CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DÀNH CHO XUẤT KHẨU CỦA

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu của việt nam sang thị trường EU,giải pháp (Trang 77)

4.1. Thực trạng tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU EU

4.1.1. Thành công và hạn chế

4.1.1.1. Thành cơng

Bất chấp bối cảnh khó khăn của kinh tế, đặc biệt khủng hoảng trầm trọng ở châu Âu,trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam sang châu Âu như: Dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản, hạt tiêu điều, đồ gỗ... tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, khoảng hơn 25% so với năm 2010. Riêng đối với thị trường EU gồm 27 nước thành viên, chỉ tính hết 10 tháng năm 2011, xuất khẩu đạt 13,2 tỷ USD, tăng tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái... Nguyên nhân của kết quả khả quan này là do sự giảm giá của đồng USD so với đồng Euro và sự tăng giá mạnh trên thị trường thế giới của một số mặt hàng, đặc biệt là nơng sản. Bên cạnh đó, trong điều kiện khủng hoảng nợ châu Âu, người tiêu dùng các nước có xu hướng quay lại dùng các sản phẩm hàng hóa có giá cả hợp lý, trong đó, hàng hóa Việt Nam có giá phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng ở mức thu nhập trung bình khá trở lên, đồng thời chất lượng đã được nâng cao.

Bên cạnh gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm Việt Nam ngày càng nâng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn khắc khe về kĩ thuật và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường này. Cụ thể, tốc độ tăng ấn tượng của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU:

Dệt may

Năm 2011, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã đạt kim ngạch 15,6 tỉ USD, trong những năm gần đây mức tăng trưởng xuất khẩu của ngành này đã đạt được mức 25-30%.

Năm 2011, Việt Nam xuất sang EU trị giá 2,4 tỉ USD hàng dệt may, chiếm 16% thị phần xuất khẩu của cả nước. Nhưng 6 tháng đầu năm nay con số này mới chỉ đạt được 1,12 tỉ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đang đàm phán, hy vọng thuế quan của hơn 90 sản phẩm xuất khẩu trong đó có hàng dệt may sẽ được hưởng chính sách cắt giảm thuế hoặc xuống đến 0%.

Giày dép

Tuy gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn nhưng xuất khẩu giày dép của nước ta trong quý II/2012 vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Nhiều doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu đến hết quý III/2012, có những doanh nghiệp đã có đơn hàng đến cuối năm 2012. Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày trong năm 2012 có thể đạt khoảng 7,3 tỷ USD, đạt tỷ lệ tăng trưởng 12% so với năm 2011.

Theo Hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO), kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt kim ngạch trên 3 tỉ USD, tăng trên 7,6% so với cùng kì năm 2011.

Đồ gỗ

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2012 đạt 606,1 triệu USD, tăng 22,32% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng trong tháng 2, xuất khẩu mặt hàng này đạt kim ngạch 317,5 triệu USD, tăng 10,02% so với tháng liền kề trước đó.

Những năm qua xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam luôn đạt con số trên 1 tỷ USD kim ngạch và là mặt hàng có sức tăng trưởng ấn tượng.Cụ thể,năm 2010 đạt 3,44 tỷ USD, tăng gấp 10 lần năm 2000; 7 tháng đầu năm 2011 đạt 2,1 tỷ USD.Riêng 4 tháng đầu 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1 tỷ USD, tăng12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi FLEGT có hiệu lực, chỉ cần đạt chứng chỉ FLEGT, doanh nghiệp có thể rộng cửa xuất khẩu đồ gỗ vào EU mà không cần thêm chứng chỉ nào khác.

Thời gian gần đây một số nước Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có xu hướng giảm nhập khẩu gỗ và đồ gỗ từ Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng mức xuất khẩu tại các thị trường này trong tương lai. Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.

Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.

Thủy sản

Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thuỷ sản

lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn.

Chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến.

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 6,118 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010.EU dẫn đầu các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó chủ lực là cá tra, cá basa khi chiếm kim ngạch trên 317 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước đó và chiếm tỉ trọng 24,9%. Đặc biệt, từ tháng 3 đến nay, EU đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành thị trường nhập khẩu nhuyễn thể lớn nhất của Việt Nam, với mức xuất khẩu 4 tháng đầu năm đạt 11,4 nghìn tấn và 35,4 triệu USD.

