Đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 57 - 61)

3.3 .Kiến nghị

3.3.2. Đối với Doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ đối tác

Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định ký kết hợp đồng kinh doanh mua bán, chỉ giao dịch với những thương nhân có uy tín, biết kinh doanh, có thực lực về tài chính… hạn chế tối đa việc giao dịch với những thương nhân hoạt động theo thời vụ, thấy người khác kinh doanh có lãi thì nhảy vào làm … kiểu kinh doanh như vậy dễ xảy ra tình trạng “dễ làm khó bỏ”, khơng thực hiện đúng cam kết, tìm cách ép giá và xù nợ đặc biệt là Trung Quốc.

Trước khi quyết định ký kết hợp đồng (nhất là các hợp đồng lớn) hoặc hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu đối tác bằng cách thuê các doanh nghiệp đặc biệt của nướ mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu qua có khả năng thẩm định lý lịch và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp nước này nhằm hạn chế thiệt hại do lừa đảo.

Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn hợp đồng của mình,khơng nên chấp nhận mẫu hợp đồng mà doanh nghiệp đối tác đưa sẵn vì các điều khoản thường có lợi cho phía họ. Cụ thể:

- Trong hoạt động kinh doanh theo kiểu biên mậu như hiện nay, các doanh nghiệp cần thống nhất với nhau xây dựng mẫu hợp đồng chung có tính ngun tắc và cùng nhau kiên quyết thực hiện (khi điều kiện thanh tốn thoả thuận là TT). Theo đó, khi hai bên đạt thoả thuận về giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao hàng …các doanh nghiệp tại tỉnh phải thống nhất phương thức thanh toán: buộc thương nhân đối tác chuyển tiền ứng trước/ đặt cọc (tỷ lệ 20 – 30% hoặc 40% tuỳ thuộc vào giá trị lô hàng, sự thoả thuận). Đối với Trung Quốc khi hàng đến biên giới, đề nghị thương nhân Trung Quốc kiểm tra lô hàng và thanh tốn đầy đủ số tiền cịn lại mới giao hàng. - Trong các điều khoản hợp đồng cần chú ý đến điều khoản thanh toán, về điều khoản trọng tài kinh tế, các doanh nghiệp nên chọn Toà án kinh tế Việt Nam hoặc Trọng tài kinh tế nước thứ ba xét xử nếu có tranh chấp.

Hạn chế dần phương thức kinh doanh theo kiểu biên mậu, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, áp dụng quy tắc ngoại thương quốc tế:

Trước đây, do đặc thù về vị trí địa lý và hành lang pháp lý chưa hồn chỉnh nên hình thức bn bán biên mậu rất phát triển và sôi động do thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ thực lực. Đến nay, với chính sách thuế quan thay đổi, việc triển khai các Hiệp định song phương Việt Nam- Trung Quốc tương đối đầy đủ, phù hợp với thông lệ quốc tế… nên cần hạn chế áp dụng hình thức bn bán biên mậu nhất là đối với những lô hàng số lượng lớn, giá trị cao vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho phía người bán.

Các doanh nghiệp phải thực hiện việc bn bán chính ngạch với phía đối tác, thanh tốn bằng Tín dụng thư khơng hủy ngang- trả tiền ngay, hiểu và áp dụng quy tắc xuất xứ mẫu E để hưởng ưu đãi thuế quan… Đây là điều mà các chuyên gia về thương mại liên tục khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là sang Trung Quốc.

Nhằm hạn chế việc xuất khẩu biên mậu, tăng xuất khẩu chính ngạch địi hỏi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh lon phải có sự chuyển đổi phương thức kinh doanh, đầu tư trang thiết bị văn phòng và nhất là phải đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng những người có chun mơn nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật ngoại thương, biết ngoại ngữ…để thực hiện tốt cơng tác xuất khẩu hàng hóa. Tích cực tham gia các buổi hội thảo, các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm thực hiện công tác tốt hơn.

Cùng đoàn kết, liên hệ phối hợp chặt chẹ với nhau để thâm nhập mở rộng thị rộng, điều phối kế hoạch giao hàng:

Để đảm bảo tiêu thụ hết hàng cho người sản xuất, các doanh nghiệp phải đoàn kết lại để cùng nhau kinh doanh, thống nhất xây dựng chiến lược/kế hoạch thâm nhập thị trường một cách ổn định và bền vững, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, xuất khẩu, chi phí tiếp thị…

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần có sự liên hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc điều phối kế hoạch giao hàng, thực hiện cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, cần tránh việc tranh thau vận chuyển hàng một cách ồ ạt ra biên giới tại một thời điểm, tại một cửa khẩu tạo hiện trường khủng hoảng thừa cục bộ. Chẳng hạn, đối với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần đàm phán với các đối tác Trung Quốc để chuyển cửa khẩu giao hàng tại nhiều địa phương (Móng Cái- Quảng

Ninh; Tân Thanh-Lạng Sơn; Hà Khẩu-Lào Cai…) hoặc chuyển đổ phương tiện vận chuyển : giao hàng bằng đường biển đến các nước.

Chủ động tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập vào các kênh phân phối, chợ đầu mối, các đại lý bán lẻ ở sâu trong nội địa các nước để tìm những đối tác lớn, các nhà phân phối lớn nhằm ổn định đầu ra.

Quan tâm và tham gia các đợt xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường nhằm phát triển mở rộng thị trường cả ngoài nước và trong nước.

Để đảm bảo thực hiện việc điều tiết cung cấp hàng hóa bảo đảm đúng kế hoạch, thường xuyên, ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần chủ động tính tốn th kho bảo quản hàng hóa tại địa bàn.

Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ vớ người sản xuất để bảo đảm đầu vào ổn định:

Quan tâm thực hiện gắn kết người sản xuất thanh long bằng hợp đồng cung ứng - bao tiêu sản phẩm (nhất là trong thời điểm chong đèn trái vụ). Theo đó, doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh- tiêu thụ, tìm kiếm những khách hàng lớn và ký những hợp đồng cung cấp dài hạn tiêu thụ hết sản phẩm đã thu mua theo kế hoạch.

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

Các doanh nghiệp cần chú ý quan tâm nhiều hơn việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền trên thị trường trong nước và quốc tế để hạn chế và có biện pháp xử lý việc làm giả, làm nhái nhãn hiệu sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)