Sách lược quản lý dịch bệnh trên gia cầm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

2. Các bệnh dịch trên gia cầm

3.4.Sách lược quản lý dịch bệnh trên gia cầm

a. Cúm gia cầm

* Bước 1: Vệ sinh chuồng trại

- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng khu chăn ni gà bằng Vinadin 10% với lượng 20-25ml thuốc/10 lít nước. Phun trực tiếp khu chăn ni, tuần 1-2 lần.

- Phun định kỳ 2-3lần/tháng tồn bộ khu vực chăn ni bằng Vinadin 10%, tỷ lệ pha 100ml/10lít nước.

* Bước 2: Sử dụng vaccine cúm gia cầm H5N1

Stt Loại gia cầm Liều tiêm Cách dùng

1 Gà 2-5 tuần tuổi 0,3ml/con Tiêm dưới da cổ, bắp 2 Gà trên 5 tuần tuổi 0,5ml/con Tiêm dưới da cổ, bắp 3 Vịt, ngan 2-5 tuần tuổi 0,5ml/con Tiêm dưới da cổ, bắp 4 Ngan trên 5 tuần tuổi 1,5ml/con Tiêm dưới da cổ, bắp 5 Vịt trên 5 tuần tuổi 1ml/con Tiêm dưới da cổ, bắp

Lưu ý: Vịt, ngan tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 3 tuần, định kỳ

tiêm nhắc lại sau 4 tháng. Gà thương phẩm, gà giống, gà đẻ trứng tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 6 tháng.

44

* Bước 3: Sử dụng kháng sinh dùng định kỳ nhằm giảm áp lực mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng cho gia cầm, tránh các bệnh cơ hội.

b. Newcastle

* Phòng bệnh bằng vaccine

Thực hiện phòng bệnh định kỳ bằng vaccine theo quy định tại Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêm phòng bắt buộc vaccine cho gia súc, gia cầm. Việc phòng bệnh bằng vaccine phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho đàn gia cầm mới phát sinh hoặc hết thời gian miễn dịch.

+ Đối tượng tiêm phòng: gà các loại, chim cút;

+ Phạm vi tiêm phòng: Các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình trong phạm vi cả nước;

+ Thời gian tiêm phòng: tiêm phòng định kỳ mỗi năm 2 lần: vào tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10, các tháng tiêm phòng bổ sung cho đàn gà mới phát sinh. Tùy theo lứa tuổi gà, loại vaccine có thể nhỏ vaccine vào mắt, mũi hoặc tiêm đối với chăn ni hộ gia đình. Đối với chăn ni tập trung tiêm phịng theo lịch;

+ Chi cục Thú y kiểm tra, đơn đốc việc phịng bệnh Newcastle và hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận tiêm phòng.

* Giám sát bệnh Newcastle

- Hàng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát bệnh Newcastle;

- Nội dung giám sát bao gồm: giám sát lâm sàng nhằm phát hiện nhanh ổ dịch, giám sát lưu hành virus và giám sát huyết thanh nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành của tác nhân gây bệnh, lưu hành kháng thể, giám sát sự biến đổi và đánh giá độc lực của virus;

- Chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ ngành thú y thực hiện các chương trình giám sát bệnh Newcastle.

* Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển

- Kiểm dịch biên giới: thực hiện việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới theo quy định.

+ Chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với ngành thú y tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, ngăn chặn, xử lý gia cầm nhập lậu;

45

+ Thường xuyên thực hiện khử trùng, tiêu độc mọi phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm khi đi qua cửa khẩu.

- Kiểm dịch trong nước:

+ Các cơ quan thú y thực hiện kiểm dịch gia cầm, sản phẩm gia cầm tại nơi xuất phát và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định;

+ Các trạm, chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thơng có nhiệm vụ kiểm sốt việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

c. Gumboro

* Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh

+ Tiêm phòng đầy đủ kháng thể Gumboro hoặc vaccine Gumboro cho gà vào 7 – 14 và 14 - 21 ngày tuổi.

+ Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng các sản phẩm như: B. complex, Vinamix 200, Stress-bran,…

+ Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide, Vina aqua,....

+ Giữ cho chuồng trại ln khơ ráo, sạch sẽ, thơng thống, vệ sinh thức ăn, nước uống.

- Trị bệnh

+ Tiêm ngay kháng thể Gumboro cho gà với liều 2 - 3ml/con.

+ Hạ sốt: cho uống thuốc Gumboro ngay lập tức khi có dấu hiệu bệnh: 1g/8- 10 kgP/ lần/ ngày hoặc 1g/lít nước.

+ Chống mất nước, điện giải: Gluco C, điện giải B-complex, đường Glucose,… pha nước cho toàn đàn uống.

+ Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm: Bogama, B. complex, Vinamix 200, Stress-bran, Polyamino vitamix,…

+ Phòng bệnh kế phát bằng một trong các loại thuốc sau: Antidiarrhoea, Coli- vinavet, Ampicoli fort, Vinatetracolivit, Vinacolidox,…

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 56 - 58)