II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 966,686,028 822,879,
3. Phân tích tình hình chứng khốn giai đoạn 2008-2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của công ty CP đường Biên Hòa (BHS)
3.2. Tình hình và các yếu tố tác động tới giá chứng khoán của công ty CP đường Biên Hòa 6 tháng đầu năm
CP đường Biên Hịa 6 tháng đầu năm 2011
Tình hình biến động giá chứng khốn và các yếu tố tác động:
+ Giá cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2011 có xu hướng giảm mạnh rồi tăng nhẹ trở lại. Đặc biệt vào tháng 4/2011 giá cổ phiếu có lúc xuống tới 25.000. Nói chung giá cổ phiếu 6 tháng đầu năm dao động trong khoảng 25.000 tới 32.500. So với năm 2010 thì giá cao nhất của 6 tháng đầu năm 2011 vẫn thấp hơn giá cao nhất của năm 2010.
+ LNTT Q1/2011 tăng 14% ~ 27% kế hoạch năm 2011: So với kết quả khả quan năm 2010, BHS đưa ra các chỉ tiêu khá khiêm tốn cho năm 2011. Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến giảm 4%, chủ yếu ở hoạt động kinh doanh đường. Doanh thu tăng nhẹ 8% (~ VND 2,171 tỷ), nhưng LNTT giảm 11% (~ VND147 tỷ). Nguyên nhân do công ty nhận định yếu tố tăng trưởng giá năm nay sẽ không thuận lợi như giai đoạn 2009 – 2010, trong khi đó giá mía vẫn tăng mạnh. BHS cho biết giá bán đang có
xu hướng giảm và hiện đã thấp hơn VND1,500 – 2,000/kg so với đầu năm. Chi phí mía bình qn tại khu vực phía Nam tăng từ VND780 – 950/kg (vụ 2009/10) lên VND1,100/kg (vụ 2010/11). Q1/2011, công ty công bố LNTT đạt không dưới VND40 tỷ (+ 14% yoy) ~ 27% kế hoạch năm 2011. Sản lượng đường kinh doanh hàng năm chiếm tỷ lệ tương đối cao (17% - 23%) tổng lượng tiêu thụ, vì vậy kết quả kinh doanh của cơng ty ít phản ánh tính thời vụ hơn so với các công ty khác. Thông thường, lợi nhuận Q1 chiếm 20% - 25% tổng lợi nhuận cả năm tài chính.
+ Cổ tức 2011 vẫn giữ ở mức 35% bằng tiền mặt : ĐHCĐ 2011 diễn ra sự
tranh luận giữa các cổ đông lớn về mức cổ tức dự kiến. Theo tài liệu ban đầu, mức cổ tức được đề nghị là 35%. Tuy nhiên, đại diện cổ đơng nhà nước – Tổng cơng ty mía đường 2 (~ nắm 11.25% vốn điều lệ) đưa { kiến điều chỉnh mức cổ tức xuống 20%, dựa trên lợi nhuận kế hoạch sụt giảm cũng như nhu cầu gia tăng đầu tư. Ước tính tổng chi trả cổ tức của BHS 2011 là VND82 tỷ ~ 56% lợi nhuận kế hoạch, nếu áp dụng mức cổ tức 35% và các đợt chi trả tương tự như năm 2010. Tuy nhiên, kết quả biểu quyết vẫn giữ nguyên mức cổ tức 35% ~ lợi suất 12.5% theo mức giá hiện tại (VND28,100/cp). Đây là mức lợi suất cổ tức tương đối cao trong tình hình hiện nay
+ Những tháng đầu năm 2011, ngành mía đường Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn lớn như sau:
Đường tồn kho của ngành cao. Tính đến ngày 15/3/2011, ngành sản xuất được 860 nghìn tấn đường và đường tồn kho là 419 nghìn tấn, mức tồn kho cao hơn 100 nghìn tấn so với cùng kỳ, và tồn gần 50% sản lượng đường được sản xuất.
Giá đường có xu hướng giảm. Giá đường tinh luyện đầu tháng 4/2011 đã rẻ hơn 1.000-1.5000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2011. Giá đường thông thường đầu tháng 4/2011 đã xuống dưới 18.000 đồng/kg, đường trắng loại 1 đang được cố giữ giá không dưới 18.000 đồng/kg.
Sức ép cạnh tranh gia tăng từ đường nhập khẩu. Bộ Công Thương cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250 nghìn tấn đường trong năm 2011; trong đó, 50 nghìn tấn đường đã được nhập về vào ngày 15/4/2011. Nếu thời điểm nhập khẩu lượng đường cịn lại khơng hợp lý sẽ khiến các nhà máy đường chịu nhiều thiệt thịi.
Trong hồn cảnh đường tơn kho của ngành cao, tiêu thụ khó khăn và đường nhập khẩu tràn vào Việt Nam, các nhà máy đường không tránh khỏi áp lực giảm giá bán.
Chi phí đầu vào tăng do lãi suất cho vay của ngân hàng cao. Tình hình đường tồn kho của ngành cao khiến nhiều công ty đường chưa thể thu hồi vốn và gánh chịu chi phí lãi vay tích lũy theo từng ngày. Mặt khác, lãi vay cao cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp thương mại giảm dữ trữ đường.
Biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu qua biên giới chưa hiệu quả. Sự nguy hiểm của đường nhập lậu là tránh được 2 sắc thuế (thuế nhập khẩu và VAT) nên giá bán luôn rẻ hơn so với đường sản xuất trong nước, hiện nay rẻ hơn khoảng 2.000 đồng/kg. Mỗi ngày, tại vùng biên giới, có khoảng 700-1.000 tấn đường được vận chuyển lậu vào Việt Nam, tương đương 21-30 nghìn tấn đường/tháng.
Với những khó khăn hiện tại, năm 2011 không chỉ là năm thách thức đối với riêng BHS mà còn cả các doanh nghiệp khác cùng ngành. BHS thật sự gặp sức ép lớn nếu muốn đạt kết quả theo kế hoạch đề ra.