- Cần nghiên cứu các giải pháp phát triển cơng tác TLH trường học trong đó chú ý đến vấn đề định biên cho vị trí làm việc cơng tác TLH trường học bởi đây là nhân sự làm việc ở môi trường học đường, đáp ứng nhu cầu về tâm lý khơng chỉ là HS mà cịn các đối tượng khác. Việc giải quyết vấn đề nhân sự khơng chỉ có Bộ chủ quản mà quan trọng là các lãnh đạo địa phương nhất là các Sở ngành có liên quan như: nội vụ, lao động, thương binh và xã hội, giáo dục và đào tạo.
- Cần quan tâm đến vấn đề đánh giá thực trạng đội ngũ làm công tác TLH trường học cũng như lĩnh vực có liên quan (tên gọi tương tự: TVHĐ, tư vấn tâm lý trong trường phổ thông, CTXHHĐ...) và nhu cầu về nhân lực để tiến hành dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng. Cần đầu tư nguồn lực, tạo điều kiện cho đội ngũ đã và đang làm công tác này (chuyên trách và kiêm nhiệm công tác TVHĐ) tham gia học tập nâng cao trình độ nhất là văn bằng cử nhân TLH trường học.
- Tiến hành đề xuất và đặt hàng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đào tạo nguồn nhân lực về Tâm lý học trường học chính quy trong bối cảnh hiện tại theo các chủ trương, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và đào tạo. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành điều nghiên việc đề xuất, đặt hàng, hợp đồng đào tạo và sử dụng, khai thác nguồn nhân lực này theo quy định.
- Chỉ đạo quản lý hệ thống công tác TLH trường học trong bối cảnh mới, xác định tổ chức hệ thống chuyên trách về cơng tác TLH trường học nói chung, đánh giá việc ứng dụng mơ hình cơng tác TLH trường học, mơ hình TVHĐ và có những đề xuất, kiến nghị cụ thể cho địa phương.
- Tìm hiểu các biện pháp xã hội hóa cho cơng tác TLH trường học để chuẩn bị thực thi công cuộc đổi mới nền giáo dục quốc gia đặc biệt là bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 ở Việt Nam.