Phân tích nội dung hồi thứ

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (1) (Trang 35 - 38)

1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

* Hành động mạnh mẽ, quyết đoán

- Tiếp được tin báo “ Giận lắm, họp tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay…” - Mất cả vùng đất đai rộng lớn từ quan ải đến Thăng Long không hề nao núng.

- Làm nhiều việc lớn trong 1 tháng : “ tế cáo trời đất”, lên ngơi hồng đế, “ đốc suất đại binh ra bắc

gặp gỡ người cống sĩ huyện La Sơn”, tuyển mộ kế hoạch hành quân, đánh giặc & cả kế hoạch đối phó với nhà

Thanh sau chiến thắng.

à Luôn là người hành động một cách xơng xáo, nhanh gọn có chủ đích, quả quyết.

* Trí tuệ sáng st, nhạy bén.

- Sáng suốt trong việc lên ngôi. Trước biến cố lớn của đất nước, Nguyễn Huệ lên ngơi là điều cần thiết để chính vị hiệu, yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, tập hợp sức mạnh đoàn kết để đánh đuổi giặc Thanh. - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lựoc ta - địch

+ Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, QT đã : khẳng định chủ quyền của dân tộc ta “ Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”, và tố cáo dã tâm của giặc: “ Người phương băc …. bụng dạ sẽ khác”, “ Giết hại ND…”.

+ QT đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng việc nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm của cha ông tự ngàn xưa: “Đời Hán … đuổi quân Hán…” + QT đã dự kiến việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê thay lịng đổi dạ với

mình nên ơng đã có lời dụ qn lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: „ Các người đều là những kẻ có lương

tri, hay lên cùng ta hiệp lực để dựng lên cơng lớn. Chớ có ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc, không trừ một ai“

à Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú sâu xa, có tác động kích thích lịng u nước & truyền thống quật cường của DT.

- Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán dùng người, ân uy đúng mực.

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của QT với Sở và Lân, ta thấy rõ: ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng là thì “quân thua chém tướng” song Quang Trung rất hiểu năng lực

của họ: do biết lực lượng chưa địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Do vậy tướng Sở và Lân khơng bị trừng phạt mà cịn được ngợi khen.

+ Đối với Ngơ Thì Nhậm, ơng đánh giá rất cao và sử dụng như một quân sư đa mưu túc trí. Việc lui về lập phòng tuyến Tam Điệp là do Nhậm chủ mưu, ơng đã tính đến việc dùng Nhậm đem lời lẽ khéo léo để dẹp yên việc binh đao.

* Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa

- Mới khởi binh đã khẳng định chiến thắng: “ Phương lược tiến đánh đã có sẵn… chẳng qua mươi ngày có

thể đuổi được người Thanh”

- Ngay cả khi ngồi trên lưng voi trước trận đánh, Quang Trung đã chuẩn bị kế hoạch cho mười năm sau: ttính sẵn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với nước lớn

à.Tầm nhìn chiến lược của 1 nhà chính trị văn hố, một đấng minh quân u chuộng hồ bình, ý chí

quyết thắng. * Tài dụng binh

- Chuẩn bị xuất quân chu đáo: 24/11 Văn Tuyết vào Phú Xuân., 25 tháng chạp xuất quân. Ttrong 1 tháng quyết định phương lược, chiêu mộ quân, làm lễ lên ngôi…

- Hành quân thần tốc: 25 chạp ở Phú Xuân, 1 tuần lễ sau đến Tam Điệp, đến 30 chạp “ lập tức lên

đường”, tiến quân ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ, vừa hành quân, vừa đánh giặc, đội ngũ vẫn chỉnh tề.

