1.4.3 .Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành TTCK Việt Nam
Để thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước địi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngồi nước thơng qua chứng khốn nợ và chứng khốn vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng cơng khai và lành mạnh hơn.
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ- CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Ngày 20/07/2000, TTGDCK TPHCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 cổ phiếu niêm yết (REE và SAM).
Đến ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức hoạt động, và đưa 6 cổ phiếu niêm yết (CID, GHA, HSC, KHP, VSH, VTL) giao dịch tại Sàn chứng khoán thứ cấp vào ngày 14/07/2005.
Với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TPHCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) TPHCM và TTGDCK Hà Nội đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Hà Nội.
Trên TTCK Việt Nam, hiện đang giao dịch 4 loại chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu cơng ty, trái phiếu Chính phủ và chứng chỉ quỹ. Trong đó, trái phiếu Chính phủ được giao dịch chuyên biệt tại Sở GDCK Hà Nội. Bên cạnh việc quản lý TTCK niêm yết, Sở GDCK Hà Nội hiện đang quản lý thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, hay cịn gọi là UpCom, đã chính thức đi vào hoạt
nhiều thành tựu to lớn, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch. Ngày giao dịch 27/10/2010, trên Sở GDCK Tp HCM (HOSE), tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường 28.559.812 đơn vị, với tổng
giá trị giao dịch là 720,52 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 23.349.570 chứng khoán với giá trị 568,08 tỷ đồng (Giao dịch khớp lệnh liên tục: tổng khối lượng là 17.528.360 chứng khoán với giá trị 417,93 tỷ đồng). Tổng số lệnh đặt mua phiên này là
16.840 lệnh với tổng khối lượng đặt mua Hình 2.1: Sở GDCK TP HCM
42.475.490 chứng khoán. Tổng số lệnh đặt bán phiên này 25.102 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 57.771.650 đơn vị.
Còn trên Sở GDCK Hà Nội (HNX), ngày 27/10/2010 khối lượng giao dịch cổ phiếu là 24.164.720 đơn vị với giá trị 487,96 tỷ đồng. Trên sàn Upcom tổng khối lượng chứng khoán giao dịch là 137.905 đơn vị, với tổng giá trị là 1,49 tỷ đồng.
Hình 2.2: Sở GDCK Hà Nội
2.1.2. Một số thành tựu của TTCK Việt Nam đã đạt được
Sau hơn 10 năm đưa vào hoạt động và phát triển, dựa trên các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003) và Chiến lược phát triển thị trường vốn đến 2010 và tầm nhìn 2020 (theo Quyết định 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007), nhìn chung, TTCK đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, về khung pháp lý, thể chế chính sách:
Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Luật Chứng
khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan ( về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp và thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính cơng khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.
Quy mô của TTCK Việt Nam
Quy mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mơ thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Tính đến 30/10/2010 tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng 423.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP. Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP.
Để có cái nhìn tổng qt về sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam trong 05 năm trở lại đây, tác giả thống kê số liệu chi tiết về quy mô của TTCK Việt Nam từ 2006 đến 2010 được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thống kê thị trường chứng khoán Việt Nam 5 năm qua (2006 đến 2010)
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A HOSE 1 Tổng Khối lượng GD (Triệu CP) 548 1.836 3.154 11.277 11.667 2 Tổng Giá trị GD (Tỷ VND) 33.771 195.194 127.553 422.461 375.436 3 VNIndex 633 927 314 495 479
4 Số lượng DN niêmyết 86 123 155 203 280
5 Tổng Vốn hóa (Tỷ VND) 157.967 364.425 169.346 494.072 582,523 B HNX 1 Tổng Khối lượng GD (Triệu CP) 31 354 1.501 5.509 8.586 2 Tổng Giá trị GD (Tỷ VND) 1.070 32.192 55.510 222.380 236.932 3 HNXIndex 243 324 105 168 113 4 Số lượng DN niêm yết 101 128 184 259 342 5 Tổng Vốn hóa (Tỷ VND) 73.189 129.000 50.428 125.450 143.578 C Cộng 2 sàn 1 Tổng Khối lượng GD (Triệu CP) 579 2.190 4.655 16.786 20.253 2 Tổng Giá trị GD (Tỷ VND) 34.841 227.386 183.063 644.841 612.368 3 Số lượng DN niêm yết 187 251 339 462 622 4 Tổng Vốn hóa (Tỷ VND) 231.156 493.425 219.774 619.522 726.101 Nguồn: Thống kê từ Sở GDCK TP.HCM, 2010
Bảng 2.1 cho thấy năm 2010 là năm niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp mới. Điều này xuất phát một phần từ đà tăng của TTCK trong năm 2009, khiến cho nhiều doanh nghiệp xây dựng kế hoạch niêm yết trong năm 2010 nhằm huy động vốn. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi bổ sung về chứng khốn sắp tới có những thay đổi theo hướng khắt khe hơn về quy định niêm yết, do vậy, nhiều doanh nghiệp tranh thủ lúc các điều kiện cịn đang dễ dàng niêm yết lên TTCK.
Số lượng cơng ty niêm yết và tổng khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày trên sàn GDCK TP.HCM không ngừng tăng lên qua các năm. Về số lượng công ty niêm yết, cuối năm 2006 trên cả 2 sàn chỉ có 187 cơng ty (mã CK) nhưng đến năm
2010 (đến ngày 30/11/2010) đã tăng lên 622 công ty, tăng gấp 3,33 lần sau 5 năm. Về tổng khối lượng giao dịch cũng tăng lên rất nhanh, năm 2006 có 579 triệu CP được giao dịch, đến năm 2010 có đến 20.253 triệu CP giao dịch, tăng gấp 34,98 lần so với năm 2006. Tương tự như tổng khối lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch cũng tăng lên, năm 2006 tổng giá trị giao dịch đạt 34.841 tỷ đồng, đến năm 2010 tổng giá trị giao dịch lên đến 612.368 tỷ đồng, tăng gấp 17,58 lần so với năm 2006.
Về chỉ số VNIndex và HNXIndex của TTCK Việt Nam, trong 5 năm qua, thị trường đạt mức kỷ lục vào năm 2007, cụ thể VNIndex và HNXIndex lần lượt là 927 và 324 điểm. Tuy nhiên, đến năm 2010 thị trường có xu hướng đi xuống, VNIndex năm 2010 đạt 479 điểm, giảm 24% so với năm 2006 và giảm 48% so với mức kỹ lục 2007; HNXIndex năm 2010 đạt 113 điểm, giảm 53% so với năm 2006 và giảm 65% so với mức kỹ lục 2007.
Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư):
Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có khoảng 900.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường TPCP. Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán:
Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khốn phát triển nhanh về quy mơ và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp cơng chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, tồn thị trường mới chỉ có 7 cơng ty chứng khốn và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một cơng ty quản lý quỹ nào. Sau 10 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 cơng ty chứng khốn và 46 cơng ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số thành viên
lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khốn (TTLKCK) là 122 thành viên, trong đó, có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các Cơng ty chứng khốn. Từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 8400 người hành nghề được cấp chứng chỉ. Số lượng công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây (năm 2005 mới chỉ có 6 cơng ty quản lý quỹ thì đến cuối 2009 đã có 47 cơng ty được cấp phép hoạt động). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các Công ty quản lý quỹ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay, mới chỉ có 33/46 Cơng ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó, mới có 14 cơng ty huy động được quỹ.
Tuy nhiên, số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh, với năng lực về vốn và chun mơn cịn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.
2.1.3. Một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Để có số liệu phân tích một số lệch lạc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát thơng qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Trong 150 mẫu khảo sát được phát ra, tác giả thu được 148 mẫu và sau khi xử lý dữ liệu, loại bỏ số mẫu chưa hợp lý, tác giả thu được 135 mẫu có giá trị. Kết quả phân tích câu 04 và câu 05 được thể hiện ở hình 2.3 và bảng 2.2.
