6. Kết cấu khóa luận tớt nghiê ̣p
3.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Cơng
3.3.1. Các giải pháp
3.3.1.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác nhận dạng rủi ro
Như đã phân tích, hiện nay công tác nhận dạng rủi ro tại Công ty TNHH Nam San mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp các báo cáo do các bộ phận báo về và bước đầu xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro. Để hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro, Công ty cần thực hiện môt số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường.
Một rủi ro thường gặp của hầu hết các doanh nghiệp thép nước ta chính là rủi ro do giá phôi thép thế giới luôn lên xuống thất thường khiến cho các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác mua hàng cũng như xây dựng một chính sách giá phù hợp. Ngoài ra, hiện nay với sự xâm nhập tràn lan của các loại thép giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh của các doanh nghiệp thép. Nhận thức được điều này, Nam San nên có những biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường, bán sát được diễn biến, tình hình lên xuống của giá phôi thép cũng như có thể dự đoán, tiên lượng một cách chính xác nhất các xu hướng của giá phôi thép thế giới. Cùng với đó, Công ty cũng nên có những nghiên cứu sâu hơn về sự xâm nhập của thép Trung Quốc để có thể nhận biết được hiện nay các mặt hàng nào của Công ty đang phải cạnh tranh với thép Trung Quốc, từ đó có các biện pháp đối phó kịp thời.
Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của nhà quản trị trong công tác nhận dạng rủi ro.
Với tư cách là nhà quản trị, là người dẫn dắt và điều hành công ty, nhà quản trị phải là người đi đầu trong công tác nhận dạng rủi ro để từ đó có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.Tuy nhiên, hiện nay tại công ty, mỗi khi có rủi ro xảy ra tại bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ phụ trách ghi chép và báo cáo lại cho Ban lãnh đạo, từ đó có thể thấy việc nhận dạng rủi ro được các nhà quản trị tiếp nhận rất bị động, không có sự nhìn nhận từ trước đó. Vì vậy, các nhà quản trị của Nam San nên chủ động hơn, tích cực hơn nữa trong việc nhận dạng rủi ro, nên nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng thị trường để có thể nhận ra các rủi ro có thể xảy ra với Công ty của mình và có những biện pháp giải quyết phù hợp.
3.3.1.2. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác phân tích rủi ro
Hiện nay, công tác phân tích rủi ro của Công ty TNHH Nam San chưa được quan tâm thực hiện một cách xứng đáng khi mới dừng lại ở việc xác định nguyên nhân và các thiệt hại, tổn thất xảy ra. Để có thể hoàn thiện công tác phân tích rủi ro, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt để có thể thực hiện các cơng việc của cơng tác quản trị rủi ro một cách chính thức và có hiệu quả.
Đặc biệt là trong cơng tác phân tích rủi ro, nếu như có bộ phận chuyên trách với các nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm về công tác quản trị rủi ro thì việc phân tích các rủi ro và thiệt hại đã xảy ra, xác định được các nguyên nhân sâu xa cũng như các mức độ thiệt hại chính xác của các rủi ro thì hiệu quả của phân tích rủi ro sẽ được nâng cao rất nhiều. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Thứ hai, Công ty nên xây dựng một bảng đánh giá các rủi ro với các tiêu chuẩn đánh giá hợp lí để xây dựng và đánh giá được các nhóm rủi ro thường xảy ra và cá thiệt hại mà chúng gây ra cho công ty.
Việc xây dựng bảng đánh giá với các tiêu chuẩn trên sẽ giúp Nam San phân loại được các rủi ro vào các nhóm khác nhau, từ đó có các biện pháp xử lí cũng như có sự ưu tiên trong việc kiểm soát và tài trợ đối với các nhóm rủi ro khác nhau. Các tiêu chuẩn để xây dựng có thể là: Mức độ thiệt hại mỗi lần xảy ra rủi ro, số lần xảy ra rủi ro trong một năm, các công tác bị ảnh hưởng khi có rủi ro xảy ra, rủi ro xảy ra có làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của công ty hay khơng,..
3.3.1.3. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm soát rủi ro.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của công nhân viên trong Công ty.
Như đã thấy, do hầu hết công nhân viên của Nam San có trình độ chỉ là lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông (tỷ lệ tương ứng là 62% và 6%) và tuổi đời thấp (trung bình 29,6 tuổi) chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Vì vậy mà họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khá miễn cưỡng. Nếu như có thể nâng cao được nhận thức của công nhân viên, giúp họ nhận ra kiểm soát rủi ro không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn cho chính mình, họ sẽ có ý thức để thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro như
mặc trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng máy móc nghiêm chỉnh và có hiệu quả hơn.
