Hoạt động sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 41 - 43)

2.2 .Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

2.3.1. Hoạt động sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình

2.3.1. Hoạt động sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnhBình Thuận từ năm 2009 đến nay. Bình Thuận từ năm 2009 đến nay.

Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về cả diện tích,sản lượng, năng suất và chất lượng trái thanh long. Nhiều năm nay, thanh long là cây trồng giúp hàng chục nghìn hộ nơng dân ở Bình Thuận tăng thêm thu nhập và làm giàu, góp phần làm khởi sắc nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.

Với hiệu quả kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác ở địa phương, lại có nhiều lợi thế so sánh so với nhiều vùng khác, cây thanh long phát triển ngày càng nhanh,diện tích ngày càng được mở rộng một cách chóng mặt.

Chính vì diện tích thanh long ngày càng được mở rộng nhưng chất lượng trái thanh long không được chú ý nên gây khó khăn trong việc mở rộng được thị trường tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và VietGAP được coi là “chìa khóa” để đưa trái thanh long ra thế giới nhiều hơn với giá cao hơn.

Vì vậy, từ đầu năm 2009 tỉnh ủy Bình Thuận đã khuyến khích các hộ nơng dân trong tỉnh chuyển sang trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Với mục tiêu là đến hết năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 100% cây thanh long được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Năm 2009, là năm đầu tiên tiến hành trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và tỉnh đề ra là đến hết năm 2009 sẽ có 3,000ha sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng đến cuối năm 2009, đã có hơn 5,000 hộ nơng dân với diện tích hơn 4,000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong đó có 1,800 ha diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP (chiếm 33.8% diện tích thanh long tồn tỉnh (11,885 ha)).

Năm 2010 tỉnh Bình Thuận ra mục tiêu là đến hết năm sẽ có 5,000ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả là cuối năm 2010, tồn tỉnh có 138 tổ, nhóm, trang trại, 3,675 hộ đã hồn thành và được trung tâm nghiên cứu phát triển thanh long thẩm định, công nhận đat tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 3,000ha, đạt 59.4% kế hoạch tỉnh đề ra. Trong khi đó,tổng diện tích thanh long trồng mới của tỉnh năm 2010 là 1,518 ha, đưa tổng diện tích cây trồng này trong tồn tỉnh lên 13,404 ha. So với quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh đến năm 210, diện tích trồng thực tế đã vượt mức chỉ tiêu đến hơn 3,400 ha. Nhưng diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ chiếm 22.38% diện tích trồng thanh long tồn tỉnh.

Tính đến nay, diện tích thanh long VietGAP trên địa bàn phát triển nhanh với hơn 4,400 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP chiếm 28.83% so với tổng diện tích sản xuất thanh long của tồn tỉnh là 15,500 ha. Sản lượng bình quân hàng năm hơn 350,000 tấn. Theo kế hoạch đến năm 2015, tồn bộ diện tích thanh long ở Bình Thuận đều được cơng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời từng bước phát triển theo tiêu chuẩn GlobalGAP để thanh long có thể đến với nhiều thị trường khó tính khác trên khắp thế giới.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thống kê diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)