Thang đo định tính cho mức độ nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 62 - 73)

3.3.1.3. Các giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro

Quan điểm chủ chốt để có thể hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro đó là “ phịng cịn hơn chống”, do đó cơng tác kiểm sốt rủi ro đóng vai trị trọng yếu nhằm ngăn ngừa, né tránh và loại bỏ rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra cũng như mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra.

Dưới đây là một số đề xuất có thể giúp CTCP Dược phẩm Nam Hà nâng cao hiệu quả và dần đi đến hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro của mình:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của nhân viên về rủi ro và tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Như đã phân tích ở trên, CTCP Dược phẩm Nam Hà có đội ngũ lao động trình độ khơng đồng đều do đó nhận thực về rủi ro và tầm quan trọng của rui ro còn chưa cao, tồn tại những cá nhân tham gia q trình kiểm sốt rủi ro khá miễn cường, làm cho có.

Bên cạnh đó dù cơng ty đã tổ chức những buổi đào tạo huấn luyện nhưng lại chưa thực sự phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả cho cơng tác kiểm sốt rủi ro. Do đó CTCP Dược phẩm Nam Hà nên có những phương án đổi mới hình thức cũng như nội dung đào tạo phù hợp với từng đối tượng nhân viên, và bên cạnh những kỹ năng, kiến thức cần thiết công ty phải đặc biệt chú ý đến đào tạo phẩm chất nghề cho nhân viên.

Giải pháp 2: Nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia công tác quản trị rủi ro của nhân viên

Thực hiện việc khuyến khích nhân viên bằng cách khen thưởng dưới hình thức tinh thần và vật chất đối với những nhân viên có hành vi góp phần thực hiện và nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt rủi ro.

Ví dụ như việc nhân viên vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa sẽ khơng tránh khỏi những sơ suất gây hư hại hàng hóa, cơng ty nên tăng mức tiền thưởng cho những nhân viên có tỷ lệ hàng hóa hư hại nhỏ nhất để họ nâng cao ý thức tự giác cẩn thận hơn trong quá trình tác nghiệp.

Giải pháp 3: Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc

Mặc dù cơng ty có đầu tư thêm về hệ thống nhà kho dự trữ nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt trong giai đoạn tới công ty đang có kế hoạch mở rộng phát triển thị trường. Hơn nữa nhà kho của cơng ty cịn khá đơn sơ chưa được trang bị các thiết bị chuyên dụng để bảo quản hàng hóa là thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

Để hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro, việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư mới, bổ sung hệ thống cơ sở hạ tầng kho bãi, xe vận chuyển và các thiết bị cần thiết là không thể thiếu đối với CTCP Dược phẩm Nam Hà.

Giải pháp 4: Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát

CTCP Dược phẩm Nam Hà là công ty thương mại có quan hệ hợp tác với đồng thời cả đối tác trong và ngoài nước, liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do đó phát sinh các nghiệp vụ mua- bán phức tạp.

Rủi ro thường xảy ra bất ngờ ở tất cả các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, vận chuyển do đó để có thể né tránh, loại bỏ các rủi ro công ty cần tăng cường công tác kiểm tra hàng khi nhận hàng, khi xuất hàng và ngay cả khi hàng được dự trữ trong kho. Công tác kiểm tra, thống kê hàng hóa cần được tiến hành đều đặn, liên tục tránh thất thốt do mất, sai sót, hư hại, và để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Giải pháp 5: Cụ thể và tăng cường các điều khoản hợp đồng hợp lí để tránh các rủi ro do vi phạm hợp đồng

Hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh cả hợp đồng mua và bán, hơn nữa còn liên quan đến các giao dịch với đối tác nước ngoài dẫn đến rủi ro do bất đồng ngơn ngữ. Do đó việc cụ thể hóa các điều khoản hợp đồng mua- bán tránh gây nhầm lẫn, hiểu sai lệch là rất cần thiết, nhờ đó loại bỏ được các rủi ro về tranh chấp, kiện tụng.

3.3.1.4. Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro

Thực tế cho thấy, dù doanh nghiệp có thực hiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tốt đến đâu thì vẫn tồn tại những rủi ro bất khả kháng tức là doanh nghiệp khơng thể né tránh nó, chỉ có thể giới hạn mức độ rủi ro của nó trong một phạm vi chấp nhận được, thậm chí buộc phải chấp nhận nó. Do đó, cơng tác tài trợ rủi ro phải được tiến hành một cách chủ động, tránh tình trạng lúng túng, khơng có khả năng giải quyết khi rủi ro không may xảy ra. CTCP Dược phẩm Nam Hà có thể nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình tài trợ rủi ro dựa vào các đề xuất sau:

Giải pháp 1: Tăng cường trích lập quỹ dự phịng rủi ro

Hiện nay Cơng ty đã có các quỹ dự phịng rủi ro, tuy nhiên tỷ lệ trích lập cịn rất thấp, chỉ chiếm 1% tổng lợi nhuận sau thuế. Quy mô của quỹ chưa đủ đáp ứng khi mà hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng kéo theo đó là khả năng xảy ra các rủi ro ngày càng nhiều cũng như mức độ phức tạp và thiệt hại mang đến ngày càng lớn.