Khơng phải là một bậc kỳ tài thì khơng thể làm nổi, đó chính là điều kỳ diệu của Quang Trung. - Tiến cơng thần tốc bí mật, bất ngờ, táo bạo, thắng lợi giịn giã:

+ Trận sơng Gián:Bắt sống hết qn giặc khơng để chạy thốt à bí mật

+ Trận Hà Hồi: Vây kín làng, “ bắc loa truyền gọi, quân lính luân phiên dạ ran, làm cho lính đồn ai nấy rùng rợn”

+ Trận Ngọc Hồi: Lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận chữ nhất” làm cho quân Thanh “ bỏ chạy tán loạn…” + 5 Tết vào Thăng Long

Đội quân không phải thiện chiến, phải hành qn cấp tốc, khơng có thì giờ nghỉ ngơi vậy mà dưới sự chỉ huy của vua QT những trận đánh thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù. Điều đó khẳng định QT là bậc kỳ tài trong việc dụng binh

* Hình tượng người anh hùng trong chiến trận.

- Vua QT thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa, ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự; hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh 1 mũi tấn cơng, cưỡi voi đi đốc thúc, xơng pha trận mạc, bày mưu tính kế

- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã có những trận thắng thật đep, thắng áp đảo kẻ thù.

- Khí thế quân đội của vua QT làm kẻ thù khiếp víá: “ Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất

lên” . Và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa lẫm liệt: Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai,

trong khói toả mù trời của súng đạn, nổi bật hình ảnh nhà vua “ Cưỡi voi đi đốc thúc” vào Thăng Long, tấm áo bào đỏ của vua đã sạm đen khói súng.

 Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách quả cảm mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt

nhạy bén, tài dụng binh như thần, người tổ chức & linh hồn của những chiến công vĩ đại.

Quang Trung đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt, một tượng đài bất hủ trong văn học cổ dân tộc.

1. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê

a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.

- TSN kiêu căng, tự mãn, chủ quan… - Khi quân TS tiến công:

+ Tướng: bạc nhược bất tài. SNĐ: thắt cổ tự vẫn, TSN: “ sợ mất mật, ngựa khơng kịp đóng n, người

khơng kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao”

+ Quân: Ô hợp thảm bại, lúc lâm trận “ Rụng rời sợ hãi, hoảng hồn tan tác bỏ chạy”,” tranh nhau qua

cầu sang sơng…”, “ Nước sơng Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn

à Miêu tả khách quan với nhịp điệu nhanh, mạnh thể hiện niềm hả hê trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

b. Số phận vua tôi nhà Lê.

- Vì lợi ích riêng đặt đất nước vào nạn ngoại xâm, chịu mọi sỉ nhục à Khơng có tư cách của bậc quân vương.

- Chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa thái hậu ra ngồi, chạy bán sống bán chết, mấy ngày khơng ăn. Đuổi kịp TSN chỉ cịn biết nhìn nhau than thở, ốn giận

chảy nước mắt.

à Miêu tả với nhịp điệu chậm, âm hưởng có phần ngậm ngùi chua xót về số phận của vua Lê.

E. Luyện tập viết đoạn

Bài tập 1: - Vì sao các tác giả là những người thuộc triều đình nhà Lê, có cảm tình với vua Lê mà

vẫn xây dựng hình tượng đẹp về vua Quang Trung? Cảm hứng nào chi phối ngòi bút của tác giả?

Gợi ý:

-Các tác giả là những người cầm bút có lương tri, có ý thức tơn trọng lịch sử. Sống giữa những biến động của thời đại, họ nhận thấy sự thối nát , hèn kém của vua Lê chúa Trịnh, đồng thời cũng không thể phủ nhận được công lao cũng như tài năng của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Các tác giả là những người tiến bộ, họ đã vượt lên khỏi định hướng giai cấp, vượt ra khỏi chỗ đứng giai cấp để phản ánh hiện thực về Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Các tác giả là những người yêu nước, họ tự hào về chiến công lẫy lừng của vua QT cũng là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Truyền thông độc lập tự cường ngàn năm của dân tộc đã rực sáng lên trong trí tuệ và thổi bùng lên nhiệt tình trong tâm tư người viết. Cảm hứng ngợi ca dâng trào.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích: “Qn Thanh sang ...... khơng nói trước „

a. Những lời trên QT nói ở đâu?

b. Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?

c. Đọc đến hai câu cuối, em liên tưởng thấy giống như những lời văn tong bài nào của văn học cổ? Doai viết? Mục đích viết? ai viết? Mục đích viết?

d. Đoạn văn gồm mấy ý chính? Đó là những ý gì?

