Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài chống Mĩ, ghi rõ tên tác giả?

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (1) (Trang 97 - 99)

- Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể

c. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài chống Mĩ, ghi rõ tên tác giả?

Gợi ý :

a. Ông Sáu phải chịu đựng quá nhiều sự hi sinh, mất mát : chiến tranh khiến cho ông mang một nỗi đau về thể xác và trong những ngày phép ngắn ngủi ở nhà, ông lại phải chịu thêm nỗi đau tinh thần do bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông là cha, khơng gọi một tiếng «ba» mà ơng hằng khao khát suốt 8 năm trời.

- Trong buổi sáng trước giờ phút ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi «ba» và tiếng kêu như tiếng xé, rồi «nó vừa kêu vừa chạy

thót lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó», «Nó hơn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, «hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đơi vai nhỏ bé của nó run run». Như vậy, cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi. Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hơn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

- Thì ra trong đêm về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.

=>Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ơng Sáu phải chia tay, có người khơng cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

b. Truyện được trần thuật theo lời của ông Ba- người bạn ơng Sáu, nhân vật «Tơi», người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện : « tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là

tiếng «ba» mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng «ba» như vỡ tung ra từ đáy lịng nó». Lịng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ơng «bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim».

=> Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. (VD: trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, «cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh»)

c. Kể tên hai tác phẩm:

1. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. 2. Truyện «Những ngơi sao xa xơi» của Lê Minh Khuê

Câu 5: Sau khi đọc xong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh?

Gợi ý:

a. Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình u thương

cha (tuy có phần ương ngạnh, bướng bỉnh).

- Sự ương ngạnh của bé Thu thể hiện ở việc dứt khốt khơng chịu nhận ông Sáu là cha. Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhật, xa cách.

+ Nghe gọi, con bé giật mình, trịn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng… khi ơng Sáu đến gặp lặp đi lặp lại: ba đây con! Thì nó lạ q, mặt bỗng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ơng ??? (vẫn im lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!

+ Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một thực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh bất cần… Ông càng chiều thương, nó càng lảng ra. Ơng càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lịng con, nó càng cố tình cự nự. (Dẫn chứng: lúc cơm sơi một mình nó bé, khơng thể tự nhấc nổi để chắt nước, nó sẽ phải cầu cứu người lớn giúp đỡ, người đọc cứ ngỡ rằng nó sẽ phải chịu thua, khơng thể chiến tranh lạnh được nữa – nó buộc phải gọi ba… Nhưng khơng. Nó vẫn khơng chịu cất lên cái tiếng mà ba nó từng mong mỏi. Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh, bất cần – tự mình làm lấy cơng việc nguy hiểm và q sức. Nghĩa là nó khơng chịu nhượng bộ…)

+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuống kêu rộn ràng thật to.

- Sự ương ngạnh của bé Thu hồn tồn khơng đáng trách mà cịn có phần đáng yêu. Đó là phản ứng tâm lý hồn tồn tự nhiên của một đứa trẻ có cả tính mạnh mẽ. Trong hồn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó cịn q bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng khơng ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó khơng tin ơng Sáu là ba chỉ vì trên mặt ơng Sáu có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Cơ bé khơng tin thậm chí cịn ngờ vực. Cơ bé khơng dễ tin người khác cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lịng mình thì cơ bé chưa chịu thông. Phản ứng tâm lý của em là hồn tồn tự

nhiên, nó cịn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Chính cái thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha – người trong tấm hình chụp chung với má em, một tình yêu chân thực, sâu sắc và mãnh liệt.

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ phút ơng Sáu phải đi xa thì thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột, thay đổi hồn tồn. Nó đã dành cho ba một tình cảm thật mãnh liệt. Nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Giờ đây người cha sắp phải đi xa, xe mẹ, xa con và tiếp tục cuộc đời người lính gian khổ. Lần đầu tiên, Thu cất tiếng gọi “Ba” và tiếng kêu như tiênég “xé”, khơng cịn là tiếng kêu biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình u thương ruột thịt. Rồi nó vừa kêu vừa chạy xơ tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó, nó hơn lên ba nó cùng khắp, hơn cả vết thẹo dài trên má như để nhận lỗi. Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được ba nó, nó dang cải hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đơi vai nhỏ bé của nó run run. Thì ra trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Giờ đây cô mới vỡ lẽ ra người cha của cô thật đẹp và thật anh hùng. Cô bé không chỉ yêu cha, thương cha mà còn tự hào về cha.

- Qua biểu hiện tâm lý và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy đó là cơ bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khốt, rạch rịi. Ở Thu cịn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc.

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (1) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w