Phân tích thực trạng nội dung cơng tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 41 - 52)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm

2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung cơng tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần

Dược phẩm Nam Hà

2.2.2.1 Về nhận dạng rủi ro

a, Những rủi ro thường gặp tại CTCP Dược phẩm Nam Hà

Từ kết quả điều tra với các nhân viên trong CTCP Dược phẩm Nam Hà có thể thấy, trong 3 năm qua từ năm 2013 đến năm 2015 công ty đã gặp phải một số rủi ro gây thiệt hại về tài chính do cơng ty thường xuyên thực hiện hoạt động mua bán với số lượng hàng hóa lớn. Đây là nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Chính vì thế, những rủi ro thường gặp phải trong công ty như: rủi ro trong hoạt động huy động nguồn vốn, rủi ro về công nghệ, rủi ro về giá, rủi ro về q trình vận chuyển, rủi ro từ phía nhà cung cấp, rủi ro trong hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa, rủi ro trong hoạt động bán hàng,…Ngồi ra cịn rất nhiều rủi ro khác mà cơng ty phải đối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kết quả mức độ đánh giá mức độ xảy ra một số rủi ro chính mà CTCP Dược phẩm Nam Hà đã gặp phải trong thời gian qua trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh cảu mình được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Những rủi ro thường gặp

STT Rủi ro Số phiếu Tỷ lệ

1 Rủi ro trong hoạt động huy động nguồn vốn 22/85 26%

2 Rủi ro về công nghệ 48/85 56%

3 Rủi ro về giá 35/85 41%

4 Rủi ro về quá trình vận chuyển 25/85 29%

5 Rủi ro từ phía nhà cung cấp 61/85 72%

6 Rủi ro trong hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa 50/85 59%

7 Rủi ro trong hoạt động bán hàng 10/85 12%

RR trong hoạt động huy động nguồn vốn

RR về

công nghệ RR về giá RR về q trình vận chuyển RR từ phía nhà cung cấp RR trong hoạt động dự trữ và bảo quản hàng hóa RR trong hoạt động bán hàng 22% 48% 35% 25% 61% 50% 10% Những rủi ro thường gặp

Biểu đồ 2.4: Mức độ những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của CTCP dược phẩm Nam Hà

Như vậy, trên đây là một số rủi ro mà CTCP Dược phẩm Nam Hà đã gặp phải trong những năm gần đây trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình để từ đó có cái nhìn tổng qt về các rủi ro có thể đến với cơng ty trong thời gian tới. Dựa vào đó để cơng ty có thể xây dựng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra và mức độ thiệt hại do các rủi ro đó gây ra.

b, Các phương pháp nhận dạng rủi ro công ty đã sử dụng

Để nhận dạng ra các rủi ro có thể xảy ra , CTCP Dược phẩm Nam Hà đã phải thường xuyên tiến hành công tác nhận dạng bằng các phương pháp khác nhau để có thể liên tục nhận dạng ra các rủi ro có thể xảy ra với cơng ty. Bởi vì các rủi ro thì khó có thể biết trước, khơng theo quy luật và thường xun thay đổi. Chính vì vậy, trong suốt những năm qua, để có thể nhận dạng ra những nguy cơ rủi ro cũng như mối nguy hiểm và mối hiểm họa của các rủi ro thì CTCP Dược phẩm Nam Hà đã phải sử dụng các biện pháp khác nhau để liên tục nhận dạng. Các phương pháp mà cơng ty thường sử dụng đó là phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp làm việc với các bộ phận khác của công ty, phương pháp phân tích hợp đồng và phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ.

Với phương pháp thanh tra hiện trường thì cơng ty thường xun sử dụng trong việc nhận dạng ra các mối nguy hiểm có nguy cơ rủi ro cao ở bộ phận sản xuất và kho bãi.

Với phương pháp phân tích hợp đồng và làm việc với các bộ phận khác trong cơng ty thì cũng được cơng ty chú trọng và thực hiện đều đặn. Vì vậy, những rủi ro từ phía nhà cung cấp và khách hàng của công ty cũng được hạn chế do công ty xây dựng được các biện pháp né tránh và ngăn ngừa rủi ro thông qua việc thực hiện tốt công tác nhận dạng.

