Đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 62 - 66)

3.3 .Kiến nghị

3.3.4. Đối với Nhà Nước

Chỉ đạo các Sở, Ban ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, thực hiện tốt chức năng của mình: theo dõi nắm bắt thơng tin, nhu cầu thị trường mục tiêu, các rào cản kỹ thuật…để kịp thời cảnh báo cho người sản xuất, tham mưu đề xuất giải quyết kịp thời các kiến nghị của người sản xuất, của doanh nghiệp nhằm bảo đảm sản xuất-kinh doanh thanh long bền vững. Các Sở, Ban ngành, Hiệp hội thanh long sẽ là cầu nối cung cấp các thông tin đến các doanh nghiệp và cả bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm hiểu thị trường và có sự phản ánh lại các cơ quan chuyên môn các thông tin để cùng phối hợp và đề xuát giải pháp.

Chỉ đạo các bộ ngành có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chế biến thanh long khi xuất khẩu. Xây dựng hàng rào tiêu chuẩn, chất lượng nghiêm ngặt đối với mặt hàng thanh long nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước.

Chỉ đạo các doanh nghiệp phải học hỏi, kinh doanh theo thơng lệ quốc tế, tìm đối tác ký hợp đồng trước khi đưa hàng đi xuất khẩu tránh tình trang đưa hàng tới biên giới mà không thấy đối tác tới lấy hàng. Chỉ đạo các doanh nghiệp trước khi xuất khẩu hàng hóa cần phải được phân loại, đóng gói, có nhãn mác, bao bì để bảo quản tốt và bảo vệ

Cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, tiếp cận thị trường mới tổ chức các lễ hội trái cây để quảng bá thương hiệu trái cây Việt.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các dây chuyền công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quy trình thu hoạch bảo quản chế biến.

Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, tìm hiểu khách hàng, tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài hoặc mời thương nhân nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, mời các chuyên gia, các giảng viên chuyên ngành kỹ thuật ngoại thương ở các trường Đại học về trực tiếp hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại Bình Thuận như: hướng dẫn về kỹ thuật ngoại thương (ký kết hợp đồng xuất khẩu, các phương thức vận chuyển giao hàng, thanh toán, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để lập bộ hồ sơ chứng từ thanh toán, chứng từ hưởng ưu đãi thuế quan…); hướng dẫn hồ sơ thủ tục nhằm thực hiện tốt các Hiệp định thương mại mà Việt Nam có tham gia - áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sản phẩm hàng hố.

KẾT LUẬN

Thanh long là đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng đầu trong 11 loại trái cây của nước ta đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xác định. Thanh long trở

thành một sản phẩm đặc thù của tỉnh Bình Thuận, trong những năm gần đây, cùng với các chính sách khuyến khích phát triển của địa phương, thanh long đã đóng vai trị lớn trong cơ cấu thu nhập của các hộ nơng dân, góp phần làm khởi sắc nhiều vùng nơng

thôn trong tỉnh. Nhiều nơng dân vươn lên làm giàu chính đáng từ sản xuất, đóng gói và

thương mại sản phẩm thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo con đường chính ngạch, quả thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Á có gốc văn hố Á Đơng. Năm 2010, Bình Thuận xuất khẩu thanh long chính ngạch được 30.209 tấn với giá trị kim ngạch hơn 17,7 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, tiếp tục xuất khẩu hơn 15 nghìn tấn, đạt giá trị kim ngạch hơn 11 triệu USD. Một số thị trường khó tính đã chấp

nhận nhập khẩu mặt hàng thanh long như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… và nhiều thị trường tiềm năng đang chờ thanh long nhập khẩu vào.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì thanh long của tỉnh Bình Thuận vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Trái thanh long ở Bình Thuận tiêu thụ ở thị trường trong nước chỉ khoảng 15 đến 20% sản lượng, chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên, trong số 80 đến 85% sản lượng xuất khẩu, thì lượng xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 15- 20%, số còn lại được vận chuyển ra biên giới phía bắc để bán cho thương nhân Trung Quốc theo hình thức biên mậu. Do đó, lợi ích kinh tế từ hoạt động này đa phần vẫn

thuộc về đối tác của nước nhập khẩu quả thanh long Việt Nam. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chúng ta chưa có cơng cụ để quản lý và bảo vệ lợi ích cho nơng sản

Vì vậy, để xuất khẩu thanh long ngày càng phát triển hơn nữa, ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường thế giới thì địi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhà nước, các cơ quan chức năng tỉnh ủy Bình Thuận, doanh nghiệp cũng như các hộ nơng dân trồng thanh long. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng

dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chế biến thanh long khi xuất khẩu. Xây dựng hàng rào tiêu chuẩn, chất lượng nghiêm ngặt đối với mặt hàng thanh long nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước. Các cơ quan chức năng tỉnh ủy Bình Thuận cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trung tâm đóng gói, chế biến để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thanh long đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng Chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận đến các hộ trồng, xuất khẩu thanh long trong Tỉnh… Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi xuất khẩu, hạn chế dần phương thức kinh doanh theo kiểu biên mậu, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, áp dụng quy tắc ngoại thương quốc tế, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, cần đa dạng hóa các sản phẩm từ thanh long như: rượu thanh long, kẹo thanh long… Đối với các hộ nông dân trồng thanh long cần cam kết trồng thanh long an toàn theo đúng kỹ thuật u cầu, khơng lạm dụng hóa chất trên cây thanh long, nên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật trồng thanh long.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận ra thế giới thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua giao lưu văn hóa giữa các nước để mọi người trên thế giới biết đến thanh long Việt Nam nhiều hơn. Hiện nay, ngồi tỉnh Bình Thuận, nhiều địa phương khác trong nước đã và đang tiếp tục trồng thanh long và trên thế giới cũng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trồng thanh long.

Do vậy, việc phát triển thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay ngày càng quan trọng khơng chỉ đối với người dân Bình Thuận mà cịn đối với Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)