Hƣớng dẫn cách làm dạng bài so sánh văn học I Một số vấn đề lƣu ý về dạng bà

Một phần của tài liệu CHUYEN đề NLVH 2020 ST (Trang 34 - 37)

I. Một số vấn đề lƣu ý về dạng bài

1. Khái quát dạng bài so sánh văn học

- Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba l p nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn” . Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một dạng bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xi…. Trong chun đề này chúng ta nghiên cứu vấn đề ở góc nhìn thứ ba.

- So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Dạng bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tơi trữ tình, vẻ đẹp nghệ thuật,… Q trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái văn học khác nhau.

- Mục đích cuối cùng của dạng bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các văn bản, các tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng văn bản; thấy được vẻ đẹp riêng của từng văn bản; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Khơng dừng lại ở đó, kiểu bài này cịn góp phần hình thành kĩ năng đánh giá, lí giải

nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết đối với người học văn, nhất là học sinh giỏi.

2.Quy trình và cách làm bài dạng bài so sánh văn học 2.1. Quy trình

- Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau như: ngơn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng...

- Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bư c này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Khi nhận xét về điểm giống và khác nhau, giáo viên cũng cần định hư ng cho các em tìm trên các bình diện để so sánh như :

+ Thời đại, hoàn cảnh ra đời + Đề tài, chủ đề

+ Nội dung tư tưởng + Đặc sắc nghệ thuật

+ Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả.....

Nếu các em đối chiếu hai đối tượng (văn bản) được so sánh trên các bình diện trên để khái quát vấn đề, chắc chắn các em sẽ tìm thấy điểm giống và khác nhau. Vì người ra đề thi dạng so sánh thường dựa trên những vấn đề có liên quan tới nhau để ra đề.

- Tiếp theo là đánh giá, nhận xét và có thể lí giải ngun nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này địi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục. Đây là một luận điểm khó nhất trong bài viết.

2.2. Cách thức làm bài

Đứng trư c một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với dạng đề so sánh văn học, dù là so sánh hai chi tiết, hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thơng thường có hai cách:

a. Phân tích theo kiểu nối tiếp:

Với cách này, người viết cần lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.

Mơ hình khái quát của kiểu bài này như sau:

*Mở bài:

- Dẫn dắt

*Thân bài

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, đặc biệt là thao tác lập luận phân tích)

- Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai (bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận đặc biệt là thao tác lập luận phân tích)

- Đánh giá nâng cao:

+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bư c này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)

+ ý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học...

*Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Những liên hệ mở rộng

Tuy nhiên với cách làm này, học sinh cũng có thể triển khai theo các bước

sau (Phần thân bài):

- Phân tích những điểm chung của các đối tượng so sánh - Phân tích những điểm riêng của từng đối tượng so sánh - Đánh giá nâng cao (bình giá, so sánh, lí giải...)

b. Phân tích song song :

Với cách làm này, người viết cần song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Tức là tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản để chứng minh. Cách này hay nhưng khó, địi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề. Mơ hình khái qt của kiểu bài này như sau: *Mở bài

- Dẫn dắt

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

*Thân bài

- Điểm giống nhau

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm .....

- Điểm khác nhau

+ Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm .....

*Kết bài

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Những liên hệ mở rộng.

Mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ hoặc thêm một phần nào đó cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

Một phần của tài liệu CHUYEN đề NLVH 2020 ST (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w