Đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTCP Dược phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 52 - 56)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTCP Dược phẩm

phương pháp tài trợ rủi ro bằng cách chuyển giao rủi ro thơng qua mua bảo hiểm hàng hóa các lần vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn của các công ty bảo hiểm. Hiện nay, công ty mới chỉ thực hiện việc bảo hiểm cho nhân viên để tránh rủi ro về nhân lực trong q trình làm việc và kinh doanh. Chi phí này hàng năm cũng khá lớn, chiếm khảng 35% chi phí lương cơ bản dành cho nhân viên trong cơng ty theo quy định của nhà nước.

Cịn đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển và bảo quản thì do cơng ty thực hiện để tiết kiệm chi phí nên khơng mua bảo hiểm để chuyển giao một phần tổn thất cho cơ quan bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.

Như vậy, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng CTCP Dược phẩm Nam Hà đã thực hiên công tác tài trợ rủi ro vẫn chưa thực sự tốt. Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bù đắp được những thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTCP Dượcphẩm Nam Hà phẩm Nam Hà

2.3.1. Những thành công và nguyên nhân

2.3.1.1. Những thành công

Qua việc nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTCP Dược phẩm Nam Hà cho thấy cơng ty đã có những thành cơng nhất định như sau:

Thứ nhất, những năm gần đây tỷ lệ và hậu quả do rủi ro xảy ra đã giảm đáng kể

bởi sự tăng cường đầu tư, chú trọng công tác quản trị rủi ro của ban lãnh đạo như tỷ lệ hàng hư hại, hỏng do quá trình vận chuyển, dự trữ giảm 30% so với giai đoạn trước do đó giảm đáng kể chi phí bảo dưỡng, phục hồi chất lượng hàng hóa, tình trạng thiếu hàng, hàng giao chậm giảm làm tăng uy tín cơng ty.

Thứ hai, công ty thực hiện công tác tài trợ rủi ro rất tốt và được duy trì đều đặn

hàng năm với các hoạt động như mua bảo hiểm cho tất cả cán bộ cơng nhân viên cơng ty, trích lập quỹ dự phịng hỗ trợ cho cơng tác kiểm soát rủi ro.

Thứ ba, 3 năm vừa qua (2013-2015), cơng ty đã tổ chức những khóa đào tạo

ngắn hạn cho cả nhân viên mới và cũ về môi trường làm việc tại công ty cũng như kỹ năng làm việc cơ bản tương ứng với từng vị trí. Đáng kể đến, trong năm 2015 cơng ty đã tổ chức thành cơng 2 khóa đào tạo về nâng cao trình độ nghiệp vụ và 4 khóa đào tạo về kỹ năng làm việc. Điều này đã giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro do sai sót về nghiệp vụ và nâng cao được nhận thức phịng tránh rủi ro của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.

Thứ tư, phương án tài trợ rủi ro bằng cách chuyển giao rủi ro được thực hiện

khá tốt trong các giao dịch mua bán với cả nhà cung cấp và đối tác.

Thứ năm, trong năm 2014, công ty đã trang bị thêm phần mềm quản lý thuốc

Sacomtec phục vụ cho công tác quản lý rủi ro về hệ thống đơn hàng cũng như nhập xuất số lượng hàng hóa một cách chính xác. Ngồi ra, năm 2014 cơng ty đã đầu tư thay toàn bộ và mua mới máy vi tính cho mỗi phịng ban với sự kết nối internet 100% cho việc việc thu thập, lựa chọn, chia sẻ thông tin liên quan đến rủi ro và công tác rủi ro được nhanh chóng và chính xác.

2.3.1.2. Ngun nhân những thành cơng

CTCP Dược phẩm Nam Hà có những thành công trong công tác quản trị rủi ro như trên phải kể đến những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, trình độ nhận thức của ban lãnh đạo công ty về rủi ro và công tác

quản trị rủi ro ở mức khá cao do đó tính cấp thiết của cơng tác này đối với hoạt động kinh doanh của cơng ty được đánh giá một cách chính xác, phù hợp. Do đó, các nhà quản trị đã có sự định hướng, quan tâm đến việc xây dựng quy trình, kế hoạch cụ thể và dần đi vào hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro cho công ty.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, phát triển làm gia

tăng nguồn lực tài chính và nhân lực của cơng ty. Hệ thống nhà kho dự trữ, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị cần thiết được đầu tư mở rộng, mua mới và cải tiến hạn chế những rủi ro do môi trường, giảm sự thiếu hụt hàng, hàng chậm, giúp công ty cung

cấp kịp thời, đúng số lượng và chất lượng cho hàng cho đối tác, nhờ đó có được những đơn hàng có giá trị, phát triển thương hiệu.