Rấ t tự tin Tự tin Bình thường Khơng tự tin Rấ t không tự tin 9% 12 47% 40% 4% 6 0% 0 63 Tỷ lệ (%) 54 Số trả lời
Hình 2.3: Mức độ tự tin của nhà đầu tưNguồn: Khảo sát của tác giả Nguồn: Khảo sát của tác giả
Hình 2.3 phản ánh sự tự tin của các nhà đầu tư trên sàn GDCK TP.HCM. Có đến 63 nhà đầu tư, chiếm 47% trong tổng số nhà đầu tư tham gia phỏng vấn thể hiện sự tự tin của mình, ngồi ra có 12 người thể hiện rất tự tin về bản thân (chiếm 9%). Còn lại 40% thể hiện bình thường và 4% khơng tự tin. Như vậy, nhìn chung các nhà đầu tư thể hiện sự tin tưởng về bản thân họ.
Trong năm 2006, chúng ta chứng kiến sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới được lặp lại hàng ngày trên các phương tiện truyền thơng đến nỗi nó tạo nên một tương lai màu hồng có vẻ quá chắc chắn của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, dẫn đến sự phản ứng thái quá của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hành vi phản ứng thái quá của các doanh nghiệp thể hiện ở việc huy động vốn ồ ạt của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Việc huy động vốn ồ ạt dẫn đến đầu tư quá mức thậm chí là đầu tư vào các dự án không tạo ra giá trị gia tăng, nguy hiểm hơn là tiền huy động được từ các đợt phát hành lại đổ ngược vào thị trường chứng khoán.
Phản ứng thái quá của nhà đầu tư thể hiện ở sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư mới tham giá thị trường. Giai đoạn thị trường tăng mạnh cũng là giai đoạn mà lượng tài khoản nhà đầu tư tăng nhanh, trên HOSE lượng tài khoản nhà đầu tư tăng từ 13.520 tài khoản năm 2002 lên 106.393 tài khoản năm 2006 và 349.402 tài khoản vào năm 2007 (theo báo cáo thường niên HOSE 2008), trong đó tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm 99% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư trên thị trường.
Bảng 2.2: Thống kê về sự thay đổi niềm tinThay đổi niềm tin Thay đổi niềm tin
Số trả lời
Tỷ lệ (%)
Có thay đổi niềm tin 75 56%
Không thay đổi niềm tin 60 44%
Tổng 135 100%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Bảng 2.2 thể hiện sự thay đổi niềm tin của nhà đầu tư. Trong 135 người tham gia trả lời phỏng vấn thì có 75 người có thay đổi niềm tin của mình (chiếm 56%), 60 người khơng thay đổi niềm tin (chiếm 44%). Trong môi trường kinh doanh tài chính ln biến động, tuy nhiên lại có đến 44% số nhà đầu tư khơng thay đổi niềm tin của mình, điều này chứng tỏ niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư.
Sau khi đạt đến đỉnh điểm vào đầu tháng 3 (1.170,67 điểm vào ngày 12/03/2007), VNIndex lần đầu tiên điều chỉnh giảm xuống mức gần 905,53 điểm vào ngày 24/04/2007. Tuy nhiên, dường như nhà đầu tư vẫn kiên định trong niềm tin của mình rằng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tốt, nên những thông tin bất lợi cho thị trường (chẳng hạn như chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 quy định về kiểm soát quy mô chất lượng cho vay đầu tư chứng khoán để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, diễn đàn Đầu tư Việt Nam lần thứ hai do nhà tổ chức hội nghị và sự kiện Euromoney Conferences (Anh) phối hợp với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức, trong đó các chun gia cơng bố báo cáo cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng q nóng, HSBC cơng bố báo cáo cho rằng VNIndex cuối năm 2007 chỉ ở mức khoảng 900, Merrill Lynch công bố thơng tin sẽ chuyển hồn tồn vốn đầu tư sang thị trường Trung Quốc vì lo ngại thị trường Việt Nam xấu đi…) cũng chỉ có tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong một thời gian ngắn, thể hiện ở đợt điều chỉnh giảm của VNindex xuống dưới mức 1000 điểm chỉ diễn ra trong vịng một vài phiên. Trong khi đó thơng tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết vẫn được giới đầu tư đánh giá là khả quan (mặc dù nhiều báo cáo đã thể hiện sự bất ổn), nhà đầu tư hầu như vẫn phản ứng mạnh với những thông tin