2. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG EU
2.2. Phân tích thị trường EU
2.2.4. Tình hình cạnh tranh của một số mặt hàng chủ lực
Năm sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu vào EU của Việt Nam gồm: giầy dép: 4,5 tỷ, dệt may: 2,3 tỷ, cà phê: 1,4 tỷ, thủy hải sản: 1,1 tỷ và đồ nội thất: 1 tỷ), chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu vào EU năm 2008. Cũng trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra (65% năm 2009), vì thế xuất khẩu sang EU dễ phải hứng chịu những cú sốc đối với một số ngành công nghiệp như đã thấy khi xuất khẩu từ VN sang thị trường này giảm 15% năm 2009 (giầy dép: - 20%, cà phê: -26%, đồ nội thất: -20%, dệt may giảm 10%).
Mức thuế quan trung bình EU áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Năm trong năm 2009 khoảng 4,1% (giảm từ 4,5% năm 2005). Tuy nhiên, mức thuế quan bình qn gia quyền (có tính đến mức độ thương mại) lên tới 7%, có nghĩa là EU đang áp mức thuế tương đối cao hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (ví dụ dệt may: 11,7%, thủy sản: 10,8% và giầy dép: 12,4%) và mức thuế cao nhất (hơn 57%). Điều này cũng có nghĩa là việc cắt giảm thuế đối với hầu hết các sản phẩm trong khn khổ FTA sẽ mang lại những ích lợi quan trọng cho Việt Nam khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, trong tất cả các danh mục kể trên ngoại trừ máy bay, có rất nhiều dịng thuế cao (từ 10% đối với dược phẩm đến 90% đối với ngành ô tô).
Trong những năm gần đây, chính sách của EU đối với Việt Nam dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn kém ưu đãi hơn chính sách dành cho các nước ACP (Africa, Caribbean, Pacific), các nước chậm phát triển, những quốc gia nhận GSP (ưu đãi thuế quan) với mức thuế 0% ở hầu hết các mặt hàng.Thậm chí, so với các nước khu vực ASEAN, EU vẫn dành nhiều ưu đãi cho 5 nước phát triển nhất là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines (những nước được EU cơng nhận là có nền kinh tế thị trường).
Vì vậy, thị trường EU sẽ khó cịn là “miền đất hứa” đối với DN Việt Nam. Năm 2011, Hội Dệt May Việt Nam, Hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào EU.