Thành phần hóa học của nước có ảnh hưởng đến tính chất của nước?

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 38)

4. Ô nhiễm nước ngầm, nước bề mặt và quá trình tự làm sạch của nước

5.1. Thành phần hóa học của nước có ảnh hưởng đến tính chất của nước?

+ Nước sông là môi trường sống và phát triển của nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng,…

- Đánh giá vệ sinh nước sông

+ Nước sông về cơ bản là không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nếu khơng có điều kiện lọc nước phải chọn vị trí sạch sẽ làm nơi cho gia súc uống nước và tắm rửa. + Ở miền Bắc, có một số sơng lớn như sơng Hồng, sơng Cầu, sơng Lơ… có lượng phù xa nhiều, độ nhiễm bẩn cao. Sông Hồng phù sa đạt 450-500g/m3 và tỷ lệ vi khuẩn E.coli cao trên 100000 vi khuẩn/lít. Đặc biệt nếu các sơng có nguồn nước từ đồng ruộng vào tỷ lệ các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella,… lên cao.

4.3. Quá trình tự làm sạch của nước

Nước sau một thời gian nhiễm bẩn nó tự rửa sạch được. Q trình này dựa vào tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật diễn ra trong nước.

a. Tác dụng rửa sạch vật lý

- Các vật trơi nổi có kích thước và khối lượng lớn hơn sau một thời gian tự lắng kéo theo cả vi sinh vật và ký sinh trùng.

- Khi nước được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dưới tác dụng của các tia bức xạ có tác dụng sát trùng làm nước sạch hơn.

b. Tác dụng rửa sạch của vi sinh vật

- Trong nước diễn ra sự tồn tại phát triển và cạnh tranh của các loài vi sinh vật và trong q trình đó có sự cạnh tranh sinh tồn giữa các vi sinh vật với nhau, có sự đối kháng giữa chúng. Ví dụ: vi khuẩn E.coli kháng vi khuẩn Salmonella.

- Khi nước được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dưới tác dụng của các tia tử ngoại có tác dụng sát trùng làm cho nước sạch hơn.

5. Thực hành

5.1. Thành phần hóa học của nước có ảnh hưởng đến tính chất của nước? nước?

→ Các tác nhân hóa học có ảnh hưởng lớn tới khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.

a. Độ pH của nước

- pH của nước trung bình từ 6,5-9,5; tốt nhất là trung tính pH = 7 hoặc khoảng 6,5-7,5.

24

- Khi pH dưới 7 (có tính axit) lượng CO2 cao. Ngun nhân do có sự phân giải các chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm có tính axit như H2CO3. Do vậy, khi pH thấp do trong nước nhiễm quá nhiều tạp chất hữu cơ.

- Khi pH > 7 có tính kiềm có thể do nước có chứa nhiều gốc Mg2+, Ca2+ (các chất Mg(HCO3)2; Ca(HCO3)2 thường gặp nhiều trong nước ngầm).

b. Lượng oxy hòa tan (Disolvel oxygen DO) - Thay đổi theo nhiệt độ và áp suất nước;

- Tùy thuộc vào các hoạt tính lý, hóa, sinh hóa của nguồn nước;

- Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ơ nhiễm nguồn nước và kiểm sốt q trình xử lý chất thải;

- Nước ngầm, nước ơ nhiễm có DO thấp; cịn nước có nhiều sinh vật quang hợp có DO cao.

c. Độ cứng của nước: Do các ion Ca2+, Mg2+,... của các muối tạo nên.

- Do muối Ca và Mg hòa tan gây nên (chủ yếu muối cacbonat và muối sunfat). Thường muối Ca có nhiều hơn muối Mg, muối Cacbonat có nhiều hơn muối sunfat. Trong nước có CO2 thì làm cho muối Ca và muối Mg thấm vào nước.

