2022 Biết ơn hoá hành động, Lấm bẩn Tăng doanh thu trên Ushop hoá tết vu
2.3.2. Môi trường vĩ mô
2.3.2.1. Mơi trường kĩ thuật
Ln có chính sách bảo mật thơng tin của khách hàng khi thực hiện giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
(Nguồn: https://u- shop.vn/terms-of-use) Hình 2. 7: Cam kết bảo mật thông tin khách hàng trên website Ushop
Môi trường kinh tế gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của cơng ty. Hoạt động đó ảnh hưởng từ tình hình kinh tế ổn định, thu nhập, giá cả, ….
- Cơ cấu ngành có xu hướng phát triển thương mại, dịch và thu hẹp nông nghiệp Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành thay đổi. Nhận thức được điều trên giúp công ty đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Tốc độ kinh tế hằng năm cao nhưng chưa bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngồi như tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu kéo dài từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát, lạm phát trong vòng 3 năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số.
Theo Tổng cục Thống kê lạm phát cơ bản tháng 3/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Điều này khiến cho bất cứ doanh nghiệp nào cũng lao đao do chi phí đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân Unilever cũng gặp khơng ít những khó khăn nhất định.
- Thu nhập bình quân của người dân chưa cao
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đại bộ phận người Việt Nam vẫn ở ngưỡng thu nhập trung bình và thấp khi so sánh với 1 số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philipin, Malaysia, Indonesia… Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình cơng ty cũng gặp phải 1 số những khó khăn nhất định, chẳng hạn như xác định sẽ cung cấp những loại sản phẩm nào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Công ty sẽ giải quyết đồng thời cả 2 vấn đề cùng 1 lúc. Đó là vừa thích nghi hóa sản phẩm của mình với địa phương, vừa phải đưa ra những sản phẩm có giá rẻ trên thị trường. Đồng thời cơng ty phải có lợi nhuận. Đây là vấn đề thực sự khó khăn với cơng ty. Mặc dù vậy theo đánh giá của cơng ty người Việt Nam tuy có thu nhập thấp, song đông đảo và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất cao, cho nên “ năng nhặt, chặt bị” cơng ty vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được và có được lợi nhuận bằng cách làm cho các sản phẩm của công ty phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.
2.3.3.3. Mơi trường chính trị pháp luật
Bảo vệ quyền riêng tư người tiêu dùng và bảo mật thông tin chi tiết.
Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 40 quốc gia đã ban hành các quy định pháp luật về
bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng. Những kinh nghiệm của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Malaysia và Trung Quốc và nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngồi... đã được phía Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và căn cứ vào tình hình thực tiễn Việt Nam để đưa ra các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong Luật An tồn thơng tin mạng. Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như các luật về viễn thông, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử đều đã có quy định về quyền cơ bản của cơng dân và bảo vệ thông tin cá nhân.
2.3.3.4. Mơi trường văn hóa – xã hội - Xu hướng tiêu dùng xanh
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay không chỉ địi hỏi sự thơng minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm. Trước bối cảnh dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng.
-> Đây cũng là lợi thế cho Omo dễ dàng truyền tải chiến dịch “Phủ xanh” của họ.
- Xu hướng tiêu dùng online
Từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử tăng mạnh. Đến nay, đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó, gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử và thanh tốn mua hàng qua mạng.
Về phía khách hàng, trong năm 2021, người dân đã thay đổi nhiều thói quen và hành vi tiêu dùng. Theo báo cáo của Lazada, 58% người tiêu dùng Việt tham gia khảo sát cho biết, họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng hóa trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì, bởi 53% khách hàng thừa nhận, mua hàng trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.