Vì vậy, Cơng ty cần tăng cường việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro khơng chỉ cho hàng hóa mà cịn bao gồm tài sản và con người để có thể linh hoạt trong việc huy động nguồn lực tài chính giải quyết rủi ro.

Giải pháp 2: Tăng cường việc chuyển giao rủi ro cho đối tác

Dù quy mô cũng như tài chính của Cơng ty khá lớn, tuy nhiên nếu rủi ro xảy ra thì cơng ty cũng rất khó có thể chống đỡ, có thể dẫn tới phá sản. Vì vậy biện pháp chuyển giao rủi ro là phương án công ty nên lựa chọn để hạn chế và giới hạn rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Giả sử với hoạt động mua hàng công ty nên sử dụng phương thức mua CIF để chuyển giao rủi ro vận chuyển đường biển cho đối tác bên kia, thanh toán bằng phương án trả sau, hoặc trả trước một tỷ lệ nhất định. Với hoạt động bán hàng, cơng ty có thể chiết khấu, giảm giá cho các khách hàng nhưng công đoạn vận chuyển sẽ do bên mua chịu trách nhiệm.

Giải pháp 3: Tăng cường việc mua bảo hiểm cho tài sản

Rủi ro đến từ tài sản của doanh nghiệp là rất nhiều như cháy nổ, rủi ro do va chạm xe tải chuyên chở, rủi ro do thiên tai, bão lũ…Do đó khơng chỉ mua bảo hiểm cho nhân viên mà công ty nên triển khai kế hoạch mua bảo hiểm cho tài sản đặc biệt là những tài sản tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Điều này giúp công ty hạn chế được những thiệt hại có thể có khi rủi ro liên quan đến tài sản của công ty.

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, các Ban ngành liên quan

Các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội của Chính phủ cũng như những quyết định từ các ban ngành có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có cơng tác quản trị rủi ro. Dưới đây là một số đề xuất đối với chính phủ, với các Ban ngành có liên quan nhằm mang lại những thuận lợi nhất giúp CTCP Dược phẩm Nam Hà có thể dần hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro của mình.

Giải pháp 1: Nhà nước cần hồn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư và kinh doanh

Nhiều rủi ro về tài chính của cơng ty xảy ra do các yếu tố như lạm phát, môi trường đầu tư, kinh doanh thiếu sự bình đẳng, sự chồng chéo của các quy định, hệ thống quản lí hành chính quan liêu, tham những…Những yêu tố này gây nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Do vậy để hạn chế và giúp công ty quản trị rủi ro hiệu quả hơn, nhà nước cần phải có giải pháp để điều hành kinh tế vĩ mơ hợp lí, ngăn chặn lạm phát và suy thối kinh tế, hồn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư và kinh doanh, kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý hành chính tranh hiện tường chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu.

Giải pháp 2: Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng như tai nạn va chạm trong quá trình vận chuyển do chất lượng đường xá, hệ thống đèn chiếu sáng, giao hàng chậm do ùn tắc dẫn đến rủi ro bồi thường hợp đồng, tình trạng cúp điện bất ngờ ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác bảo quản hàng hóa, thơng tin liên lạc bị truyền đi chậm chễ, gián đoạn làm lỡ cơ hội kinh doanh… Do đó, việc triển khai các kế hoạch đầu tư xây mới, sửa chữa điện, đường của nhà nước tốt hạn chế thậm chí loại bỏ khả năng xảy ra của một số rủi ro có liên quan.

Giải pháp 3: Hồn thiện các quy định về tỷ lệ trích quỹ dự phịng rủi ro, quy định về mua bảo hiểm cho lao động, tài sản

Nhà nước cần có những quy định cụ thể để công ty nâng cao ý thức thực hiện công tác quản trị rủi ro bằng các quy định tỷ lệ trích quỹ dự phịng rủi ro trên tổng số lợi nhuận sau thuế, quy định về việc mua bảo hiểm cho tồn bộ nhân viên cơng ty cũng như tài sản, đặc biệt là những tài sản luôn tiềm ẩn rủi ro, với tần suất và biên độ xảy ra lớn như phương tiện vận tải,…

