HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC NÓI VÀ NGHE

Một phần của tài liệu Tai lieu boi duong GV su dung SGK mon ngu van lop 10 KNTT (Trang 54 - 55)

PHẦN MỘT HƯỚNG DẪN CHUNG

4. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC NÓI VÀ NGHE

4.1. Dạy học Nói và nghe theo nguyên tắc giao tiếp

Để HS thực sự có cơ hội trình bày, chia sẻ, trao đổi trong giờ học nói và nghe theo yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 với các bài học cụ thể của SGK Ngữ văn lớp 10, khi triển khai dạy học hoạt động Nói và nghe, GV cần chú ý những nhân tố sau: – Đối tượng giao tiếp: GV cần giúp HS xác định được những đề tài, nội dung nói và nghe cụ thể xuất phát từ chính những trải nghiệm, vốn sống của các em. GV cần định hướng để đề tài, nội dung nói và nghe được lựa chọn thực sự gây hứng thú cho HS đồng thời phù hợp với các yêu cầu cần đạt của bài học.

– Nhân vật giao tiếp: GV giúp HS xác định vai trò và các hoạt động phù hợp khi tham gia nói (trình bày vấn đề) hoặc khi nghe (tiếp nhận và phản hồi trong khi nghe người khác trình bày).

– Mục đích giao tiếp: Trong mỗi bài học, HS đều được hướng dẫn để xác định rõ mục đích nói và nghe. Tuy nhiên, GV cần gợi ý để HS có thể chủ động trình bày mục đích nói và nghe một cách rõ ràng hơn khi thực hiện hoạt động Nói và nghe với một đề tài, nội dung xác định. Chẳng hạn, với người nói: Muốn làm rõ vấn đề gì nhất? Cần chia

sẻ điều gì quan trọng? Mong muốn người nghe nắm bắt được điều gì nhất sau khi mình trình bày bài nói?; với người nghe: Mong muốn tiếp nhận được gì từ người nói? Có điều gì cần làm rõ thêm từ người nói hay muốn trao đổi với người nói? Có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của người nói?

– Phương tiện giao tiếp: Cùng với khả năng sử dụng ngơn ngữ để trình bày, trao đổi, thảo luận, tranh luận,… HS cần được hướng dẫn để sử dụng hiệu quả cử chỉ, điệu bộ và phương tiện hỗ trợ khi nói và nghe: sơ đồ, tranh ảnh, đoạn phim ngắn, các thẻ tín hiệu theo quy ước của GV và HS,…

4.2. Dạy học Nói và nghe gắn kết với Đọc, Viết

GV cần chú ý mối quan hệ tích hợp, kết nối chặt chẽ giữa các hoạt động Đọc, Viết với hoạt động Nói và nghe trong cách tổ chức bài học của SGK Ngữ văn lớp 10. Mối quan hệ này thể hiện trên cả phương diện loại, thể loại VB lẫn chủ đề.

4.3. Các nội dung Nói và nghe trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10

– Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (Bài 1). – Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ (Bài 2). – Thảo luận về một vấn đề đời sống hay một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau (Bài 3, Bài 6).

– Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau (Bài 7). – Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (Bài 4, Bài 5).

– Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi cơng cộng (Bài 8). – Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngơn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (Bài 9).

4.4. Quy trình dạy học Nói và nghe

Hoạt động Nói và nghe được thực hiện trên lớp, được phân bố sau các hoạt động:

Đọc (bao gồm cả Thực hành tiếng Việt) và Viết. Quy trình tổ chức dạy học nói và nghe

trong SGK Ngữ văn lớp 10 có thể được hình dung đại lược như sau: + Bước 1: Giới thiệu kiểu bài, yêu cầu.

+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS chuẩn bị bài nói và tập luyện. + Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn HS trình bày bài nói.

+ Bước 4: Tổ chức, hướng dẫn HS nhận xét, trao đổi về bài nói.

Tuỳ theo năng lực của HS và yêu cầu của từng kiểu bài mà GV có thể vận dụng quy trình này một cách linh hoạt để bảo đảm hoạt động nói và nghe trên lớp đạt hiệu quả.

Vì thời gian dành cho Nói và nghe thường chỉ là 1 tiết nên GV cần yêu cầu HS tìm hiểu kĩ phần hướng dẫn trong SGK khi chuẩn bị bài ở nhà. Nếu thấy cần thiết, có thể nhắc lại nội dung hướng dẫn đó trong khoảng 5 phút đầu giờ học. Phần lớn thời gian còn lại cần được dành cho HS thuyết trình hoặc nêu ý kiến thảo luận của mình.

Một phần của tài liệu Tai lieu boi duong GV su dung SGK mon ngu van lop 10 KNTT (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)