1.4.3 .Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
3.1. Một số giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả của TTCK Việt Nam
3.1.7. Triển khai nghiệp vụ bán khống
Ban hành quy định về hướng dẫn triển khai nghiệp vụ bán khống .
Tại khoản 9, điều 71, Luật chứng khốn quy định nghĩa vụ của cơng ty chứng khoán là “thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khốn khi khơng sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ tài
chính”. Như vậy, Luật chứng khốn khơng cấm bán khống, mà chỉ yêu cầu phải làm theo hướng dẫn của Bộ tài chính, nhưng từ khi Luật chứng khốn có hiệu lực cho đến nay, Bộ tài chính chưa có một hướng dẫn cụ thể nào để triển khai nghiệp vụ này. Vì thế để có thể triển khai nghiệp vụ bán khống trên thị trường, trước hết Bộ tài chính cần phải ban hành quy định hướng dẫn nhằm tạo một hành lang pháp lý, một “luật chơi” rõ ràng cho hoạt động bán khống trên thị trường. Các quy định cụ thể như:
- Điều kiện để một tổ chức được cung cấp dịch vụ bán khống cho các nhà đầu tư. Tổ chức có thể đứng ra cung cấp dịch vụ bán khống cho nhà đầu tư có thể là những cơng ty chứng khốn đáp ứng các yêu cầu như: Đã thực hiện hoạt động môi giới chứng khốn trong một vài năm, khơng xảy ra các vi phạm bị các cơ quan nhà nước xử phạt trong thời gian nhất định trước đó; có kết quả hoạt động tốt trong 2 năm gần nhất; có tiềm lực tài chính mạnh để khơng bị mất khả năng mua chứng khoán khi lượng bán khống tăng mạnh, (đối với vấn đề này Ủy ban chứng khốn nhà nước có thể xem xét quy định mức vốn tối thiểu cần thiết dành cho hoạt động cung cấp dịch vụ bán khống đối với một công ty muốn tham gia dịch vụ này); có chiến lược và quy trình quản trị rủi ro tốt; có cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ và quản lý những người thực hiện giao dịch bán khống.
- Quy định tiêu chuẩn để một cổ phiếu được cho phép bán khống. Cổ phiếu của cơng ty phải có vốn hóa lớn, quan trọng hơn là có tỷ lệ tự do giao dịch cao, có thanh khoản tốt và có chất lượng (căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính như khả năng sinh lợi, dòng tiền cao), thông tin minh bạch (báo cáo tài chính kiểm tốn khơng có ý kiến ngoại trừ), thực hiện tốt quy chế quản trị công ty và đã niêm yết trên Sở giao dịch trong một thời gian nhất định nào đó. Ủy ban chứng khốn có thể giao cho Sở giao dịch chứng khoán ban hành các quy định chi tiết về tiêu chuẩn cổ phiếu được phép giao dịch bán khống. Bước đầu có thể cho phép bán khống thử nghiệm trên một vài chứng khốn, đánh giá tác động của nó tới chất lượng và thanh khoản thị trường sau đó mới dần mở rộng.
- Quy định điều kiện đối với bên đi vay chứng khoán. Bên đi vay phải đáp ứng các điều kiện về năng lực tài chính, có khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn, mức độ tín nhiệm cao. Quy định về mức ký quỹ, mức lãi vay tối đa mà người bán khống phải trả cho người cho vay chứng khoán, thời hạn thanh toán chứng khoán đã vay. Quy định về xử lý tranh chấp giữa bên đi vay và bên cho vay...
- Nguồn cung chứng khoán cho nghiệp vụ bán khống. Để có thể triển khai nghiệp vụ bán khống điều quan trọng là xây dựng nguồn cung chứng khoán cho vay. Việc huy động chứng khoán đáp ứng cho việc bán khống tập trung vào bốn nguồn cung ứng chủ đạo: chứng khoán thế chấp trong tài khoản bảo chứng của khách hàng, chứng khoán trong danh mục đầu tư dài hạn của các tổ chức, chứng khoán huy động từ các cơng ty chứng khốn khác, hoặc ngay trong tài khoản tự doanh của công ty chứng khốn thực hiện nghiệp vụ. Tuy nhiên cần phải có những quy định rõ về trách nhiệm và quyền lợi của bên đi vay và bên cho vay, quy định tỷ lệ ký quỹ để tránh xảy ra tranh chấp về sau.
