Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 47 - 52)

2.2 .Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và các Viện, Cục, Trung tâm nghiên cứu. Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chính sách hỗ trợ để phát triển vùng rau, quả an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) để phát triển diện tích, nâng cao chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thanh long góp phần giữ gìn được uy tín, chất lượng của thanh long Bình Thuận.

Ngành Nơng nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tốt cơng tác dự báo, phịng chống sâu bệnh gây hại trên cây thanh long cũng như triển khai các hoạt động nhăn chặn việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thanh long.

Việc chuyển giap kỹ thuật trồng thang long theo hướng an toàn được người dân ủng hộ, hưởng ứng, nhiều mơ hình trồng thanh long thực hiện theo hướng VietGAP đã được người dân áp dụng.

Nhận thức của người dân trong việc phát triển trồng thang long theo hướng an tồn đã được nâng lên một bước, đã có mơ hình trồng thanh long theo quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) được tiến hành trên địa bàn tỉnh. Có sự chuyển biến tích cực trong việc sử dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long cũng như buôn bán thuốc cấm, thuố không rõ nguồn gốc.

Thương hiệu thanh long Bình Thuận đã được đăng kí trong sổ ghi bạ thế giới và được nhiều nước trên thế giới biết đến. Nhiều thị trường xuất khẩu khó tính đã mở cửa cho thanh long Bình Thuận thâm nhập vào như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Các doanh nghiệp thu mua thanh long ngày càng quan tâm đến quy trình đóng gói, gắn mác thương hiệu và bảo quản thanh long sạch.

Nhiều nhà máy gia nhiệt thanh long đã được phê duyệt và đang trong quá trình xây dựng với dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2012-2013. Điều này sẻ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… mà không phải lo ngại đường xa, thời gian phải chờ xử lý nhiệt cho các lơ hàng.

2.4.2. Khó khăn

Mặc dù chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành công nhất định nhưng thực tế hiện nay cho thấy, quá trình sản xuất thanh long VietGAP vẫn gặp nhiều hạn chế và trở ngại.

 Kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng diện tích và sản lượng ngày càng tăng là nguy cơ đe dọa cho sự phát triển của cây thanh long Việt Nam.

 Nhà đóng gói đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cịn ít, cơng nghệ đơn giản, chưa đáp ứng được so với yêu cầu để tăng số lượng xuất khẩu

 Các doanh nghiệp còn chưa quan tâm nhiều đến việc thu mua thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP hay không VietGAP.

 Việc tạo ra nhiều sản phẩm thanh long từ tập quán sản xuất cũ theo thói quen sang sản xuất thanh long theo hướng an tồn để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an tồn địi hỏi cần có thời gian, phải kiên trì bền bỉ và có quyết tâm cao.

 Cơng tác tun truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu về lợi ích và cơng dụng của thanh long đối với sức khỏe con người để phục vụ xuất khẩu còn yếu, làm chưa được thường xuyên, chưa nhiều.

 Các doanh nghiệp chưa ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu thanh long để tiêu thụ sản phẩm được ổn định. Chính vì vậy, tình trạng “được mùa mất giá” xảy ra thường xuyên đối với người dân trồng thanh long ở Bình Thuận.

 Chưa có cơ sở chế biến thanh long để tăng giá trị sử dụng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm, làm đa dạng hóa các sản phẩm làm từ thanh long.

 Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến cịn ít.

 Gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển thanh long đến các nước ở xa Việt Nam như Mỹ, Canada.... Nếu vận chuyển bằng đường hàng khơng thì giá cước quá cao, riêng đi Canada là 6 USD/kg, còn đi Mỹ phải mất từ 7-10 USD/kg. Nếu vận chuyển bằng đường biển thì thời gian q dài, ít nhất 28-40 ngày mới tới nơi, trong khi trái thanh long chỉ bảo đảm trong phịng lạnh có 21 ngày, quá 30 ngày sẽ bị hư hỏng 30%.  Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tạo thêm các sản phẩm phụ như ép nước, rượu vang

hoặc chế biến nhiều sản phẩm khác từ trái thanh long, nhưng tất cả chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cũng đang gặp nhiều thách thức về nguồn điện phục vụ sản xuất thanh long trái vụ đang thiếu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thanh long giữa các doanh nghiệp và người sản xuất còn hạn chế, việc chiếu xạ, gia nhiệt, xử lý kỹ thuật để trái thanh long Bình Thuận cịn ít. Đây là một rào cản không nhỏ, làm hạn chế việc xuất khẩu thanh long ra thị trường thế giới.

 Đòi hỏi về mức độ an toàn, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ… ngày càng khắt khe hơn. Điều nay dự báo một viễn cảnh khó khăn cho trái thanh long Bình Thuận nếu khơng kịp phát huy hết thế mạnh.

Tóm lại, để đạt mục tiêu 7,000 ha thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào cuối năm 2011, nhà vườn, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý cần phải nỗ lực bắt tay giữa “bốn nhà”, trong đó doanh nghiệp thu mua đóng vai trị rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển thanh long VietGAP.

Qua thống kê hiện nay, tồn tỉnh mới có hơn 3,000 ha thanh long được chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP. Nhìn chung, số hộ và doanh nghiệp trồng, thu mua thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn cịn q ít. Thời điểm này mới có hơn 33% số hộ và 10% số doanh nghiệp tham gia trồng, thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Điều dễ dàng nhận thấy là để tham gia vào được “sân chơi” thnh long VietGAP không phải chuyễn dễ, bởi nhà vườn và doanh nghiệp phải đầu tư, tuân thủ đồng bộ các quy trình trồng, chăm sóc va thu mua, sơ chế thanh long theo các tiêu chí quy định. Trong khi đó, trình độ nơng dân cịn hạn chế, thị trường trôi nổi, nông dân tùy tiện sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật khơng theo quy định nhằm kích thích thanh long ra hoa kết trái… đang là một thách thức lớn đối với nhà vườn và doanh nghiệp thu mua thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THANH LONG TIÊU CHUẨN VIETGAP

CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển trái cây Thanh Long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Hầu hết nơng dân đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình một cách đầy đủ và nâng lên một tầm cao mới, xem việc triển khai thanh long an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP mang ý nghĩa sống cịn, là con đường duy nhất để đảm bảo tính bền vững trong việc phát triển cây thanh long của tỉnh. Nông dân trong tỉnh đã dần dần hình thành và làm quen được phương thức canh tác mới,dần thay thế hình thức canh tác truyền thống, lạc hậu xưa nay.

3.1.1. Định hướng phát triển trái cây Thanh Long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Tập trung phát triển thanh long theo hướng an toàn để bảo đảm phát triển bền vững; tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm tăng sản lượng hàng hố có chất lượng tốt để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng thanh long.

Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất thanh long theo hướng VietGAP, Global GAP để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng về điện, đường, nhà đóng gói phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ cho yêu cầu tiêu dùng và tăng cường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 47 - 52)