Nông sản

Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của nông sản Việt Nam, từ cao su, tiêu, điều, càphê… đều được mùa, được giá. Đây cũng là năm đầu cơ tài chính thế giới cực mạnh nên thanh khoản trên các thị trường lớn, tạo điều kiện cho giá các mặt hàng nông sản bung lên.

Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 7 tháng đầu năm 2012 ước đạt 15,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các mặt hàng nơng sản chính vẫn đóng vai trị chủ đạo với giá trị xuất khẩu ước đạt 8,9 tỷ USD. Cụ thể, mặt hàng cà phê ước xuất khẩu 7 tháng đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng về cả lượng (31,6%) và giá trị (25,4%).

Việt Nam tiếp tục giữ vững là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng thứ 1 thế giới với lượng điều xuất khẩu 7 tháng ước đạt 120.000 tấn, kim ngạch 828 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng tiêu cũng tăng hơn 20% về giá trị khi xuất khẩu được 80.000 tấn với giá trị đạt 546 triệu USD.

Kết quả xuất khẩu gạo tính đến ngày 17.7, đạt 3,664 triệu tấn, trị giá 1,706 tỷ USD. Năm nay, cùng với cao su, gạo là mặt hàng gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu có nhiều biến đổi. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt khoảng 458 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn lạc hậu và tập trung quá lớn vào mặt hàng chủ lực. Tuy có nhiều chuyển biến tích cực, song đến nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu nông sản, thủy sản và một số mặt hàng gia công (như quần áo và giày dép).

 Đối với hầu hết nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng sản xuất nguồn nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật khắc khe để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, hàng hóa tạo ra giá trị gia tăng không lớn, chủ yếu là gia công-tức là lấy công làm lời, chỉ tận dụng được lợi thế từ nguồn lao động rẻ. Do tỷ lệ giá trị gia tăng thấp, Việt Nam buộc phải duy trì tăng trưởng XK mạnh các mặt hàng này nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong GDP bằng cách XK ồ ạt các mặt hàng chủ lực này vào một số thị trường lớn (như Mỹ, Nhật, EU). Điều này khiến các danh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải đối mặt với các biện pháp tự vệ do các quốc gia này đưa ra để bảo vệ sản xuất nội địa.

 Nguồn cung ứng sản phẩm của Việt Nam chưa ổn định về cả chất lượng và số lượng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Sự lên xuống thất thường của giá cả ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản lượng. Cụ thể, khi giá cả tăng cao, người dân ồ ạt trồng, tạo nguồn cung sản phẩm lớn, đến khi giá giảm, người dân lại chặt bỏ để chuyển sang các mặt hàng có giá cao khác. Hay đối với mặt hàng thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tơm, khơng ít lần đã bị Eu trả về Việt Nam. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành thủy sản nói riêng và tồn ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.Một nguyên nhân khác là do hoạt động thu mua hàng của Việt Nam còn yếu kém, không dự trữ đủ hàng phục vị cho xuất khẩu.

 Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chưa thật tốt, khơng dự đốn được sự biến động của thị trường

 Trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm rõ những qui định của EU, chưa coi trọng vai trị của việc đồn kết để tạo lợi thế cạnh tranh. Vai trò của các Hiệp hội ngành hàng cũng chưa được phát huy tối đa, bảo việc quyền và lợi ích của các doanh nghiệp. Bênh cạnh đó, nhân lực cũng là vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp

 Số vụ kiện chống bán giá của thị trường Eu với Việt Nam ngày càng tăng trong các năm gần đây. Cụ thể, hiện này Eu đã áp dụng chống bán phá giá với 10 mặt hàng của Việt Nam,Tuy nhiên,Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp phịng tránh các vụ kiện này cũng như các biện pháp chứng minh Việt Nam không bán phá giá ở các thị trường này.

