CHƯƠNG 1 : TỔ NG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
4.1. Tầm nhìn và mục tiêu Agribank và Agribank Bến Tre đến năm 2020
4.1.1.Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn: Đến năm 2020 Agribank Bến Tre cùng Agribank phát triển theo hướng hiện đại, "tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững" khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nông dân, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Sứ mệnh: Agribank Bến Tre là NHTM nhà nước hàng đầu trên địa bàn Bến Tre giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nơng thơn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre.
4.1.2.Mục tiêu đến năm 2020
Mục tiêu kinh doanh của Agribank Bến Tre là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank Bến Tre nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ, hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và Ngân hàng. Agribank Bến Tre cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh.
Agribank Bến Tre xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribank Bến Tre phát triển bền vững.
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu đến năm 2020 của Agribank Bến Tre là trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp nơng thơn, cơng nghiệp, phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre; mở rộng một cách vững chắc, an tồn, bền vững, đồng thời áp dụng cơng nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thơng thống đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị trấn và các tụ điểm kinh tế nơng thơn, nâng
cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nhân lực để có đủ sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng.
Nguồn nhân lực đến năm 2020 có trên 80% người lao động có trình độ đại học và khoản 10% có trình độ trên đại học. Trẻ hóa cán bộ quản lý, giữ vững thị phần luôn ở mức lớn hơn 40% về hoạt động cho vay, huy động vốn và phấn đấu đạt thị phần dịch vụ 30% so với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre:
o Dư nợ tăng trưởng trung bình hàng năm tối thiểu 10% và theo định hướng cụ thể từng năm của ngành. Trong đó phấn đấu tỷ lệ dư nợ nông nghiệp nông thôn trên 93% tổng dư nợ.
o Tỷ lệ nợ xấu <1.5% trên tổng dư nợ, đặc biệt trong năm 2015 tỷ lệ nợ xấu
<0.8% trên tổng dư nợ theo chủ trương nhằm góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ xấu tồn Ngành đang ở mức cao.
o Huy động vốn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 12%/năm, trong đó phấn đấu đạt tỷ lệ tiền gửi dân cư trên 92%/tổng nguồn vốn huy động, duy trì nguồn vốn ổn định cho hoạt động.
o Thu dịch vụ tăng tối thiểu hàng năm 20% so với năm trước liền kề, riêng năm 2015 tăng 22% so với năm 2014 và đến năm 2020 đạt tối thiểu 20% tổng thu nhập của đơn vị.
o Tài chính đảm bảo năm nào cũng đạt chỉ tiêu kế hoạch do Agribank giao và đủ chi lương (V1+V2) cho người lao động và có thưởng theo quy định. Cụ thể năm 2015 phải đạt quỹ thu nhập 300 tỷ đồng, hệ số lương đạt tối thiểu 1.2 (vượt tối thiểu 20% theo chỉ tiêu kế hoạch).
4.2.Mục tiêu, quan điểm xây dựng giải pháp
4.2.1.Mục tiêu xây dựng giải pháp
Thông qua một số giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên sẽ giúp quản trị tốt cơng tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, giữ chân người tài, gắn bó lâu dài với tổ chức là mục tiêu hàng đầu của ngành.
Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên dựa theo các yếu tố ảnh hưởng theo kết quả nghiên cứu trên. Sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên sẽ tạo động lực thúc đẩy sự nỗ lực cao trong công việc, từ đó hướng đến mục tiêu lâu dài cho Agribank Bến Tre.
4.2.2.Quan điểm xây dựng giải pháp
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy hiện tại người lao động khá hài lòng đối với cơng việc tại Agribank Bến Tre. Vì vậy, giải pháp được đề ra phải thiết thực, cụ thể nhằm mục tiêu là đơn vị phải duy trì được sự hài lịng hiện tại và nâng cao hơn nữa sự hài lòng đối với công việc của nhân viên. Sự thiết thực, cụ thể của giải pháp có ý nghĩa rất lớn đối hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của đơn vị. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc tại Agribank Bến Tre, vì vậy việc nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc tại đơn vị cũng phải xuất phát từ các yếu tố này.
Trên cơ sở quan điểm trên tác giả đề xuất một số giải pháp Agribank Bến Tre cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2015-2020 để nâng cao sự hài lòng đối với cơng việc của nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
4.3.Một số giải pháp khắc phục nguyên nhân và nâng cao sự hài lịng đối vớicơng việc cơng việc
4.3.1.Các giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc thơng qua các
chính sách đào tạo và thăng tiến
Có 4 nhóm giải pháp theo 4 biến quan sát, như sau:
Cần công bố rộng rãi cho nhân viên về các tiêu chuẩn cần thiết cho việc quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, nhằm tạo động lực cho nhân viên phấn đấu để hồn thành tốt cơng việc để đạt tiêu chuẩn theo thông tin đã công bố.