Thứ ba, cơng ty tiến hành xác lập bản mô tả công việc và những tiêu chuẩn cụ

thể cho từng công việc, chú trọng cơng tác tuyển dụng ngay từ vịng thu nhận hồ sơ. Nhờ đó cơng ty tuyển chọn được những cá nhân có năng lực, kỹ năng, phẩm chất phù hợp với vị trí ứng tuyển, thuận lợi cho việc đào tạo sau này, hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

Song song với những thành công mà CTCP Dược phẩm Nam Hà đã đạt được là những hạn chế mà cơng ty cần có kế hoạch cụ thể khắc phục để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong công ty. Những hạn chế cịn tồn tại đó là:

Thứ nhất, tuy đã thực hiện đầy đủ cả 4 bước của quy trình quản trị rủi ro nhưng

hiệu quả chưa cao. Công tác nhận dạng và phân tích rủi ro cịn rất hời hợt, thơng tin chỉ được tổng hợp dựa vào các bản báo cáo từ các bộ phận một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống. Cơng ty chưa có một bản ghi chép, tổng hợp nào chính thống, hồn chỉnh dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai ở các hoạt động mua- bán, vận chuyển, dự trữ.

Thứ hai, năm 2013 công ty xây dựng thêm nhà máy đơng dược tại Hịa Xá- Nam

Định đạt công suất lớn, tuy nhiên công ty lại không xây dựng được đủ các kho chứa hàng đi kèm, sự an toàn của các loại hàng hóa chưa được đảm bảo một cách tuyệt đối. Điều này có thể gây ra rủi ro tiềm tàng trong khâu bảo quản hàng hóa, gây thiệt hại trực tiếp về mặt tài sản và đối với bạn hàng, đánh mất uy tín thương hiệu của cơng ty.

Thứ ba, các khoản mục chi phí giành cho kiểm sốt và tài trợ rủi ro còn rất thấp

và chủ yếu chỉ dừng lại ở các mục như mua bảo hiểm cho nhân viên, trích lập quỹ dự phịng rủi ro chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nguồn vốn của công ty hiện nay.

Thứ tư, việc giải quyết rủi ro được tiến hành một cách thiếu đồng bộ, rời rạc,

không thống nhất, cụ thể khi rủi ro xảy ra ở bộ phận nào thì bộ phận đó chịu trách nhiệm ghi chép và giải quyết. Như vậy, nếu rủi ro xảy ra liên quan đến cùng lúc nhiều bộ phận sẽ rất dễ gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khơng thể thống nhất hướng giải quyết.

2.3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại

Để có thể khắc phục và loại bỏ những hạn chế như đã nêu trên, CTCP Dược phẩm Nam Hà phải hiểu và tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên:

Thứ nhất, quy mơ và nguồn lực tài chính hiện tại của cơng ty cịn hạn

chế do đó phần lớn chúng dùng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, khoản mục chi phí cho cơng tác quản trị rủi ro vì vậy mà chưa được ưu tiên và cịn thấp. Cụ thể hơn đó là sự hạn chế trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy mơ quỹ dự phịng nhỏ,…

Thứ hai, trình độ của đội ngũ nhân viên khơng đồng đều mà chương trình đào

tạo của cơng ty lại mang tính đại chà. Nhiều rủi ro liên quan đến ý thức, tinh thần trách nhiệm làm việc của nhân viên mà công ty mới chỉ chú trọng đào tạo về mặt nghiệp vụ chưa quan tâm đến đào tạo phẩm chất nghề cho nhân viên.

Thứ ba, cơng ty chưa có một bộ phận chun trách đối với cơng tác quản trị rủi

ro, do đó chưa có sự ghi chép và giải quyết rủi ro một cách thống nhất. Do đó, cơng ty phải chịu nhiều lớn do thừa, thiếu hàng vì khơng có những phản ứng kịp thời với những biến động bất ngờ từ nhà cung cấp, nhu cầu của khách hàng.

Thứ 4, mặc dù có đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng vẫn chưa đồng

loạt, các kho hàng chưa đáp ứng tiêu chuẩn để đảm bảo sự an tồn tuyệt đối của hàng hóa cần bảo quản. Việc sử dụng phương thức giao hàng, hàng hóa được để sẵn trong kho của bệnh viện chưa thực sự hợp lí bởi nó hạn chế được chi phí vận chuyển, sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nhưng khơng phải bệnh viện nào cũng có kho dự trữ đảm bảo tiêu chuẩn, từ đó làm tăng chi phí phục hồi chất lượng hàng khi có rủi ro hỏng hóc.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HỒN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 52 - 56)