Các bệnh dịch trên đàn heo

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28 - 34)

a. Bệnh dịch tả heo

Bệnh dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm của loài heo, gây ra bởi một loại virus có cấu trúc ARN thuộc giống Pestivirus, họ Flaviridae. Bệnh chỉ xảy ra ở loài heo (kể cả heo nhà và heo rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng khơng điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của virus, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Heo trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cũng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với heo con. Bệnh dịch tả heo có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu heo, bệnh do

Mycoplasma.

Bệnh dịch tả heo được phát hiện lần đầu tiên năm 1810 ở Tennessce, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận tại bang Ohio Mỹ năm 1833, đến nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, bệnh dịch tả heo vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho ngành chăn nuôi heo ở nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, bệnh dịch tả heo được phát hiện vào các năm 1923 - 1924, đến nay vẫn tồn tại phổ biến ở một số nơi. Từ những năm 1980, với việc tiêm phòng vaccine gây miễn dịch cho đàn heo đã khống chế được các đợt dịch lớn. Tuy nhiên, cho đến nay bệnh vẫn tồn tại và xảy ra rải rác ở những nơi có heo khơng được tiêm phịng hoặc tiêm phịng khơng đúng kỹ thuật. Hiện nay, bệnh vẫn là mối đe doạ lớn đối với ngành chăn ni heo, gây khó khăn cho việc chăn ni hàng hoá và xuất khẩu.

Bệnh dịch tả heo ở nước ta xảy ra quanh năm, tuy nhiên do thời tiết thay đổi (thể hiện rõ ở miền Bắc) và do biến động của đàn heo trong năm nên bệnh có lúc tăng lúc giảm. Ngồi ra, bệnh dịch tả heo cịn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tiêm phịng, heo lớn đã có miễn dịch bị giết mổ, heo con thay đàn bổ sung vào chưa kịp tiêm phòng làm cho tỷ lệ heo mẫn cảm trong đàn tăng lên. Việc tiêm phòng theo mùa vụ và tiêm phịng bổ sung thường xun góp phần ổn định và hạn chế dịch bệnh rất nhiều, nhưng trong sản xuất thực tế do nhiều lý do nên việc tiêm phịng chưa thực hiện đúng quy định, vì vậy dịch tả heo vẫn xảy ra vào các tháng trong năm.

- Tác nhân gây bệnh dịch tả heo: do virus thuộc họ Flaviridae, giống Pestivirus, có quan hệ mật thiết với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò và virus gây bệnh Bordetella ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của virus Dịch tả heo đã được xác định.

Virus Dịch tả heo có sức đề kháng yếu, mặc dù có khả năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh (trong phân gia súc virus có thể sống sót trong vài ngày, sống lâu ở

16

các sản phẩm thịt, thịt heo đơng lạnh và chính những sản phẩm này là nguồn gieo rắc bệnh nguy hiểm về mặt dịch tễ học), tuy nhiên virus dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như NaOH 2%, nuớc vôi 5%. Ở nhiệt độ cao virus bị tiêu diệt nhanh.

Virus dịch tả heo có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Thông qua con đường thương mại, vận chuyển, virus có trong các sản phẩm của heo có thể du nhập vào các nước hoặc các vùng đang an tồn dịch. Heo mẫn cảm có thể nhiễm khi ăn phải thức ăn có chứa virus như các thành phần phụ phẩm của quá trình giết mổ hoặc thức ăn thừa, chất thải từ nhà bếp không qua xử lý.

* Nguồn bệnh và quá trình truyền lây của dịch tả heo

a) Loài mắc bệnh: Bệnh dịch tả heo có ở mọi lứa tuổi, lồi heo, nhưng mắc mạnh nhất là heo con 2-3 tháng tuổi, ở heo dưới 2 tháng, kháng thể được truyền qua bào thai của mẹ, qua sữa đầu. Vì vậy, thời kỳ này ít bị nhiễm bệnh hơn. Trong phịng thí nghiệm dùng heo con làm động vật thí nghiệm.

b) Chất chứa virus: Các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách heo bệnh có chứa virus. Máu của những con vật nung bệnh, sau 24 giờ có khả năng gây bệnh. Những con khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài.

c) Đường truyền lây: Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, qua vết thương ở da và một phần qua hệ thống hô hấp. Thường lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ, qua thức ăn, nước uống, gián tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác mang mầm bệnh truyền lây.

* Triệu chứng, bệnh tích của bệnh dịch tả heo a) Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày và có thể xuất hiện ở một trong 3 thể: Thể q cấp tính (cịn gọi là bệnh dịch tả heo trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột, khơng có triệu chứng ban đầu (tiền chứng), con vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41-420C, con vật dẫy dụa rồi chết nhanh trong vòng 24-48 giờ. Diễn biến trong vòng 1-2 ngày, tỷ lệ chết tới 100%.