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên trong các đợt đào tạo hàng năm.
Hàng năm, Nam San đều tổ chức hai lần đào tạo nhân viên về các công tác bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy,... Tuy có thực hiện nhưng hiệu quả công tác này còn chưa cao, các công nhân viên tham gia chỉ mang tính chất hình thức, nội dung các buổi đào tạo mang tính rập khuôn, sáo rỗng, ít có sự thay đổi qua các năm,... Để có thể nâng cao hiệu quả đào tao, Công ty nên tiến hành các biện pháp như: đổi mới các nội dung đào tạo, đưa ra thêm các tình huống rủi ro mới có thể xảy ra và cho nhân viên thực hành các biện pháp khắc phục rủi ro khi có rủi ro xảy ra.
Thứ ba, thực hiện các biện pháp khích lệ, động viên các phịng ban, các cá nhân tham gia tích cực vào công tác kiểm soát rủi ro.
Công ty có thể thực hiện các biện pháp khích lệ bằng tài chính như thưởng cho phòng, ban nào ít gặp sự cố nhất trong năm hoặc các biện pháp đãi ngộ phi tài chính như tổ chức tham quan, du lịch. Các biện pháp trên không những khích lệ nhân viên thực hiện tốt công việc, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn có giúp các nhân viên có tinh thần, thái độ làm việc tốt trong công việc.
Thứ tư, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trong kho dự trữ của Công ty.
Theo Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty số lượng hàng hóa bị giảm giá chiếm giá trị 41,518 triệu đồng, hàng bán bị trả lại do không đúng chất lượng kỹ thuật (thép bị han rỉ, hoen ố, cong vênh,...) là 5168,037 triệu đồng. Như vậy có thể thấy, công tác bảo quản dự trữ hàng hóa của công ty gặp khá nhiều vấn đề, việc bảo quản không tốt đã gây ra tình trạng han rỉ, hoen ố, giảm chất lượng sản phẩm của Công ty. Nam San nên đầu tư tăng cường các cơ sở vật chất của kho như máy tạo gió từ 5 máy hiện nay lên 10 máy, máy kiểm soát độ ẩm (từ 3 máy lên 7 máy), đổi mới các thiết bị làm sạch môi trường (thay lại toàn bộ các thiết bị quét dọn, lọc khí,...). Cùng với đó, Công ty nên tăng cường các công tác kiểm tra kho hàng tháng từ việc kiểm tra kho một tháng một lần lên thành một tháng hai lần để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
3.3.1.4. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác tài trợ rủi ro.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro là:
Hiện nay, Công ty mới chỉ xây dựng quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho chứ chưa xây dựng được quỹ dự phòng tài chính khác như về tài sản, về con người. Mặt khác, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới được trích lập với tỷ lệ 1% lợi nhuận sau thuế, là một tỷ lệ thấp so với mức độ rủi ro về hàng hóa của Công ty. Vì vậy. Nam San cần xây dựng thêm các quỹ dự phòng về tài sản, con người cũng như tăng tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho từ 1% lên 3% để có nguồn tài chính cần thiết mối khi có rủi ro xảy ra.
Thứ hai, tăng cường việc mua các gói bảo hiểm cho tài sản.
Công ty TNHH Nam San hiện nay đã và đang thực hiện đầy đủ việc mua các bảo hiểm dành cho nhân viên bao gồm Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác mua bảo hiểm cho tài sản, Công ty mới chỉ mua bảo hiểm gói Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Gói bảo hiểm này chỉ áp dụng trong trường hợp xảy ra cháy nổ mà không dùng cho các trường hợp do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu hoặc các rủi ro khác. Vì vậy, đề xuất lựa chọn Gói bảo hiểm Tài sản dành cho khối doanh nghiệp của Liberty Insurance.
Thứ ba, tăng cường các điều kiện hợp đồng để tránh các rủi ro do vi phạm hợp đồng.
Do điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng thép trong quá trình bảo quản và vận chuyển, các sản phẩm của Công ty rất dễ bị quy kết chất lượng không đúng như quy định của hợp đồng, có thể bị trả lại hoặc phải giảm giá hàng bán để có thể bán được lô hàng đó đi. Nam San trong quá trình đàm phán với các đối tác nên có thêm các điều kiện về chất lượng sản phẩm như phần trăm số lượng sản phẩm không đạt chất lượng cho phép, miễn truy cứu trách nhiệm đối với các trường hợp hàng không đúng kỹ thuật do điều kiện khí hậu hoặc trong quá trình vận chuyển bị chậm, gián đoạn, hư hỏng do thời tiết,... để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra.