Hệ thống sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43)

2. Các bệnh dịch trên bò

3.1. Hệ thống sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi

31

- Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng. Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh kịp thời.

- Dùng các biện pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn bằng cách phơi khô, ủ rơm với ure, ủ chua thức ăn xanh.

- Sử dụng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bột sắn, thức ăn hỗn hợp,...) trong khẩu phần ăn cho bò, đặc biệt là giai đoạn vỗ béo. Trước khi bán, giết thịt bà con nên vỗ béo bò trong khoảng thời gian 2-3 tháng, bổ sung lượng thức ăn tinh bằng 0,75-1,15% khối lượng cơ thể.

- Tận dụng tối đa các sản phẩm nơng nghiệp có sẵn như ngơ, lúa, lạc, đậu tương để phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp vừa đảm bảo sạch sẽ, dễ sử dụng, dễ bảo quản, tiết kiệm chi phí.

b. Đảm bảo cơng tác vệ sinh thú y

- Chuồng nuôi đảm bảo thống mát, sạch sẽ, nên có màng lưới xung quanh để chống ruồi, muỗi và côn trùng khác.

- Xử lý triệt để chất thải trong chăn nuôi bằng hố ủ phân hoặc hầm biogas, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh xung quanh chuồng nuôi.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và ngồi chuồng ni bằng các dung dịch sát trùng như Han-iodine, Benkocid,…

- Định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng như sán lá gan, giun đũa ở bê nghé, kí sinh trùng đường máu cho bị.

- Tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh cho bò theo hướng dẫn của cơ quan thú y như bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.

- Hàng ngày quan sát, kiểm tra sức khỏe của bị. Khi thấy bị có biểu hiện khác thường phải theo dõi, có chế độ chăm sóc, điều trị thích hợp hoặc báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

3.2. Quản lý sức khỏe đàn bò từ công tác giống

- Định kỳ kiểm tra sức khoẻ và có lịch tiêm phịng các bệnh chính theo quy định hiện hành (tụ huyết trùng, lở mồm long móng...), các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (lao, sảy thai truyền nhiễm, xoắn trùng, bệnh ký sinh trùng đường máu...) tùy theo tình hình dịch tễ của vùng để có u cầu cụ thể về quy trình phịng bệnh.

- Bên cạnh đó, cơng tác cải tạo giống trong chăn ni bị đóng vai trị quan trọng trong nâng cao sức khỏe đàn bò, nhằm để nâng cao thể vóc, chất lượng đàn bị, người chăn ni nên sử dụng bị đực giống có chất lượng tốt, năng suất cao như bò lai Sind, lai Brahman cho phối giống trực tiếp với bò cái địa phương.

32

3.3. Sách lược quản lý dịch bệnh

a. Giải pháp quản lý dịch bệnh và điều trị bệnh

Khi điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người điều trị, thời điểm ngưng thuốc. Khơng bán bị trong thời gian cách ly thuốc. Khi phát hiện bò chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.

Việc sử dụng thuốc và vaccine phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan thú y, cán bộ thú y và nhà sản xuất. Vaccine và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng. Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau. Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí. Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vaccine và thuốc thú y cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.

Khi điều trị bệnh cần phải cách ly để phịng ngừa lây lan khi bị có biểu hiện bệnh. Ghi chép tất cả các thơng tin liên quan đến q trình điều trị. Trong trường hợp không thể chuyển ra khu cách ly riêng thì phải đưa vào ơ chuồng riêng.

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị cần phải tuân thủ đúng quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ. Không được sử dụng những kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi khai thác sữa hay giết thịt.

b. Giải pháp phòng bệnh

Với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine cho bò bao gồm các bệnh sau: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng; các bệnh truyền nhiễm truyền lây giữa động vật và người phải giám sát định kỳ đối với bệnh: Sẩy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn; căn cứ yêu cầu thực tiễn của cơng tác phịng, chống dịch bệnh động vật, đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở bị mà có các giải pháp cụ thể như sau:

* Bệnh lở mồm long móng

- Phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine: Tất cả các đối tượng bò sữa đều cần được tiêm vaccine Lở mồm long móng theo kế hoạch của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn và tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định. Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình ni, tiêm phịng bổ sung đối với bị mới phát sinh, đàn bò đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phịng theo kế hoạch của Bộ Nơng

33

nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

Khi có ổ dịch xảy ra cần tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho bò khỏe mạnh tại nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngồi vào trong đối với bị mẫn cảm tại những nơi chưa có dịch trong cùng địa phương và các vùng tiếp giáp xung quanh vùng có dịch.

- Giám sát bệnh Lở mồm long móng: Cần giám sát lâm sàng thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với bò mới đưa vào trang trại, mới ni, bị trong vùng có ổ dịch cũ. Khơng mua bán, vận chuyển bị từ vùng có dịch sang các vùng chưa có dịch.

- Xử lý bò mắc bệnh: Tiêu hủy bắt buộc bò chết, bò mắc bệnh khơng có khả năng điều trị hồi phục hoặc bị mắc bệnh với típ virus Lở mồm long móng mới hoặc típ virus khơng xuất hiện trong thời gian 10 năm trở lại đây.

Việc xử lý bò mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Lở mồm long móng hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận bị bị mắc bệnh Lở mồm long móng.

- Lấy mẫu chẩn đoán xét nghiệm bệnh: Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm mầm bệnh là dịch mụn nước, niêm mạc xung quanh mụn nước, biểu mô, máu... Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Mẫu được giữ trong dung dịch bảo quản, trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nơng nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận.

b. Bệnh tụ huyết trùng trên bò

- Phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine: Tất cả các đối tượng bò đều cần được tiêm vaccine tụ huyết trùng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định. Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình ni, tiêm phịng bổ sung đối với bị mới phát sinh, đàn bò đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phịng theo kế hoạch của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Căn cứ vào điều kiện chăn ni, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng. Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine.