- Độ cứng của nước chia thành các loại:

+ Tổng độ cứng chưa qua xử lý: tổng số muối Mg và muối Ca trong nước + Độ cứng vĩnh cửu: được cấu tạo bởi các loại muối CaSO4, MgSO4 hoặc CaCl2. Sau khi đun sơi 1 giờ thì các muối này không bị phân hủy.

+ Độ cứng tạm thời: sau khi đun sơi 1 giờ thì mất đi.

+ Bệnh tiêu chảy của bê nghé ở miền Nam có nguyên nhân là do uống nước có độ cứng quá cao, làm tăng nhu động ruột. Ngồi ra uống nước q cứng cịn gây viêm ruột, dạ dày, túi mật.

- Biểu thị của độ cứng: 1°

+ 1° tương ứng với 10mg CaO hoặc 7,19mg MgO;

+ Nước mềm ≤ 10° (≤ 100 mg CaO hoặc 71,9 mg MgO/lít nước); + Nước trung bình: 20° (dùng hợp lý trong chăn nuôi);

+ Nước cứng > 20° và ở 40° nước quá cứng không dùng trong chăn nuôi. - Ảnh hưởng của độ cứng của nước với gia súc:

+ Nếu nước mềm ≤ 10° gây thiếu một số khoáng như Ca, Mg gia súc dễ mắc bệnh còi xương.

25

+ Nước quá cứng trên 400 đặc biệt lượng MgSO4 nhiều sẽ có hại là gia súc dễ mất nước, mắt hõm sâu, da khơ, gây rối loạn tiêu hóa.

d. Các nguyên tố vi lượng trong nước

- Trong nước tồn tại một số kim loại nặng như Hg, Cr, Mn, Fe gây phá hủy cơ quan tạo máu như tủy xương, lách có hại cho gia súc.

- Một số nguyên tố có trong nước và chỉ tiêu vệ sinh:

+ Fe: có nhiều tỏng nước làm nước có mùi tanh, vị chát và màu đục. Nếu lượng Fe2O3 và Fe(OH) nhiều gây lắng đọng, viêm ruột khi gia súc tắm dễ gây viêm lỗ chân lông và rối loạn chức năng da.

+ Quy định một số nguyên tố vi lượng trong tiêu chuẩn vệ sinh nước trong chăn ni:

+ Fe ≤ 0,3mg/lít, nếu trên 0,3mg/lít mùi tanh, màu vàng. + Flo < 0,5mg/lít dễ gây hà răng, sâu răng.

+ Cu ≤ 1mg/lít đối với gia súc, người ≤ 0,2 mg/lít. Nếu quá ít gây thiếu máu, nếu quá nhiều gây ảnh hưởng tới mùi vị.

+ Phenol dưới 0,005mg/lít. Nếu trong nước có Clo thì Clo sẽ kết hợp với phenol tạo ra Cloruaphenol mùi khó chịu, gia súc khó ăn uống.

+ Asen < 0,005 mg/lít, nếu lượng asen lớn hơn sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm. + Pb < 0,1mg/lít. Nếu cao hơn dễ gây bạch lỵ, bệnh tim, thần kinh.

+ Iod khi thiếu dễ gây Basedow (bệnh lý cường giáp = bướu giáp độc lan tỏa).

5.2. Kiểm tra, xử lý các nguồn nước

a. Làm sạch và trong (phương pháp kết tụ, phương pháp lọc)

Quá trình tự loại bỏ các chất ơ nhiễm khỏi nguồn nước, khử độ đục và khử màu của nước. Đây là quá trình xử lý cơ bản nhất đối với nguồn nước, gồm:

* Phương pháp sa lắng

- Là quá trình vận dụng sự sa lắng tự nhiên các vật trơi nổi trong nước các vật có kích thước và khối lượng nhất định tự chìm xuống dưới, quá trình này hay được vận dụng trong các bể chứa nước. Đây thực sự là quá trình tự làm sạch của nước.

26

- Mục đích: dùng các chất hóa học (chất kết tủa) cho vào nước làm khuyếch trương các hạt lơ lửng trong nước to lên, khi đạt tới một kích thước và khối lượng nhất định nó sẽ tự lắng xuống.