Công bố danh sách các cá nhân đã đủ tiêu chuẩn và được quy hoạch vào từng vị trí, và các cá nhân bị loại khỏi danh sách quy hoạch do khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Thực hiện thường xuyên và mạnh dạng bổ nhiệm các cá nhân đủ điều kiện, đặc biệt là cán bộ trẻ. Cần sớm loại bỏ quan điểm người công tác lâu năm sẽ bổ nhiệm trước mà không xét yếu tố về năng lực.
Nhóm giải pháp thứ hai, công bằng cần thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế khác nhau, như:
Xóa bỏ cơ chế xin cho (do Agribank có 100% vốn nhà nước).
Hồn thiện các quy trình bổ nhiệm, cụ thể quy chế thi tuyển chức danh.
Xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh theo đặc thù Agribank.
Nhóm giải pháp thứ ba, Ban lãnh đạo Agribank Bến Tre cần thực hiện các giải
pháp nhằm hoàn thiện cơ hội phát triển cá nhân, như sau:
Xây dựng cơ chế cho phép nhân viên được quyền lựa chọn công việc và địa điểm làm việc tự nguyện, nếu có nhiều cá nhân lựa chọn cùng công việc hoặc địa điểm cần ít người thì có thể chọn lọc bằng phỏng vấn loại bỏ phù hợp.
Thường xuyên tổ chức, khuyến khích các đơn vị tổ chức các buổi giao lưu, phối hợp công tác với các đơn vị có mối quan hệ như: Ủy ban nhân dân các xã, Công an, tài nguyên môi trường, các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau với số đông cán bộ nhân viên tham gia nhằm tạo các mối quan hệ xã hội cho nhân viên.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo thông báo đến toàn thể nhân viên về các chương trình đào tạo vào các ngày nghỉ theo kế hoạch. Bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ nhân viên tự nguyện tham gia các khóa học vào các ngày nghỉ, cụ thể bằng cách giảm bớt từ 10% đến 20% khối lượng chỉ tiêu giao khốn hoặc cơng việc theo thời gian. Tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ một phần chi phí học tập.
Nhóm giải pháp thứ tư, về công tác đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ gồm
các giải pháp:
Đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ: chương trình phải được biên soạn sát với nghiệp vụ chun mơn; Phân nhóm đối tượng bồi dưỡng; Bồi dưỡng theo chiều sâu, đảm bảo tính liên tục, nếu chưa qua lớp bồi dưỡng thứ nhất, thì khơng được tham lớp thứ hai, và các lớp sau.
Chuẩn hóa lực lượng giảng viên kiêm chức về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng sư phạm.
Xóa bỏ cơ chế cá nhân muốn tham gia các lớp sau đại học phải được Tổng Giám đốc chấp thuận bằng văn bản, kể cả các khóa học vào các ngày nghỉ. Chỉ nên quản lý các trường hợp học tập trung dài hạn.
Xây dựng chiến lượt đào tạo, nhất là bồi dưỡng dài hạn cho cán bộ nhân viên có năng lực theo lộ trình đảm bảo sau thời gian có thể là 5 năm, cụ thể: mỗi năm một chuyên đề, phải tham gia chuyên đề trước mới được phép tham gia chuyên đề sau, kết thúc thời gian sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho cán bộ quản lý theo từng cấp.
Bổ sung chương trình đào tạo kiến thức kinh tế, kỹ thuật của các ngành trong lĩnh vực mà Agribank Bến Tre đang đầu tư, nhất là các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp nông thôn.
4.3.2.Các giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc thơng qua sự
giám sát của cấp trên
Với 3 nhóm giải pháp cho 4 biến quan sát, sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất, về giao tiếp hai chiều giữ cấp trên và cấp dưới:
Đối với nhân viên hoặc cấp dưới: cần chủ động, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên trong công việc, từ đó tạo tiền lệ giảm dần khoảng cách với cấp trên trong công việc và trong giao tiếp.
Đối với cấp trên: Định kỳ hoặc lý do thuận tiện chủ động tổ chức các buổi tiệc với sự tham gia của nhiều nhân viên, cấp dưới nhằm tạo khơng khí vui vẽ thân thiện. Hịa đồng cùng đồng nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh
trong cơng việc cũng như ngồi xã hội, tạo cơ hội cho nhân viên có cơ hội trao đổi, giải trình các vần đề trong q trính tác nghiệp.
Khẩn trương xây dựng quy chế đối thoại và bầu người đại diện thực hiện đối thoại định kỳ nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013
Nhóm giải pháp thứ hai, về năng lực người quản lý gồm: năng lực chuyên môn và năng lực quản lý con người, vì thế khi chọn cán bộ quản lý ngân hàng trước hết phải chọn người có trình độ chun mơn giỏi, có kinh nghiệm trong cơng tác nghiệp vụ. Ngồi ra, cán bộ quản lý phải là người có khả năng tập hợp, thuyết phục mọi người; phân chia, quản lý được cơng việc; khả năng quản lý con người.