4.1.1.3. Thuận lợi

 Sau 50 năm nỗ lực hịa hợp, EU có khung pháp lý thống nhất, ổn định.So với các thị trường khác, EU chỉ có duy nhất một hàng rào thuế quan, nên hàng hóa tự do luân chuyển sau khi được phép vào thị trường này. EU cũng khơng có bất kỳ rào cản nào đối với Việt Nam hay một nước thứ 3 khác. Đây là thị trường lớn có nhu cầu nhập khẩu lớn và khả năng thanh toán cao. Thị trường cần nhiều sản phẩm mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu và có khả năng cung cấp máy móc, cơng nghệ, ngun liệu cao cấp mà Việt Nam đang cần để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

 Nhiều nước EU dành nhiều ưu đãi cho Việt Nam trong hoạt động thương mại và đầu tư. Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, với mức thuế giảm trung bình 3,5 điểm phần trăm, tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP vào khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

 Trong bối cành kinh tế khó khăn , bộ Cơng Thương nhận định, trong khi nhiều mặt hàng được nhập khẩu vào thị trường châu Âu như xe hơi, vật liệu xây dựng, đồ điện và điện tử, đồ gia dụng... giảm mạnh thì các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, thực phẩm, quần áo, giày dép, cà phê, thuỷ sản... lại được duy trì ở mức cao, thậm chí tăng về lượng. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường Eu là rất lớn, đặc biệt là Đức-một quốc gia trong những cường quốc của thế giới.

 Nhiều dự án ODA hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại.

 Số thành viên EU đã lên đến con số 27 nước, nhiều nước Đông Âu trước đây là bạn hàng truyền thống của Việt Nam cũng đã gia nhập EU: Hungary, Bungaria, Sec, Slovakia,Ba Lan…Những nơi này cần nông sản nhiệt đới, hàng thủy sản, giày dép, gạo, thực phẩm chế biến….Chỉ cần giao thương hàng hóa với một quốc gia trong một chuỗi kinh foanh thì Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu sang các quốc gia khác cũng cùng thuộc hệ thống đó

 Cộng đồng người Việt sống ở EU chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đây là chỗ dựa cho các doanh nghiệp về thơng tin, về hệ thống phân phối hàng hóa. .

 Trưởng đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Ơng Doyle khẳng định “xuất khẩu VN cịn có thể tăng trưởng một cách mạnh mẽ hơn nếu VN gia nhập các chuỗi sản xuất cao. Chẳng hạn, VN không nên xuất khẩu những hạt cà phê thơ mà nên sấy và đóng gói trước khi xuất khẩu. Việc làm này sẽ giúp xuất khẩu VN có lợi nhuận cao hơn và tạo thêm việc làm cho nhân công. Phương pháp này cũng nên áp dụng với các mặt hàng thủy sản, thủ công mỹ nghệ...”

Việt Nam - EU đang khởi động vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA .Một khi FTA được kí kết, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu,

cải thiện yêu cầu về thuế, phi thuế, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, dịch vụ cũng như xuất khẩu của đôi bên. Việt Nam sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường, được tham gia các sân chơi bình đẳng, đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ tăng lên và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Na phải chịu tác động mạnh từ những bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong nước nên ln ở trong tình trạng khó khăn. Khó khăn lớn nhất là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.

 Chi phí sản xuất trong nước tăng cao do chủ trương tiếp tục điều chỉnh giá một số hàng hóa theo thị trường. Một số ngành chủ lực như dệt may, da giày hiện đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như giá nhân cơng, chi phí đầu vào tăng cao do khơng chủ động được nguồn nguyên liệu.

4.1.1.4. Khó khăn và thách thức

 Khó khăn thứ nhất đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngơn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hố vào thị trường EU lại được lưu thơng trên tồn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước cịn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nếu khơng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chuyển từng lơ hàng nhỏ vào để thích ứng với từng vùng, miền, quốc gia hay nhóm tiêu dùng. Như vậy thì hiệu quả quy mơ kinh tế sẽ khơng cao.

 Khó khăn thứ hai mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải hiện nay đó là thị trường EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khoẻ

con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Và vì vậy khơng thể doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật này.Đồng thời quy định về IUU (chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý) cũng đã được áp dụng từ tháng 6/2009, yêu cầu giấy phép đánh bắt với các sản phẩm hải sản, tạo thêm thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu.

 EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu của việt nam sang thị trường EU,giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)