1. Kiến thức về văn học sử. 2. Kiến thức về lí luận văn học.
3. Kiến thức về kiểu bài so sánh văn học.
4. Một số tác phẩm văn học ngồi chương trình.
B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trƣng của chuyên đề
1. So sánh các văn bản
Đây là trường hợp đề bài yêu cầu học sinh phân tích các văn bản trong thế đối sánh v i nhau. Đề bài có thể khơng trực tiếp u cầu so sánh, nhưng khi làm bài, học sinh phải chú ý hư ng t i mục tiêu so sánh đó. Các văn bản so sánh có thể là các tác phẩm trọn vẹn, cũng có thể là các đoạn trích.
Cảm nhận của em về hai bài thơ sau:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Hồ Chí Minh, Rằm tháng Giêng, Ngữ văn 7, tập 1– NXBGD Việt Nam, 2012)
Ví dụ 2:
Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), nhà thơ í Bạch viết:
Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương
(Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012) Trong bài thơ Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh viết:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỡi nước nhà
(Ngữ văn 7, tập 1 – NXBGD Việt Nam, 2012) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai bài thơ trên.
Ví dụ 3:
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Ngày hơm sau, ồn ào trên bến đỡ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt Nam, 2012)
2. So sánh một hình ảnh, một khía cạnh nội dung tư tưởng hoặc bút pháp nghệ thuật… trong các văn bản.
Thực chất đây là một dạng nhỏ của dạng so sánh các văn bản, nhưng đề bài yêu cầu cụ thể về phương diện so sánh, vấn đề so sánh. Các văn bản cần so sánh có thể là hai, cũng có thể là một nhóm văn bản.
Ví dụ 1:
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nơng dân trư c Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm: Lão
Hạc (Nam Cao) và Làng (Kim Lân).
Ví dụ 2:
Cảm nhận về nét đẹp ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Ví dụ 3:
Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật).
Ví dụ 4:
Khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trư c 1945 qua hai đoạn thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
(Thế ữ, Nhớ rừng, Ngữ văn 8, tập 2 – NXBGD Việt Nam, 2012)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi! Ngột làm sao, chết uất thơi
Con chim tu hú ngồi trời cứ kêu!
Ví dụ 5:
Trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình qua các tác phẩm: Bếp
lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mây và sóng (R.Ta-
go).