34

Tiêm phịng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra cần tổ chức tiêm phòng ngay cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch đối với gia súc mẫn cảm tại vùng chưa có dịch trong cùng địa phương và các vùng xung quanh chưa có dịch.

- Giám sát bệnh tụ huyết trùng: Quan sát, phát hiện gia súc mắc bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh. Lấy mẫu xét nghiệm gia súc bị chết nghi do mắc bệnh tụ huyết trùng để phân lập vi khuẩn gây bệnh.

- Xử lý gia súc mắc bệnh: Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, tiêu hủy gia súc chết do mắc bệnh tụ huyết trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Chẩn đoán xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm là máu tim, dịch xoang bao tim, phổi, xương ống,… đựng vào lọ miệng rộng hoặc túi nylon do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.

4. Thực hành

Tiêu độc sát trùng chuồng trại ni trâu bị và tiêm vaccine ngừa bệnh. a. Tiêu độc sát trùng

* Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng

- Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.

- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.

- Phải để khơ hồn tồn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.

* Quy trình vệ sinh, sát trùng

Bước 1. Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa

Hầu hết các thuốc sát trùng khơng có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi,...

Bước 2. Rửa sạch bằng nước

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn,… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe,...), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

35

Bước 3. Tẩy bằng xà phịng, nước vơi hoặc thuốc tẩy:

Dùng nước xà phịng, nước vơi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4. Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha lỗng. Khơng được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.

Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5. Để khô

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

b. Tiêm vaccine ngừa bệnh: cần lập kế hoạch tiêm phòng cho thú.

- Đối tượng tiêm phòng; - Phạm vi tiêm phòng; - Thời gian tiêm

- Loại vaccine,…

Sinh viên sẽ tiêm vaccine cho bò tại trại chăn nuôi hoặc tại cơ sở (địa phương) theo hướng dẫn của kỹ thuật trại / thú y cơ sở.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các bệnh dịch trên bị?

2. Chiến lược quản lý sức khỏe vật ni? 3. Quản lý sức khỏe đàn bị từ cơng tác giống? 4. Sách lược quản lý dịch bệnh?

36

CHƯƠNG 4

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA CẦM MH40-04

Giới thiệu

Nội dung chương 4 nhằm giới thiệu các bệnh dịch trên đàn gia cầm; bệnh Cúm gia cầm, bệnh Newcastle. Các kiến thức về về chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn gia cầm,… cũng như những nguyên tắc cơ bản của các biện pháp kiểm soát bệnh được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày các bệnh dịch có thể xảy ra trên gia cầm và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch hiệu quả.

- Kỹ năng: Xây dựng được hệ thống, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia cầm hiệu quả.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong cơng tác quản lý dịch bệnh.

1. Giới thiệu

Chăn nuôi gia cầm là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như trong việc cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức: chăn ni nhỏ lẻ cịn phổ biến, mang tính tự phát, thiếu liên kết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, kháng sinh điều trị sử dụng chưa đúng cách, chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng đảm bảo, giá sản phẩm đầu ra bấp bênh,… làm giảm hiệu quả của ngành chăn nuôi.

2. Các bệnh dịch trên gia cầm a. Bệnh Cúm gia cầm a. Bệnh Cúm gia cầm

* Nguyên nhân

- Do virus cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc tính biến chủng liên tục, đến nay đã có những nhánh gây bệnh chủ yếu: Clade 1.1, Clade 2.3.2.1 A, Clade 2.3.2.1 B, Clade 2.3.2.1 C.

- Tất cả gia cầm các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh song phổ biến nhất là ở gà từ 4-8 tuần tuổi, vịt và ngan là nguồn mang trùng. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân.

37 - Gà sốt cao, uống nhiều nước.

- Gà khó thở, viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mắt, nước mũi, ho hen, hắt hơi, vảy mỏ.

- Mào tích thâm, tím tái, sưng phù, hoại tử. - Tiêu chảy phân xanh, phân trắng, phân vàng. - Xuất huyết da chân.

- Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao. * Bệnh tích

- Viêm đường hơ hấp trên, viêm túi khí.

- Xuất huyết trên bề mặt các cơ và các cơ quan nội tạng như gan, tim, tụy, lách và thận.

- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim, vành tim và mỡ bụng.

- Xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn,…

b. Bệnh Newcastle

- Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở loài cầm (gà, các loại chim), ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh thường ghép với nhiều bệnh gia cầm khác gây ra tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại kinh tế lớn.

- Bệnh Newcastle được phát hiện đầu tiên năm 1926 tại thành phố Newcastle, vùng Đông Bắc nước Anh. Bệnh đã xuất hiện khắp các châu lục trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm dịch vẫn xảy ra ở nhiều địa phương gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta.

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh Newcastle do một loài virus thuộc giống

Avulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra.

- Dựa vào các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, có thể phân loại bệnh Newcastle thành 4 thể bệnh chính, bao gồm:

+ Thể độc lực cao hướng nội tạng (Viscerotropic velogenic); + Thể độc lực cao hướng thần kinh (Neurotropic velogenic); + Thể độc lực trung bình (Mesogenic);

+ Thể độc lực thấp (Lentogenic).

Virus gây bệnh Newcastle độc lực cao có thể gây chết gia cầm trong thời gian ngắn khi gia cầm chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Đàn gia cầm chưa được phòng bệnh bằng vaccine thì khi nhiễm bệnh có thể chết đến 100%.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)