Gợi ý:

a. Đó là lời phủ dụ qn lính ở Nghệ An

b. Đoạn văn giống với thể loại Hịch trong văn học cổ

c. Hai câu cuối khiến ta liên tưởng tới những lời văn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Mục đích viết: kêu gọi quân sĩ học tập Binh thư yếu lược để đánh giặc Ngun – Mơng

d. Nội dung gồm 5 ý chính:

- Xác định chủ quyền độc lập của dân tộc.

- Tố cáo tội ác và âm mưu của người phương Bắc đối với dân tộc ta - Nêu truyền thống đánh giặc ngoại xâm cả dân tộc ta.

- Âm mưu chiếm nước ta của nhà Thanh.

- Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với vua Quang Trung.

Bài tập 3: Trong Hồi thứ 14 có đoạn viết: “ ... Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván ...

máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại

b. Đoạn trích cho em hiêu gì về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ?

Gợi ý:

a. Nghệ thuật đặc sắc: trần thuật diễn biến sự việc; trần thuật xen lẫn miêu tả: tả việc làm, tả hình ảnh Quang Trung, tả quân sĩ Quang Trung, quân Thanh, không gian chung của trận đánh.

b. Đoạn trich cho ta hiểu:

- Nguyễn Huệ là người có tài thao lược, sáng tạo ra phương tiện độc đáo để chiến đấu.

-Là vị tướng có tài tổ chức trân đánh : bố trí qn lính, lúc thì sử dụng binh khí, lúc thì đánh giáp lá cà - Quang Trung không những là một vị tướng có taifmaf cịn là người anh hùng trực tiếp xơng pha chiến trận từ lúc bắt đầu trận dánh cho đến khi kết thúc trận đánh.

Bài tập 4: “ Các người đem thân thờ ta … sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy” Quang Trung

đã nói những lời nói ấy với ai? ở đâu, trong hồn cảnh nào? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung qua những lời nói trên?

Gợi ý: Quang Trung là người sáng suốt trong việc ét đốn bề tơi…

Bài tập 5: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống

được miêu tả như thế nào? Cùng là cuộc tháo chạy nhưng cách miêu tả khác nhau ra sao?

Gợi ý:

* Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

- Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau ….. - Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật …. Hướng bắc mà chạy

- Quân sĩ các doanh trại nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy … Nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn” à Miêu tả khách quan, chính xác chân dung kẻ cướp nước, hàm chứa trong đó vẻ hả hê sung sướng

của những người thắng trận. Cả đội quân trước đây hùng hổ, huênh hoang, ngạo mạn giờ đây xộc xệch, bấn loạn, dẫm đạp lên nhau chạy trốn. Quả là sự thảm bại nhục nhã.

* Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

- Vì lợi ích riêng đặt đất nước vào nạn ngoại xâm, chịu mọi sỉ nhục à Khơng có tư cách của bậc quân vương.

- Chịu chung số phận thảm hại. à Đường đường là vua của một nước nhưng tự biến mình thành kẻ thù cả cả dân tộc, cuối cùng phải trả giá.

à Miêu tả với nhịp điệu chậm, âm hưởng có phần ngậm ngùi chua xót về số phận của vua Lê.  Sở dĩ có sự khác biệt đó bởi các tác giả là cựu thần nhà Lê nên khơng khỏi ngậm ngùi chua xót trước ngày tàn của một triều đại.

Bài tập 6: Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, trình bày cảm nhận của em về trí tuệ

nhạy bén sáng suốt của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thể hiện trong Hồi thứ 14 của Hồng

Lê nhất thống chí.

Gợi ý:

*Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc & thế tương quan chiến lựoc ta - địch

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (1) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w