Như vậy, cơng ty sẽ có được khả năng kiểm sốt và tài trợ rủi ro hợp lý giúp né tránh, đối phó kịp thời với những rủi ro xảy ra bất ngờ và hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của rủi ro đối với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Như vậy, đối với công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà nói riêng và với mọi doanh nghiệp nói chung, hiểu về rủi ro và hồn thiện cơng tác rủi ro là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, qua bài khóa luận tốt nghiệp em mong muốn góp một phần của mình giúp cơng ty cổ phần dược phẩm Nam Hà nhận dạng thêm những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản trị rủi ro của công ty. Dưới đây là một số kết quả mà bài luận văn hướng đến và làm rõ:

Thứ nhất, bài luận văn đã đi sâu tìm hiểu và phân tích những lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh. Cụ thể, luận văn đã cung cấp đầy đủ những nội dung liên quan đến cái nhìn khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro theo quan điểm hiện đại và quan điểm truyền thống, cụ thể hóa quy trình quản trị rủi ro, đánh giá về tính cấp thiết của việc hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Thứ hai, luận văn đã nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động huy động vốn, mua hàng, bán hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa của cơng ty cổ phần dược phẩm Nam Hà. Đồng thời, luận văn cũng đã đào sâu phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tại công ty này để từ đó tìm ra những thành cơng đã đạt được, hạn chế cịn tồn tại và ngun nhân chính của chúng.

Thứ ba, bằng những hiểu biết và sự nghiên cứu của mình, em đã mạnh dạn đề ra những giải pháp thiết thực cho công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà và đến Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành liên quan. Những giải pháp này có thể sẽ là nội dung để công ty tham khảo làm cơ sở cho những quyết định, đề xuất những biện pháp mới cụ thể hơn, phù hợp với đặc thù cơng ty và tình hình thị trường trong tương lai, dần đi đến việc hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro.

Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, những đề xuất trong luận văn khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong q thầy cơ có những nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015 của công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà.

2. TS. Đinh Văn Đức ( 2009), Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lê Thị Lan (2014), Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại cơng ty cổ phần Thương

mại Phú Thái, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.

4. Nguyễn Thị Hải Linh (2014), Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Cơng ty cổ

phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương

Mại.

5. PGS.TS Nguyễn Quang Thu (2008),Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

6. GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân, ThS. Kim Ngọc Đạt, ThS. Hà Đức Sơn (2009), Quản

trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

7. Trang Web: http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-quan-tri-rui-ro-trong-hoat-dong-cua-

doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam-41800/

8. Trang web: http://f.123doc.org/2573384-hoan-thien-cong-tac-quan-tri-rui-ro-cua- cong-ty-tnhh-duoc-pham-va-thuong-mai-thanh-cong.htm

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM A. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ………………………………………………………………………………. Đơn vị (bộ phận) công tác:……………………………………………………………... Chức vụ: ………………………………………………………………………………... Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà

Xin chân thành cảm ơn quý công ty đã nhận tôi vào thực tập trong thời gian qua. Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp, kính mong ơng (bà) vui lịng trả lời những câu hỏi dưới đây:

B. Câu hỏi trắc nghiệm

(Xin Ơng (bà) vui lịng đánh dấu vào những đáp án phù hợp với hoạt động kinh doanh của q cơng ty. Có thể đánh dấu vào nhiều đáp án cho một câu hỏi)

Câu 1 : Theo ông (bà) những rủi ro mà cơng ty gặp phải trong hoạt động kinh doanh có

ảnh hưởng như thế nào đến chi phí và lợi nhuận của cơng ty?

 A. Ảnh hưởng rất nhiều

 C. Ảnh hưởng ít

 B. Ảnh hưởng nhiều

 D. Không ảnh hưởng

Câu 2 : Theo ông (bà) mức độ rủi ro mà công ty thường gặp phải khi thực hiện hợp

đồng kinh doanh?

 A. Rất thường xuyên

 C. Thường xuyên

 B. Trung bình

 D. Rất thấp

Câu 3 : Theo Ông (bà) trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm

Nam Hà có thể gặp phải rủi ro ở những hoạt động nào sau đây:

 A. Hoạt động huy động nguồn vốn

 C. Hoạt động mua hàng

 D. Hoạt động bán hàng

 B. Hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa

 E. Tất cả các hoạt động trên

Câu 4 : Theo ông (bà) những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của Công

ty là những rủi ro nào?

 A. Rủi ro trong hoạt động huy động

vốn  E. Rủi ro trong quá trình vận chuyển

 F. Rủi ro từ phía nhà cung cấp

 B. Rủi ro trong hoạt động bán hàng

 C. Rủi ro về công nghệ

 D. Rủi ro về giá

 G. Rủi ro trong hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa

Câu 5 : Xin Ơng (Bà) cho biết mức độ ảnh hưởng của các rủi ro sau đến hoạt động sản

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 62 - 73)