Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An (Trang 33 - 35)

và nghỉ ngơi của các bộ phận trong Khách sạn

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Do định mức lao động cũng như ảnh hưởng của những đường lối, chính sách

của nhà nước mà nhân viên trong khách sạn phải làm tăng ca hoặc thêm giờ.

- Kinh doanh khách sạn mang tính thời điểm, thời vụ làm cho việc bố trí và sử dụng nhân lực gặp nhiều khó khăn.

- Khách hàng với những đặc điểm khác nhau về đợ tuổi, giới tính khiến nhân viên gặp khó khăn trong giao tiếp, dẫn tới chất lượng phục vụ giảm xuống.

- Thị trường lao động khan hiếm, cạnh tranh ngày càng cao, mặt khác lao động Khách sạn chủ yếu là sinh viên và lao đợng phổ thơng, trình đợ tay nghề chưa cao, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về Khách sạn. Vấn đề đào tạo nhân lực trong Khách sạn chưa được quan tâm thỏa đáng vì vậy nhân lực Khách sạn cịn chưa đạt u cầu vê trình đợ và kĩ năng phục vụ khách. Việc phân cơng bố trí lao đợng chưa thực sự dựa vào thực lực của nhân viên mà cịn thiên nhiều về tình cảm.

- Khách sạn thực sự chưa thực sự thực hiện chính sách mở để thu hút nhân tài. Trong khi đó thì mợt số Khách sạn khác họ đã có những chiến thuật để thu hút nhân tài như là chế độ tiền lương, tiền thưởng, những ưu đãi cho người tài… Và trên thực tế là một số lao động giỏi của Khách sạn khi đã học hỏi một thời gian ở Khách sạn Mường Thanh Thanh Niên thì họ đã chuyển sang Khách sạn khác để làm việc với những ưu đãi lớn hơn.

* Nguyên nhân

- Định mức cơng việc khơng đồng đều khó kiểm sốt do nhân viên Khách sạn chủ yếu là lao đợng trẻ. Ngồi ra, do Khách sạn sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để định mức công việc nhưng do kinh nghiệm của nhà quản trị còn nhiều hạn chế kết hợp với mơi trường kinh doanh ln có sự thay đổi.

- Do tính chất thời vụ cũng như nhu cầu đa dạng của từng tập khách hàng dẫn tới số lượng khách đên khách sạn thay đổi gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên.

- Chính sách đãi ngợ của Khách sạn chưa được hấp dẫn. Thông thường ở các Khách sạn khác giờ tăng ca lương thường được tính bằng 150%-200% lương cơ bản. Tuy nhiên tại Khách sạn lương tăng ca cũng chỉ bằng lương cơ bản chính vì vậy làm cho nhân viên mệt mỏi khơng có đợng lực để tăng ca. Theo chế đợ thì 6 tháng tăng lương mợt lần nhưng thực tế thì phải hơn 6 tháng lương nhân viên mới được tăng và chỉ tăng ở ngưỡng nhẹ.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Thanh Niên, Nghệ An (Trang 33 - 35)