Quản trị rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ bán khống
Mặc dù khơng có chứng cứ cho thấy việc bán khống gây bất ổn cho thị trường nhưng để đảm bảo thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả khi cho phép thực hiện nghiệp vụ bán khống, Bộ tài chính phối hợp với Ủy ban chứng khoán nhà nước để xây dựng các quy định để kiểm sốt những tiêu cực có thể có của nghiệp vụ này:
- Kiểm sốt khả năng thanh toán. Cần quy định khách hàng muốn thực hiện nghiệp vụ bán khống phải ký quỹ tiền mặt bằng 50% giá trị chứng khoán vay vào tài khoản bảo chứng ở cơng ty chứng khốn. Số tiền này cùng với số tiền thu được từ bán khống (50%ký quỹ + 100% tiền bán chứng khoán = 150% trị giá chứng khoán) là khoản đảm bảo của khách hàng cho việc mua cổ phiếu hoàn trả cho cơng ty chứng khốn. Nếunhư số cổ phiếu họ vay mượn tăng giá và giá trị gia tăng của nó vượt quá số tiền ký quỹ (150% x giá trị lúc vay), cơng ty chứng khốn cung cấp dịch vụ bán khống yêu cầu nhà đầu tư phải nộp thêm tiền vào tài khoản, ngược lại, nếu giá chứng khốn giảm thì nhà đầu tư có thể rút bớt khoản chênh lệch trong số ký quỹ (150% x [giá trị chứng khoán lúc vay - giá hiện tại]). Thời gian vay chứng khốn do cơng ty chứng khoán và khách hàng thỏa thuận, đến ngày thanh tốn mà người đi vay khơng mua chứng khốn thì cơng ty chứng khoán sẽ thanh toán vị thế. Với quy định như trên nghiệp vụ bán khống sẽ tạo áp lực buộc nhà đầu tư phải mua lại chứng khốn để hồn trả lại số đã vay.
Bên cạnh yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bằng tiền, các công ty chứng khốn có thể cho phép nhà đầu tư ký quỹ bằng chứng khoán cùng loại mà nhà đầu tư đang sở hữu trong vị danh mục dài hạn của chính họ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư bán khống
để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư dài hạn của anh ta khi dự báo giá thị trường của cổ phiếu trong danh mục đang nắm giữ sẽ sụt giảm.
Giải pháp này nhằm buộc nhà đầu tư cân nhắc kỹ trước khi quyết định bán khống một loại chứng khốn nào đó trong điều kiện tài chính của mình, đảm bảo an tồn cho người cho vay, đồng thời giúp cơng ty chứng khốn quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán khống của các nhà đầu tư.
- Quy định chỉ được bán khống khi giá đang có xu hướng tăng. Quy định bán khống khi giá lên - Uptick rule, tức là các nhà đầu tư chỉ được bán khống khi thị trường có tín hiệu tăng giá. Chẳng hạn, nhà đầu tư đang ở một giao dịch nào đó trong ngày giao dịch, nhà đầu tư này chỉ được bán khống khi anh ta đặt giá cao hơn giá khớp lệnh của giao dịch trước đó (plus-tick), hoặc nhà đầu tư chỉ có thể đặt giá ngang bằng giá giao dịch trước đó (zero-plus-tick) nhưng với điều kiện giá giao dịch trước đó đã tăng. Quy định này sẽ được áp dụng trong một số tình huống khẩn cấp nhằm giúp ngăn chặn lệnh bán khống tập trung quá lớn vào một thời điểm nào đó khiến cho giá thị trường của một cổ phiếu đang trên đà giảm sẽ giảm mạnh hơn. Quy định này là cần thiết đối với thị trường Việt Nam với quy mơ cịn khá khiêm tốn trong giai đoạn đầu thử nghiệm nghiệp vụ bán khống.
- Ngừng giao dịch bán khống. Trong những trường hợp giá chứng khoán biến động quá mạnh và sụt giảm mạnh liên tục trong nhiều phiên; hoặc khối lượng giao dịch vượt quá một mức độ nào đó so với tổng số chứng khoán đang lưu hành của một loại chứng khoán đang được giao dịch bán khống; hoặc mức độ tập trung sở hữu quá lớn Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khốn có thể yêu cầu tạm dừng các giao dịch bán khống trong một thời gian, lúc này hệ thống phải tự động khóa các lệnh bán khống được nhập vào đối với những mã cổ phiếu rơi vào trường. hợp trên. Trong trường hợp nền kinh tế bất ổn, nhà đầu tư có những phản ứng thái quá mang tính hệ thống, Ủy ban chứng khốn nhà nước cũng có thể quyết định tạm ngừng các nghiệp vụ giao dịch bán khống.