- Chất tích tụ

+ Thường dùng các loại phèn Al2(SO4)3.18H2O hoặc có thể dùng muối sắt Fe2(SO4)3.7H2O (phèn đen). Khi cho các chất này vào nước chúng phân ly ra các ion Al3+, Fe3+ mang điện tích dương và khi gặp các hạt keo tự nhiên mang điện tích âm sẽ xảy ra liên kết giữa chúng và tạo thành những sợi có kích thước lớn và lắng xuống (phản ứng này xảy ra không nhiều).

+ Khi các chất phèn vào nước chủ yếu tạo ra Al(OH)3 các chất này có tính chất xốp và nhầy do vậy có khả năng dính kết các vật trơi nổi kéo theo cả vi trùng và lắng xuống đáy làm sạch nước hơn.

- Ngày nay để kết tụ, sa lắng, làm sạch nước ta thường dùng phèn đen (phèn sắt III clorua) hoặc FeCl3.

* Phương pháp lọc nước

- Lọc nước là bước đi sau của sa lắng và kết tụ nước. Lọc nước là sự giữ lại các vật trôi nổi, các chất vô cơ, hữu cơ, vi khuẩn, ký sinh trùng,... có trong nước thơng qua q trình hấp thụ.

- Nguyên tắc: Sử dụng các ngun liệu có kích thước khác nhau tạo ra các lỡ lọc có đường kính khác nhau, trên cơ sở đó các lỡ lọc giữ lại các vật trơi nổi có kích thước tương ứng. Nếu ngun liệu lọc nhỏ kích thước lỡ lọc nhỏ, khả năng lọc nước càng sạch và ngược lại. Song nếu lỗ lọc quá nhỏ sau một thời gian bị bịt kín, nước khó thốt.

- Ngun liệu lọc thường dùng: sỏi, đá, cát vàng, than củi,...

- Các lớp chất liệu lọc thường là: tầng dưới là sỏi, sau đến lớp cát, trên cùng là lớp cát có kích thước các hạt cát rất nhỏ. Người ta cũng đặt thêm vào giữa các lớp chất liệu một lớp than hoạt tính, than củi hoặc bột than để khử mùi và khử sắt.

b. Khử sắt, mùi trong nước * Khử sắt

- Khi lượng sắt quá cao trong nước ảnh hưởng màu sắc và chất lượng nước. - Nguyên lý khử lý sắt: chuyển Fe2+ thành Fe3+ có khả năng kết tủa để loại bỏ sắt.

27

+ Dùng than các loại (than hoạt tính) để khử sắt: do khả năng hấp thụ tốt của than với sắt làm cho lượng sắt giảm.

+ Khi dùng vơi tơi khử sắt thì hàm lượng sắt giảm từ 10mg/lít xuống cịn 0,67mg/lít và từ 3,9mg/lít xuống cịn 0,55 mg/lít. Song nếu dùng than hoạt tính khả năng khử tốt hơn từ 3,9mg/lít xuống cịn 0,4mg/lít.

* Khử mùi, vị của nước

- Mùi, vị nước phụ thuộc vào nguồn nước và chủng loại vi sinh vật có trong nước.

- Nguyên lý khử mùi: là tìm hiểu nguyên nhân gây ra mùi và khử mùi loại trừ nó.

- Nguyên nhân gây ra mùi, vị của nước: do nhiều nguyên nhân + Do sự phân giải các hợp chất hữu cơ gây ra mùi;

+ Do xác động thực vật các chất thải nhà máy, khu dân cư.

- Để khử mùi của nước: người ta dùng than hoạt tính hoặc các chất có tính oxy hóa mạnh như Clo. Song sự khử mùi của nước chủ yếu là khử H2S.

c. Tiệt trùng nước (tiêu độc nước)

Là khâu cuối cùng của sử lý nước sau khi đã dùng các phương pháp sa lắng, lọc, kết tụ,... bằng phương pháp vật lý, hóa học.