Nhóm giải pháp thứ ba, là nhóm giải pháp phân cơng cơng việc, bố trí nhân viên, cụ thể như sau:
Bố trí - phân cơng cơng việc phải thực hiện theo bảng mô tả công việc, vì thế phải rà sốt cơng việc sát thực tế trong bảng mơ tả cơng việc cho từng vị trí.
Phân cơng cơng việc ngồi việc phải phù hợp với trình độ chun mơn của từng cá nhân, còn phải chú ý đến một số vấn đề như: năng khiếu, khả năng giao tiếp, mối quan hệ xã hội,… vừa tạo được sự hài lòng đối với công việc của nhân viên vừa thúc đẩy cơng việc tiến triển và hồn thiện hơn.
4.3.3.Các giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc thơng qua các
chính sách tiền lương
Với 2 nhóm giải pháp cho 4 biến quan sát, như sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất, là nhóm giải pháp nhằm duy trì và đảm bảo thu nhập cho người lao động:
Duy trì các hoạt động kinh doanh với mức tăng trưởng trung bình 10% hàng năm. Khi xây dựng phương án kinh doanh phải đặc biệt chú ý giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, tức là tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn với tỷ lệ nợ xấu <1.5% trên tổng dư nợ.
Xây dựng chính sách tiền lương theo mức độ hồn thành cơng việc, trong đó phải có điều khoản người lao động vẫn được hưởng mức lương tối thiểu (lương cơ bản V1) ngay cả khi khơng hồn thành các chỉ tiêu giao khoán.
Agribank Bến Tre cần cụ thể hóa các chỉ tiêu kế hoạch trong điều kiện thực tế tại từng đơn vị trực thuộc, vận động người lao động nổ lực hết mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Thống kê mức thu nhập trung bình của các NHTM trên địa bàn từ nguồn đáng tin cậy, làm cơ sở so sánh với mức lương của người lao động tại đơn vị, kết hợp chỉ tiêu phấn đấu cụ thể nhằm cải thiện mức thu nhập so với các NHTM khác và thông báo đến toàn thể người lao động. Cụ thể: lương một nhân viên bình thường đến năm 2017 lớn hơn 10 triệu đồng, năm 2020 lớn hơn 15 triệu đồng.
Nhóm giải pháp thứ hai, là nhóm giải pháp đảm bảo sự cơng bằng, có cạnh tranh
giữa các nhân viên trong chính sách tiền lương của đơn vị, cụ thể là:
Cần áp dụng chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (Key Performence Indicator), từ đó dựa vào mức độ hoàn thành KPI, kết hợp cùng công thức tính lương kinh doanh (V2) theo qui định, xác định lương thưởng cho từng cá nhân.
Tuyên dương những cá nhân xuất sắc trong mỗi đợt thi đua kịp thời kèm tiền thưởng trong lương.
4.3.4.Các giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc thơng qua các
chính sách phúc lợi cho người lao động
Với 2 nhóm giải pháp cho 2 biến quan sát, như sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất, để gia tăng sự hài lịng đối với cơng việc là:
Cơng bố mức phí bảo hiểm, trong mức doanh nghiệp phải nộp và mức người phải đóng cụ thể bằng số tiền bình quân theo tháng, năm.
Phịng hành chính nhân sự thực hiện tốt vai trị làm cầu nối giữ người lao động với tổ chức bảo hiểm, bằng cách hỗ trợ pháp lý cho người lao động trong việc đáp ứng các phát sinh liên quan đến chế độ bảo hiểm mà người lao động được hưởng, cụ thể cho cán bộ điều chuyển cơng tác, nghỉ hưu,...
Nhóm giải pháp thứ hai, thể hiện sự đảm bảo làm việc lâu dài tại Agribank Bến
Tre:
Triển khai các chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngồi thông qua
cơ chế tuyển dụng đặc biệt đối với một số trường hợp cá biệt trình Trụ sở chính.
Khuyến khích cán bộ công tác lâu năm (trên 10 năm) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bằng các phần thưởng như tham quan du lịch dài ngày.
Công bố các hình thức kỷ luật, theo từng cấp độ theo quy định hiện hành, từ đó đưa ra kết quả thống kê các hình thức nhân viên nghỉ việc kèm lý do.
4.3.5.Các giải pháp nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc thơng qua các
điều kiện làm việc
Với 2 nhóm giải pháp cho 2 biến quan sát, như sau:
Nhóm giải pháp thứ nhất, liên quan đến xu hướng của nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, như sau:
Vận dụng cơ chế luân chuyển cán bộ định kỳ theo quy định của Agribank, để điều chuyển theo nguyện vọng những cán bộ hiện đang phải mất nhiều thời gian đi từ