- Hạn chế các hành vi thao túng thị trường. Để hạn chế việc một số đối tượng lợi dụng nghiệp vụ bán khống để thao túng giá chứng khốn thì cần phải cải thiện chất lượng thơng tin trên thị trường, hạn chế việc tin đồn chi phối các nhà đầu tư. Cơ chế giao dịch và lưu ký cần được nâng cấp để kịp thời giám sát và ngăn ngừa các hành vi
thao túng giá và lợi dụng hoạt động bán khống để trục lợi, tiếp theo là cần có chế tài thật nghiêm khắc.
Tóm lại, mặc dù khơng có chứng cứ hỗ trợ cho quan điểm hạn chế hoặc cấm bán khống nhưng ở góc độ nào đó bán khống cũng có thể có những ảnh hưởng khơng mong đợi lên sự phát triển của thị trường như: dễ gây xáo trộn trên thị trường khi nhà đầu tư bị chi phối bởi các tin đồn và khi họ ở trong trạng thái hoảng loạn; trường hợp vay mượn chứng khoán quá nhiều để thực hiện hành vi bán khống có thể gây khan hiếm chứng khốn nhất thời; nếu khơng được giám sát chặt chẽ, những người bán khống có thể thơng đồng với nhau để thao túng thị trường. Vì thế áp dụng nghiệp vụ bán khống để cải thiện chất lượng thị trường Việt Nam là cần thiết và phù hợp với xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế như Chính phủ đã đề ra. Nhưng để phát huy tốt nhất mặt tích cực và hạn chế tiêu cực (nếu có) của nghiệp vụ này, giải pháp này nên được tiến hành từng bước với lộ trình được đề xuất dưới đây. Lộ trình triển khai nghiệp vụ bán khống.
Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần đề triển khai nghiệp vụ bán khống. Đây là giai đoạn thiết lập các yếu tố nền tảng cho hoạt động triển khai nghiệp vụ bán khống. Những công việc cần tiến hành trong giai đoạn này bao gồm:
- Bộ tài chính tiến hành xây dựng dự thảo quy định về giao dịch bán khống để chi tiết hóa điều 71 của Luật chứng khốn, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các thành viên thị trường sau đó có những điều chỉnh phù hợp chính thức ban hành quy định về giao dịch bán khống.
- Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh rà sốt lại các văn bản quy định hoạt động của thị trường trong phạm vi chức năng của Sở để sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với quy định của Bộ tài chính về hoạt động bán khống.
- Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh tổ chức huấn luyện cho các cơng ty chứng khoán thành viên về nghiệp vụ bán khống, cách thức quản lý hoạt động giao dịch bán khống.
- Ủy ban chứng khoán tổ chức cấp chứng chỉ về nghiệp vụ bán khống cho các thành viên tham gia thị trường.
Giai đoạn triển khai bán khống thử nghiệm. Trong giai đoạn này, Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh tiến hành cấp phép cho một số thành viên tham gia thị trường thực hiện nghiệp vụ bán khống thử nghiệm trên một vài mã cổ phiếu tốt nhất trên thị trường. Các cơ quan quản lý thị trường gồm Ủy ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán kiểm soát sát sao hoạt động bán khống của các cơng ty chứng khốn thành viên và của các nhà đầu tư, phân tích mức độ cải thiện trong thanh khoản và hiệu quả định giá cũng như các khả năng thao túng, lũng đoạn thị trường (nếu có) để trục lợi của những người tham gia.
Giai đoạn triển khai nghiệp vụ bán khống chính thức và mở rộng cho nhiều cổ phiếu. Trong giai đoạn này Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh sẽ mở rộng phạm vi cổ phiếu được cho phép thực hiện bán khống và tiếp tục cấp phép cho các thành viên đáp ứng đủ điều kiện. Trong thời gian này hoạt động bán khống cũng sẽ được cho phép triển khai trên cả Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội. Nếu lộ trình này được triển khai liên tục thì khoảng 2 năm kể từ ngày bắt đầu bắt tay vào giai đoạn thứ nhất nghiệp vụ bán khống sẽ được triển khai rộng rãi trên thị trường chứng khốn chính thức, tuy nhiên để đảm bảo theo dõi các cổ phiếu có mức độ tập trung sở hữu quá lớn, khối lượng giao dịch bán khống vượt quá tỷ lệ nhất định so với tổng số chứng khốn của một loại chứng khốn đang lưu hành... thì vấn đề đầu tư công nghệ hiện đại cũng phải được quan tâm.