1.1. Định nghĩa
An toàn sinh học là việc áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh.
An tồn sinh học trong chăn ni lợn: Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái (theo QCVN 01-14:2010/ BNNPTNT).
An tồn sinh học trong chăn ni gia cầm: Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái (theo QCVN 01-15:2010 /BNNPTNT).
Tóm lại an tồn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp VỆ SINH GIA SÚC nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn ni đó, mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm sạch, đạt chất lượng và an toàn.
52
là các biện pháp (bao gồm cả kỹ thuật và quản lý) nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái
1.2. Phân biệt “biosecurity và biosafety”
An ninh sinh học (biosecurity) đề cập đến các biện pháp nhằm ngăn chặn sự du nhập và / hoặc lây lan của các sinh vật có hại (ví dụ: vi rút , vi khuẩn ,…) sang động vật và thực vật để giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm . Trong nông nghiệp , các biện pháp này nhằm bảo vệ cây lương thực và vật nuôi khỏi sâu bệnh , các loài xâm lấn , và các sinh vật khác khơng có lợi cho phúc lợi của dân số.
An toàn sinh học (biosafety) là khái niệm chỉ sự bảo vệ tính tồn vẹn sinh học. Đối tượng của các chiến lược an toàn sinh học bao gồm biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
An toàn sinh học liên quan đến các lĩnh vực sau:
- Sinh thái học: đảm bảo an toàn trong việc di chuyển sinh vật giữa các vùng sinh thái.
- Trong nông nghiệp: hạn chế nguy cơ, tác hại có thể sảy ra do virus hoặc sinh vật biến đổi di truyền, prion (protein trong hội chứng xốp não - bệnh bò điên), hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong thực phẩm,...
- Trong y học: đảm bảo an tồn trong sử dụng các mơ hay cơ quan có nguồn gốc sinh vật, sản phẩm trong liệu pháp di truyền, các loại virus, đảm bảo an toàn phịng thí nghiệm theo mức độ nguy cơ (cấp 1, 2, 3, 4).
- Trong hóa học: theo dõi nồng độ của nitrate trong nước, hóa chất thuộc nhóm polychlorinated biphenyl (các polychlorinated biphenyl ảnh hưởng đến sinh sản).