Sách lược quản lý dịch bệnh trên heo

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 41)

3. Chiến lược quản lý dịch bệnh

3.4.Sách lược quản lý dịch bệnh trên heo

Để nhanh chóng dập tắt ổ dịch, phịng tránh phát sinh, lây lan trên diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời theo đúng quy định. Trong đó, tập trung tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn kiến thức nhận biết và cách phịng tránh dịch bệnh cho người chăn ni, cán bộ thú y (đặc biệt nhân viên thú y cấp xã). Đẩy mạnh thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc hằng ngày đối với nơi nuôi, nhốt gia súc và khu vực xung quanh; có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (côn trùng, ve, muỗi, ruồi,…).

Chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Thống kê toàn bộ đàn gia súc của địa phương gắn với công tác kiểm tra giám sát, phát hiện sớm các trường hợp gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xử lý, khống chế ngay khi dịch bệnh cịn trong diện hẹp.

Rà sốt, tổng hợp nhu cầu vaccine và tổ chức tiêm phòng vaccine phịng bệnh.

Thực hiện cơng bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời; quản lý chặt chẽ, không di chuyển gia súc ra khỏi vùng dịch

26

trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày gia súc cuối cùng khỏi bệnh lâm sàng và đã được tiêm vaccine.

Tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh bị gầy yếu, khơng có khả năng hồi phục; hướng dẫn người dân nuôi nhốt, cách ly tồn bộ gia súc bệnh; tiêu diệt, khơng để các vật chủ trung gian truyền bệnh (muỗi, côn trùng, ruồi,…) tiếp cận gia súc bị bệnh gây lan truyền bệnh. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phịng chống dịch.

Về phía Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phịng chống dịch bệnh, đặc biệt là cơng tác giám sát dịch bệnh, công tác quản lý chăn ni an tồn sinh học, cơng tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và các biện pháp xử lý các ổ dịch; thành lập các đồn cơng tác, đội phản ứng nhanh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi mới xảy ra, không để lây lan trên diện rộng. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mơ hình, cơ sở chăn ni áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn ni an tồn sinh học, an tồn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi.

4. Thực hành

Kiến tập trại chăn nuôi heo: thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh và tiêm vaccine cho heo,…

a. Vệ sinh phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi; - Vệ sinh thức ăn;

- Vệ sinh nguồn nước; - Vệ sinh nhân lực;

- Vệ sinh dụng cụ trang thiết bị; - Sát trùng chuồng trại;

- Vận chuyển heo;

27

b. Tiêm phòng: cần lập kế hoạch tiêm phòng cho thú. - Đối tượng tiêm phòng;

- Phạm vi tiêm phòng; - Thời gian tiêm

- Loại vaccine,…

Sinh viên sẽ tham gia kiến tập tại trại chăn nuôi và chủ động lên kế hoạch thực hiện cơng tác vệ sinh phịng bệnh và tiêm vaccine cho heo,… theo hướng dẫn của kỹ thuật trại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các dịch bệnh trên đàn heo?

2. Những nguyên tắc cơ bản trong kiểm soát bệnh? 3. Làm thế nào để chăn nuôi đạt hiệu quả?

28

CHƯƠNG 3

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ MH40-03

Giới thiệu

Nội dung chương 3 nhằm giới thiệu các bệnh dịch trên đàn bị; bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tụ huyết trùng. Các kiến thức về chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn bò; hệ thống sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi,... cũng như xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hiệu quả được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày các bệnh dịch có thể xảy ra trên bị và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch hiệu quả.

- Kỹ năng: Xây dựng được hệ thống, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên bò hiệu quả.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác quản lý dịch bệnh.

1. Giới thiệu

Cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên trâu, bò cũng như các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cần phải huy động các nguồn lực cũng như hỗ trợ kinh phí tiêm vaccine cho đàn gia súc; tăng cường cán bộ thú y về cơ sở để phòng, chống, dập dịch. Cơ quan chức năng cũng cần siết chặt hơn nữa việc vận chuyển, mua bán, giết mổ động vật; nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Có như vậy, chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn trâu bị mới được kiểm sốt và đẩy lùi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 41)