Thể cấp tính: Heo ủ rũ, kém ăn, rồi bỏ ăn, sốt cao 41-420C kéo dài đến lúc gần chết, mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; heo thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân bết vào mơng, đi mùi thối khắm có khi có máu tươi. Trên da có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm ở tai, mõm, bụng và 4 chân. Vào cuối kỳ bệnh, heo bị bại 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Nếu ghép với các bệnh khác thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn.

17

Thể mãn tính: Heo tiêu chảy gầy yếu, heo bệnh chết do kiệt sức, heo có thể khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus.

b) Bệnh tích

Mổ khám bệnh tích ở thể cấp tính thấy có sự bại huyết, xuất huyết nặng ở các cơ quan nội tạng, amidan xuất huyết, có nốt loét ở đường tiêu hóa, niêm mạc miệng, lưỡi tụ máu, loét, dạ dày bị tụ huyết, xuất huyết thường nặng ở đường cong lớn, ở van hồi manh tràng xuất huyết có những vết lt hình cúc áo, có vịng trịn đồng tâm bờ vết loét cao phủ nhựa vàng. Phổi bị xuất huyết và tụ huyết. Tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim, ở ngoại tâm mạc, gan bị tụ huyết xuất huyết, túi mật có những điểm xuất huyết. Lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa, thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu ghim ở vỏ thận và tủy thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu, niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết.

Trong trường hợp bệnh mãn tính thường thấy ở ruột có những vết lt lõm sâu, bờ cao phủ nhựa vàng, phổi có thể bị viêm dính vào lồng ngực.

Tuy nhiên, thực tế ở nước ta cho thấy bệnh thường ghép với một số bệnh khác nên triệu chứng và bệnh tích có thay đổi tùy theo ghép với bệnh nào. Mặt khác, do đã tổ chức tiêm phịng vaccine nhiều năm, nên nhiều trường hợp khơng phát hiện đầy đủ các bệnh tích điển hình nêu trên.

b. Bệnh Tai xanh (Hội chứng rối loại hô hấp và sinh sản)

* Đặc điểm dịch tễ học (Porcine Respirative and Reproductive Syndrome) Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS), còn gọi là bệnh Tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, và có thể ghép với các loại mầm bệnh khác, do đó làm ốm và chết nhiều heo nhiễm bệnh. Hội chứng lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó ở Châu âu và Châu Á vào những năm 90. Cho đến nay chưa có nước nào trên thế giới khẳng định là đã thanh toán được bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo, nhưng tập trung chủ yếu ở heo nái mang thai và heo con theo mẹ. Đặc trưng của PRRS là sảy thai, thai chết lưu ở heo nái chửa giai đoạn cuối; heo ốm có triệu chứng điển hình như sốt cao trên 40-420C viêm phổi nặng. đặc biệt là ở heo con cai sữa. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh, thời gian nung bệnh khoảng 5-20 ngày. Heo bệnh thường bị bội nhiễm bởi những bệnh kế phát khác như: dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng, E. coli, Streptococcus suis, Mycoplasma spp, Salmonella,…

18

Nguyên nhân gây ra bệnh tai xanh là do loài virus PRRS thuộc giống

Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn

RNA.

* Nguồn bệnh và quá trình truyền tay của PRRS

Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của heo mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Ở các loại heo mẫn cảm, virus có thời gian tồn tại và được bài thải ra môi trường tương đối dài: ở heo mang trùng và khơng có triệu chứng lâm sàng, virus có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28-35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày; đặc biệt ở heo mắc bệnh sau khi hồi phục 210 ngày vẫn có thể phát hiện virus trong máu.

Ở heo bệnh hoặc heo mang trùng, virus tập trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, hạch lympho, lách, tuyến ức và ở huyết thanh. Đây là những bệnh phẩm cần được lấy để gửi đi chẩn đốn, xét nghiệm trong phịng thí nghiệm. Virus có thể phát tán, lây lan thơng qua các hình thức:

+ Trực tiếp: tiếp xúc với heo mắc bệnh, heo mang trùng, phân, nước tiểu, bụi, bọt nước, thụ tinh nhân tạo và có thể do heo rừng hoặc thậm chí là một số lồi chim hoang (vịt trời).

+ Gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo hộ lao động mang trùng. Hình thức phát tán qua khơng khí (từ phân, chất thải mang virus), theo gió (có thể đi xa tới 3km hoặc có thể do một số lồi chim hoang được xem là mối nguy hiểm ở trong các vùng dịch.

c. Bệnh lở mồm long móng

Bệnh lỡ mồm long móng trên là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, heo và người. Bệnh do virus hướng thượng bì, sự thủy hóa các tế bào thượng bì sẽ hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, da, móng,… Bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế và thiệt hại về đàn giống sinh sản.

* Nguyên nhân

Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae có 7 type virus gây

bệnh lỡ mồm long móng: O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, Asia 1. Hiện nay ở nước ta có 3 type gây bệnh là A, O, Asia 1, gây triệu chứng và bệnh tích như nhau nhưng khơng gây miễn dịch chéo. Nếu heo sau khi khỏi bệnh thì được miễn dịch trong thời gian tương đối lâu là 1-2 năm.