- Mục đích: tiêu diệt các vi sinh vật có trong các nước. * Phương pháp dùng hóa chất

- Dùng Clo và các chế phẩm của Clo

+ Clo tự do ở dạng khí, màu vàng chanh và có mùi đặc trưng, Clo tác dụng trực tiếp tới nguyên sinh chất của tế bào vi sinh vật và tác động tới quá trình trao đổi chất của hầu hết các vi khuẩn khơng có nha bào đặc biệt là các vi khuẩn đường ruột: E.coli, salmonella, tả, lỵ,... đối với vi khuẩn có nha bào tác dụng của Clo kém hơn.

- Tác dụng sát trùng của Clo phụ thuộc vào nhiều yếu tố + Số lượng Clo hữu hiệu có tác dụng sát khuẩn tốt;

+ Nhiệt độ của nước thích hợp từ 20- 25°C tác dụng Clo tốt gấp 3 lần khi nhiệt độ nước ở 0- 3°C. Song khi nhiệt độ nước trên 25°C tác dụng sát trùng của Clo giảm.

+ pH < 7 (axit) tác dụng sát trùng Clo mạnh và khi pH kiềm tác dụng sát trùng của Clo kém.

28

+ Khi dùng Clo sát trùng nước: cần chú ý lượng Clo hữu hiệu (thường dùng từ 1,5- 2mg Clo/lít nước) để sau khi sát trùng song lượng Clo cịn dư dưới 0,5mg/lít nước. Nếu lượng Clo tồn dư nhiều hơn mùi khó chịu.

* Phương pháp tiêu độc nước khơng dùng hóa chất

- Thông thường dùng đèn huỳnh quang chiếu tia tử ngoại diệt vi trùng. - Dùng màng lọc kích thước nhỏ to khác nhau để lọc. Với lỗ lọc nhỏ hơn 0,45 micromet có thể lọc vi khuẩn E.coli.

- Dùng nhiệt độ: Đun sôi nước tiệt trùng, triệt để. Song để nước sôi sau 1 thời gian nước sẽ nhiễm trùng trở lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trị của nước đối với vật ni? Tính chất vật lý của nước?

2. Ảnh hưởng của các tác nhân hóa học trong nước đến sức khỏe vật nuôi? 3. Vi sinh vật trong nước?

4. Ô nhiễm nước ngầm, nước bề mặt và quá trình tự làm sạch của nước?

29

BÀI 3

VỆ SINH SÁT TRÙNG MĐ29-03

Giới thiệu

Nội dung bài 3 nhằm giới thiệu, liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác nhân sát trùng; chất vơ cơ lớn, nhỏ, mầm bệnh, nước và chất tẩy rửa. Các kiến thức về tính chất và cách sử dụng một số tác nhân sát trùng; iod, oxy già, virkon, chlorhexidine,... cũng như cách lựa chọn một chất khử trùng, sát trùng lý tưởng được đề cập đến trong bài này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực tác nhân sát trùng và một số thuốc sát trùng thơng dụng.

- Kỹ năng: Phân tích, so sánh các loại thuốc sát trùng; phổ kháng khuẩn, tính ăn mòn, hiệu quả kinh tế,... để chọn ra loại thuốc sát trùng phù hợp.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận khi chọn các loại thuốc sát trùng sử dụng cho trại chăn nuôi; lưu ý đến vấn đề kinh tế và hiệu quả.

Khái niệm sát trùng: là quá trình dùng các tác nhân vật lý hay hóa học tiêu diệt hay loại bỏ vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người và động vật đối với chường trại, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, và tất cả các đối tượng khác có khả năng bị vấy nhiễm trực tiếp hay giản tiếp, sau khi đã rửa sạch các đối tượng này.

Đây là một khâu quan trọng trong qui trình phịng dịch và chống dịch, cũng như an toàn sinh học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vệ sinh gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)