Vi sinh vật trong nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

Người ta nghiên cứu các hệ vi sinh vật nổi và vi sinh vật ở đáy nước nhằm mục đích căn cứ vào sự khác nhau của các loại sinh vật này mà xác định tính chất của nước. có loại sinh vật thích hợp với nước bẩn, có nhiều chất hữu cơ, có loại chỉ thích hợp với nước sạch.

3.1. Khu hệ vi sinh vật ở nước bẩn

Thường gồm các vi khuẩn khơng có lơng, có ngun sinh động vật có tiêm mao.

3.2. Khu hệ ở nước có chất hữu cơ vơ cơ hóa

Khu hệ vi sinh vật ở nước có chất hữu cơ vơ cơ hóa: (sinh ra NO2, NO3) gồm các tảo tiêm mao trừ cá.

3.3. Khu hệ nước sạch

Khu hệ nước sạch: gồm tảo, hải miên, cá, thực vật thủy sinh có hoa,… vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh trong nước.

21

Hầu như mọi loại nước trong tự nhiên đều có chứa nhiều vi khuẩn. Khi chất dinh dưỡng trong nước đầy đủ, nhiệt độ thích hợp 20°C, nước ở trạng thái yên tĩnh thì lượng vi khuẩn phát triển rất nhanh. Ngược lại, sức bức xạ của mặt trời mạnh (có thể sâu 2m vẫn cịn khả năng diệt vi khuẩn), lượng chất vô cơ nhiều, chất hữu cơ ít, nước chảy mạnh, nguyên sinh động vật ăn vi khuẩn, vi khuẩn đối kháng,… nhiều thì lượng vi khuẩn sẽ giảm.

3.4. Yếu tố ảnh hưởng phân bố các vi sinh vật trong nước

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của vi sinh vật trong nước. - Yếu tố vật lý: phụ thuộc vào thể tích nguồn nước, khí hậu, nắng, mưa. - Yếu tố hóa học: gồm cặn bã các chất hữu cơ, tình hình vệ sinh xung quanh nguồn nước, độ pH, oxy.

- Sự đấu tranh sinh tồn đối kháng giữa các vi sinh vật trong nước.

- Trời nóng, nắng ít nhât vi sinh vật hơn trời mát, do các vi sinh vật khi bị bức xạ thường ẩn xuống dưới. Do vậy, số lượng vi sinh vật thường tăng theo độ sâu của nước.

- Vi sinh vật thường tập trung đầu nguồn nhiều hơn ở hạ lưu. - Trình độ dân cư trong hoạt động, vệ sinh,...

3.5. Vi trùng và ký sinh trùng trong nước

a. Vi trùng

- Trong nước gồm nhiều loại vi sinh vật sống và phát triển, đây là nguồn lây lan bệnh đi khắp nơi tạo nên các ổ dịch theo nước chảy (1ml nước có tới hàng nghìn vi sinh vật).

- Tất cả nước máy, giếng, ao, hồ, sơng, suối,... đều có vi sinh vật nó thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Chất dinh dưỡng có trong nước;

+ Nhiệt độ (nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển từ 20- 40°C); + Thể tích nơi chứa nước;

+ Trạng thái nước: nước chảy mật độ ít, nước tĩnh tù đọng mật độ cao. + Sự bão hòa oxy trong nước, các vi sinh vật đối kháng và tình hình dân cư. Hoạt động vệ sinh 2 bên bờ sông, ao, suối.

b. Ký sinh trùng: Nước là môi trường sống và phát triển của nhiều loại ký sinh trùng, là nguồn gây bệnh.

22

- Chuẩn độ Coli (Colilitte): là thể tích nước nhỏ nhất tìm thấy 1 vi khuẩn E.

coli. Thể tích càng nhỏ chuẩn độ Coli thấp, chứng tỏ nước bẩn. Chỉ tiêu vệ sinh

của Mỹ 500ml nước/vi khuẩn E. coli; Việt Nam 50 ml nước/vi khuẩn E. coli. - Chỉ số Coli (Coli index) là số E. coli /1 lít nước. Mỹ 2 vi khuẩn/lít, Việt

Nam 20 vi khuẩn/lít.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)