tài sản, quỹ trích lập cũng chỉ được trích với tỷ lệ thấp so với nguồn vốn hiện có của Công ty.

2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại

Thứ nhất, trình đô ̣ chuyên môn của công nhân viên trong công ty còn thấp, chưa

nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro. Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro là chưa cao.

Thứ hai, do khoản tài chính dành cho công tác quản trị rủi ro còn thấp nên việc có

thể chi tiền thực hiện việc nâng cao chất lượng trang thiết bị, bảo hộ lao động chưa cao.

Thứ ba, Nam San chưa xây dựng được một chính sách giá hợp lý, rất dễ bị động

khi tình hình giá phôi thép hoặc giá thép trên thế giới thay đổi.

Thứ tư, do chưa có một bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt và chưa xây dựng được

quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho toàn doanh nghiệp nên vấn đề giải quyết rủi ro thường mà “mạnh ai lấy làm”, xảy ra ở bộ phận nào thì giải quyết theo ý kiến của bộ phận đó, không đồng nhất. Hơn nữa, việc không có bộ phận quản trị rủi ro riêng cũng khiến cho công tác nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai gặp nhiều khó khăn, khiến doanh nghiệp trở lên thụ động mỗi khi có rủi ro xảy ra, đặc biệt là các rủi ro đến từ biến động của thị trường.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH NAM SAN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH nam san (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)