3. CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
3.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia chủ lực trong khối EU:
3.2.1.2. Quan hệ Việt Nam-Đức
3.2.1.2.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao:
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/09/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và
Âu. Chính giới Đức, dù là đảng cầm quyền hay đối lập, đều đánh giá cao sự phát triển và vị trí của Việt Nam ở khu vực Đơng Nam Á. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đồn cấp cao và cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (cấp Thứ trưởng và cấp Vụ trưởng Vụ khu vực) được thiết lập từ 2008. Tại phiên Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đầu tiên (19/2/2009), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt – Đức, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.
Trên các diễn đàn đa phương và quốc tế như ASEM, Liên Hiệp quốc, hai bên thường xuyên phối hợp chặt chẽ.
3.2.1.2.2. Quan hệ kinh tế- thương mại- đầu tư:
Việt Nam và CHLB Đức đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, các hiệp định Hàng hải, Hàng không.
- Thương mại:
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu nói chung và EU nói riêng. Năm 2010, tổng giá trị thương mại hai nước đạt 4,115 tỷ USD(tăng 18,5% so với năm 2009), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 2,373 tỷ USD(tăng 25,8%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 1,742 tỷ USD(tăng 9,7%).
Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
Trong hai tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 450,9 triệu USD, tăng 38%, trong khi nhập khẩu từ Đức đạt 227,5 triệu USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức theo thứ tự tổng giá trị là giày dép, hàng dệt may, cà phê, đồ gỗ, thủy sản, đồ da v.v.. và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật, ơ tơ, máy dệt, dược phẩm, hóa chất.
- Đầu tư:
Là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, Đức coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở Châu Á(chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ). Nhiều tập đoàn hàng đầu của
Đức(Siemens, Metro, Mercedes-Benz, Deutsche Bank, Allianz...) đã mở các cơ sở và cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn hai bên. Cho đến nay Đức có 161 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 824 triệu USD, đứng thứ 22/91 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mơ bình qn vốn đầu tư cho một dự án là 5,1 triệu USD, tương đối thấp so với quy mơ vốn bình qn của các dự án FDI vào Việt Nam là 16,15 triệu USD.
Hầu hết các dự án của Đức tập trung trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo với 72 dự án với tổng số vốn đăng ký là 431 triệu USD; tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với số vốn đăng ký là 233 triệu USD. Ngồi ra có các dự án về nơng, lâm ngư nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm,…Các dự án đầu tư của Đức phân bố ở 24 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
Tính đến tháng 4/2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 10 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn đầu tư trên 24,23 triệu USD, trong đó điển hình là Cơng ty Liên doanh Nhà Việt (VietHaus) có tổng vốn đầu tư là 9,4 triệu USD; dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ của cơng ty Nam Bằng có tổng vốn đầu tư là 1,34 triệu USD
3.2.1.2.3. Quan hệ hợp tác phát triển:
Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp trên 1 tỷ Euro cho các dự án ODA tại Việt Nam.
ODA của Đức tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau đây: - Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững.
- Chính sách mơi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải.
- Y tế, kế hoạch hóa gia đình, phịng chống HIV/AIDS.
Về hình thức viện trợ: Chính phủ Đức một mặt vẫn duy trì các khoản viện trợ truyền
thống, mặt khác mở ra một kênh vay vốn mới là vốn vay phát triển. Nguồn vốn này gồm 50% do Chính phủ Đức tài trợ thơng qua chương trình tín dụng ưu đãi, 50% cịn lại được Ngân hàng Tái thiết Đức huy động trên thị trường với lãi suất niêm yết từng thời kỳ.
Về quy mô cam kết: từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Chính phủ Đức đã cam kết viện
trợ cho Việt Nam 203,4 triệu Euro, trong đó có 12,4 triệu Euro được tái cam kết cho các dự án; 9 triệu Euro vốn vay ưu đãi dành cho "Chương trình phát triển đô thị/ hệ thống vệ sinh"; 9 triệu Euro vốn khơng hồn lại dành cho giai đoạn tiếp theo của một số dự án hỗ trợ kỹ thuật; 3 triệu Euro vốn khơng hồn lại cho dự án về đa dạng sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và 170 triệu Euro vốn vay phát triển IKLU dành cho dự án "Cải tạo lưới điện nông thôn" (120 triệu Euro) và "Chương trình bảo vệ mơi trường và vùng khí hậu" (50 triệu Euro).
Tại cuộc họp đàm phàn Chính phủ Việt - Đức (25-26/10/2010 tại Berlin), Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt 283,8 triệu Euro cho hai năm 2011-2012, trong đó có26,3 triệu Euro về hợp tác kỹ thuật (TC) và 257,5 triệu Euro về hợp tác tài chính (FC). Trong tổng vốn cam kết, lượng vốn vay là 257,5 triệu Euro, trong đó 57,5 triệu Euro vay theo điều kiện IDA (thời gian trả nợ 40 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 0,75%/năm), và 200 triệu Euro vốn vay phát triển (điều kiện tài chính sơ bộ: thời gian trả nợ từ 12-15 năm, ân hạn có thể đến 3 năm, lãi suất từ 2,5 - 3%/năm). Các dự án được cam kết vốn cho giai đoạn 2011-2012 được dựa trên danh mục dự án và chủ trương đàm phán đã được TTg Chính phủ đồng ý tại cơng văn số 7628/VPCP-QHQT ngày 25/10/2010.
Ngồi ra, Bộ Mơi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An tồn hạt nhân CHLB Đức đã có khoản cam kết trị giá 15,733 triệu Euro cho 5 dự án của Việt Nam thuộc lĩnh vực bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là khoản cam kết mới ngồi khn khổ chương trình hợp tác truyền thống.
Cùng với số vốn cam kết vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010, tổng số vốn cam kết của Chính phủ Đức cho Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 đạt mức 502,933 triệu Euro, cao hơn mức cam kết năm 2008 (117 triệu Euro cho năm 2008-2009).