Mục tiêu phát triển trái cây Thanh Long của tỉnh Bình Thuận đến năm

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

2.2 .Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

3.1.2 Mục tiêu phát triển trái cây Thanh Long của tỉnh Bình Thuận đến năm

đến năm 2020

+Về diện tích: Đến hết năm 2020 đưa diện tích thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh lên 22,000 ha

+Về sản lượng: Sản lượng thanh long đến năm 2020 đạt 500,000 tấn; năng suất bình quân đạt 310 tạ/ha

+Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 35 – 40 triệu USD; đồng thời phát triển mạnh diện tích thanh long theo hướng an tồn. Đến năm 2015, 100% diện tích sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh sản xuất theo VietGAP. Trong đó, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hàng hố thanh long an tồn của tỉnh để chủ động phục xuất khẩu cho tỉnh.

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Thanh long tiêu chuẩn Vietgap của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phát triển thanh long Bình Thuận một cách bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tăng giá trị kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong thời gian đến cần tiếp tục tập trung triển khai giải pháp chủ yếu sau:

Về quản lý quy hoạch vùng thanh long an toàn:

- Với mục tiêu giữ vững thương hiệu thanh long Bình Thuận, một sản phẩm cạnh tranh có lợi thế so với các loại cây trồng khác và giúp nông dân làm giàu, tỉnh Bình Thuận cần tìm giải pháp tập trung phát triển cây thanh long theo hướng ổn định, bền vững và sản xuất thanh long đủ tiêu chuẩn VietGAP, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu quả thanh long Bình Thuận.

- Công bố và lập quy hoạch chi tiết về quy hoạch phát triển thanh long tại địa phương, vùng nào được trồng thanh long, vùng nào trồng các lọai cây trồng khác, phải cụ thể, lập bản đồ để theo dõi, điều hành. Trên cở sở quy hoạch, cần tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và kêu gọi đầu tư để đầu tư về cơ sở hạ tầng về điện, giao thơng nơng thơn, nhà đóng gói cho các vùng sản xuất trọng điểm thanh long của tỉnh.

- Thanh long ruột đỏ là sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Mỹ và Nhật, do đó cần quy hoạch mở rộng diện tích trong thanh long ruột đỏ.

Về mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long:

-Với thực tế tiêu thụ quả thanh long như hiện nay, Bình Thuận cần phải tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp về công tác thị trường để tương xứng với việc phát triển diện tích, sản lượng thanh long của tỉnh và sự cạnh tranh của chính quả thanh long và nhiều loại trái cây khác được sản xuất tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như trên thế giới.

-Với thị trường nội địa, cần tăng cường quảng bá để nâng cao dung lượng tiêu thụ quả thanh long, mở rộng việc bán buôn ở các đơ thị trung tâm, nhất là ở khu vực phía bắc và miền trung, từ đó lan toả về các vùng lân cận. Đối với thị trường nước ngoài,tiếp tục đầu tư xúc tiến để ổn định các thị trường đã có và mở rộng thêm các thị trường mới.

- Đầu tư phát triển mạnh hệ thống thu mua, đóng gói, bảo quản để bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho nông dân; đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn có tiềm năng như Mỹ, Canada, Nhật, Châu Âu...

- Tiếp tục tổ chức xây dựng các tổ hợp tác sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời hướng dẫn các hợp tác xã, nhóm nơng dân, trang trại liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp; gắn kết lợi ích giữa nhà doanh nghiệp với tổ, nhóm sản xuất thanh long thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để phát triển thanh long ổn định và lâu dài.

- Xây dựng và đầu tư hoàn chỉnh cơ sở kiểm tra chất lượng sản phẩm của chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để chủ động kiểm soát dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trên thanh long phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận đến từng hộ sản xuất, phối hợp thu mua, đóng gói xuất khẩu thanh long thực hiện tốt quy trình sản xuất, kiểm tra, kiểm sốt nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ và chắp cánh cho thương hiệu thanh long Bình Thuận vươn xa hơn

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thanh long Bình Thuận ra thế giới để phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long.

Về chuyển giao khoa học - công nghệ:

- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu; đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên sản phẩm thanh long.

- Tổ chức tốt việc quản lý, giám sát, phòng trừ sâu bệnh hại trên thanh long, nhất là đối tượng dịch hại ruồi đục quả, cũng như kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long một cách an tồn.

- Có giải pháp để giữ gìn, bảo vệ và phát huy Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” đối với sản phẩm thanh long để nâng cao uy tín thanh long Bình Thuận; đặc biệt chú ý

thường xuyên kiểm tra, phát hiện những quả thanh long không đúng với chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận để hướng dẫn, khắc phục.

- Hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu cho các hợp tác xã, tổ, nhóm liên kết sản xuất thanh long theo VietGAP.

- Cần có đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cường độ chiếu xạ áp dụng trên trái thanh long để vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm sau khi chiếu xạ để không ảnh hưởng đến khâu bảo quản – tiêu thụ sản phẩm.

Chính sách hỗ trợ:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP theo Quyết định số 1081/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm khuyến khích phát triển sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nơng nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTG, ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

- Đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư xây dựng cơng trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng các trung tâm mua bán, đóng gói, sơ chế,kho lạnh bảo quản thanh long để phục vụ xuất khẩu.

- Thông tin đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp để đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long.

Liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà (Nhà nước- Nhà khoa học- Doanh nghiệp- Nơng dân)

Để thanh long Bình Thuận khẳng định được thương hiệu, vị thế và phát triển bền vững, ngoài yếu tố về quy hoạch sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng các biện pháp khoa học cho sản xuất; phát triển hệ thống thu mua, sơ chế, đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, thời gian tới cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa bốn nhà.

Gắn lợi ích giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu Thanh long Bình Thuận nhằm giúp nhà vườn tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu….

Hình thành mạng lưới thu mua sản phẩm thanh long VietGAP, tổ chức thu gom tiêu thụ sản phẩm thanh long VietGAP đã được chứng nhận, đồng thời phát huy vai trò của Hiệp hội thanh long trong quá trình hội nhập.

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cho nâng cao, tạo điều kiện giúp nhà vườn liên kết với doanh nghiệp tạo ra sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)