2. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG EU
2.2. Phân tích thị trường EU
2.2.3.5. Đối với tiêu chuẩn về lao động:
Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà q trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân,
lao động trẻ em.... đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
Nhận xét chung:
Tình hình kinh tế suy thối khơng chỉ khiến cho xuất khẩu vào thị trường EU gặp khó khăn do khu vực này thắt chặt chi tiêu, EU còn là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe. Hiện tại, EU vẫn đang duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối (cho 27 nước trong khu vực). Do đó, việc tăng xuất khẩu quá nhanh vào khu vực này có thể đưa đến các nước trong EU sẽ tiến hành một số biện pháp tự vệ, chống bán phá giá...Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường EU cần chú ý các yêu cầu về thuế và phi thuế như quy định về hóa chất (REACH) hay quy định TRACY về truy nguyên hàng hóa (nguồn gốc hàng hóa, số lơ sản xuất…). Một số quy định phi thuế mới như quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU). Trong năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã bị EU cảnh báo về các vi phạm này. Đồng thời, các nước trong khối EU cũng đang đẩy mạnh thực hiện Luật Nghề rừng (FLEGT), yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ rừng, sử dụng gỗ có nguồn gốc.
Để tiến tới việc cấp giấy phép FLEGT, các DN phải thiết lập được hệ thống những căn cứ pháp lý và nội dung văn bản tham chiếu làm cơ sở chứng minh được nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ được khai thác, chế biến, xuất khẩu theo quy định của Việt Nam. Gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khép kín trong tất cả các khâu từ rừng đến nơi tiêu thụ, xuất khẩu; đầy đủ các căn cứ xác minh đối với tất cả các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi tham gia thị trường XK. Phần lớn các DN hoạt động trong ngành gỗ hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng đáp ứng và thích nghi với FLEGT là điều khó khả thi. Số phận của gần 300.000 lao động trong ngành gỗ khi đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù EU đã đưa ra cam kết về việc hỗ trợ các DN và quốc gia áp dụng FLEGT nhưng với những doanh nghiệp nhỏ, họ khó có thể vươn tới các quy định về gỗ hợp pháp như dự kiến.Tin vui cho các doanh nghiệp là những doanh nghiệp đã có chứng chỉ FSC và COC sẽ rất thuận lợi khi cấp giấy phép FLEGT. Đồng thời thủ tục để được cấp giấy phép FLEGT hết sức gọn nhẹ, không phải mất thời gian giải trình về nguồn gốc hợp pháp sản phẩm gỗ của mình, khơng bị bên mua truy xét. Bên cạnh đó, giấy phép FLEGT sẽ mang lại cho sản phẩm của các DN giá trị lớn hơn.