19 + Virus có sức đề kháng mạnh: + Ở 600C tồn tại 5-15 phút.

+ Ở 1000C virus chết ngay lập tức. + Từ 0-40C tồn tại 425 ngày.

+ Trong đất ẩm virus sống hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.

+ Trong thịt ướp lạnh virus tồn tại khá lâu. + Trong phân ủ thành đống virus tồn tại 7 ngày. + Nước tiểu virus tồn tại 39 ngày.

* Phương thức truyền lây

- Bệnh lây qua đường tiêu hóa, niêm mạc da là chủ yếu vì virus có nhiều trong mụn nước, máu, phủ tạng và trong các chất bài tiết như phân, nước tiểu, sữa, nước mắt, nước mũi… Bệnh cịn lây qua đường hơ hấp và lây qua sinh dục là đường xâm nhập phụ.

- Sự truyền bệnh trực tiếp qua hệ thống tiêu hóa là nước bọt do ni nhốt chung, chăn thả chung,… hoặc bệnh có thể lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, người, phương tiện vận chuyển,…

Các chất bài tiết của heo trong thời kỳ sốt cuối cùng sẽ là mầm bệnh và dễ dàng truyền bệnh đi xa.

- Con người là yếu tố quan trọng làm lây lan mầm bệnh (chân tay, quần áo, phương tiện vận chuyển gia súc,…) tiếp xúc với mầm bệnh rồi gián tiếp làm lây lan mầm bệnh sang những nơi khác.

- Loài mắc bệnh: Trâu bò mắc bệnh nhiều nhất, rồi đến các loài sau: Heo, dê cừu, thú hoang dã,…

- Bệnh có thể lây qua cho người do chăm sóc điều trị heo bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp mầm bệnh: lây qua cho người chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ là nổi các mụn nước gây ngứa ở chân, tay và điều trị sớm sẽ mau khỏi. Nếu để bệnh kéo dài sẽ nổi mụn li ti ở lợi, viêm miệng, kéo dài 10-24 ngày sẽ gây hiện tượng ói mửa, tiêu chảy.

- Các lồi một móng, ngựa, gia cầm khơng mắc bệnh này.

- Khi heo bị nhiễm virus lở mồm long móng sẽ gây viêm ở những nơi da mỏng như vú, kẽ móng chân, niêm mạc miệng, lưỡi, ruột,…

20

* Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày, trung bình là 3-4 ngày, gồm 3 thể bệnh.

Thể thông thường

- Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 40-410C kéo dài 3 ngày.

- Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vú làm thú kém ăn, nhai khó khăn.

- Ở miệng: lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, xoang trong miệng trong má, lỗ chân răng, mơi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phòng.

- Ở mũi: niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc đầu trong sau đục dần.

- Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ trước ra sau, mụn vỡ làm long móng. - Ngồi da: xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng như bụng, bẹn, vú, ở đầu núm vú,…

- Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, thú sốt cao, suy nhược dần rồi chết

Thể biến chứng

- Những biến chứng xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm thú què. Vú thì bị viêm tắt sữa. Các mụn khác vỡ sẽ gây nhiễm vi khuẩn kế phát, bại huyết rồi chết.

- Bệnh lỡ mồm long móng ghép với các bệnh ký sinh trùng hay vi khuẩn khác có sẵn trong máu có thể làm con vật mau chóng chết.

Thể ác tính

- Đối với heo con: sốt cao 40-41,5°C, trong những ngày đầu thấy toàn thân đỏ ửng cả da và niêm mạc. Chảy nước mắt và nước dãi, sau 3-4 ngày thấy da nhăn nheo nứt thành từng vết từ trên xuống và có nước chảy ra. Nhiều con miệng viêm loét không bú được và nhiễm trùng máu rồi chết. Tốc độ lây nhiễm trong đàn heo con là rất nhanh. Bệnh tích thường gặp ở bốn chân, mụn loét ở miệng và gây hiện tượng long móng, sau 7-10 ngày thì lây lan sang tồn đàn.

21

- Đối với heo nái: bệnh biểu hiện nhẹ hơn, thấy mụn nước ở vú, kẽ móng chân, có con nhiễm trùng thì sưng móng viêm có mủ, đi cà nhắc, có con long móng.

* Bệnh tích

- Chủ yếu ở đường tiêu hóa như miệng có các vết loét ở lưỡi, lỗ chân răng, hầu, thực quản, dạ dày,…

- Ở đường hô hấp gây viêm phế quản. Bên trong phủ tạng: tim bị viêm cấp, van tim bị sùi hoặc loét, lách bị sưng đen, niêm mạc ruột non ruột già xuất huyết điểm, long móng, thối móng, rụng xương bàn chân. Khi khỏi bệnh thì ở các vết loét sẽ để lại sẹo ở miệng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)