Với phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong q khứ thì được cơng ty tiến hành định kỳ để rút kinh nghiệm và cũng giúp công ty nhận dạng ra những rui ro thường gặp trong từng bộ phận và từng quá trình thực hiện kinh doanh.

c, Quy trình nhận dạng rủi ro tại CTCP Dược phẩm Nam Hà

Đây là khâu quan trọng và là bước đầu tiên trong q trình QTRR tại cơng ty. Khâu này bao gồm việc nhận dạng ra các mối nguy hiểm, mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro giúp các nhà quản trị có thể biết trước những rủi ro có thể xảy ra với cơng ty để từ đó đề ra các biện pháp nhằm né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro đó đến với cơng ty và hạn chế được đến mức tối đa nhất mức độ thiệt hại cho công ty khi rủi ro xảy ra.

Nhận dạng mối hiểm họa

- Khâu mua hàng của công ty mặc dù đã được quan tâm, chú trọng song vẫn cịn những tồn tại. Ngồi những nhà cung cấp chính cho cơng ty như cơng ty cổ phần Traphaco, dược Hà Tây, Roussel Việt Nam, Sanofi,… thì các nhà cung cấp phụ của công ty lại chưa được đánh giá chi tiết, cụ thể. Các công ty này thường là các nhà phân phối nhỏ lẻ, khơng có tiềm lực về tài chính nên rất có thể gây ra rủi ro như: khơng cung cấp đủ hàng, hàng hóa cung cấp bị lỗi kỹ thuật,…

- Khâu bán hàng cũng còn tồn tại những vấn đề mà công ty cần phải giải quyết. Cụ thể như việc tìm kiếm thơng tin khách hàng để khơng gặp phải những rủi ro từ phía khách hàng như thanh tốn chậm, mất khả năng thanh tốn,…Ví dụ điển hình là cơng ty Dược Viễn Đơng bị tun bố phá sản cuối tháng 8 năm 2013 đã dẫn tới khả năng thanh tốn hết tiền hàng cịn nợ với CTCP Dược phẩm Nam Hà là điều rất khó.

- Khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa cũng tồn tại những mối nguy hiểm là điều kiện gây ra rủi ro cho công ty. Do khách hàng của công ty trải dài trên cả nước, trong khi đó hiện tại cơng ty mới chỉ có 3 chi nhánh ở Hà Nội, TP HCM, Lạng Sơn,

mạng lưới vẫn chưa phủ khắp và đều trên cả nước, vì vậy rất có thể xảy ra rủi roc ho cơng ty trong q trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa đến các nơi khơng gần hoặc khơng ở khu trung tâm so với chi nhánh trên.

Nhận dạng mối nguy hiểm

- Mối nguy hiểm đến từ nhà cung cấp: ngoài các nhà cung cấp lớn cũng như là nhà cung cấp chính cho CTCP Dược phẩm Nam Hà thì các tình hình tài chính cũng như khả năng chuẩn bị hàng hóa của các nhà cung cấp phụ là mối nguy hiểm đáng lo ngại cho công ty.

- Mối nguy hiểm đến từ yếu tố khách hàng: hiện nay do cơng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, tìm hiểu các thơng tin về khách hàng nên đây là mối nguy hiểm có thể xảy ra các rủi ro nghiêm trọng. Ví dụ như hồi tháng 6/2014 CTCP Dược phẩm Nam Hà có ký hợp đồng mua bán trị giá 238 triệu đồng với công ty Dược Sapharco nhưng chỉ trả trước 45% giá trị hợp đồng. Hợp đồng còn lại sẽ được trả dần thành từng đợt và sẽ trả hết vào tháng 11/2014. Tuy nhiên hồi đầu tháng 10 năm 2014 công ty Dược Sapharco bị buộc phải ngừng kinh doanh hoạt động, vì vậy CTCP Dược phẩm Nam Hà đã bị thiệt hại 20% giá trị hợp đồng.

- Mối nguy hiểm đến từ yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của CTCP Dược phẩm Nam Hà hiện nay khá nhiều, ví dụ như: Cơng ty cố phần Traphaco, tổng công ty dược Việt Nam, Công ty dược phẩm TW1, cơng ty dược phẩm Phúc Vinh,… các đối thủ nước ngồi như: Roussel Việt Nam, Sanofi, Getz pharma,…Vì cậy, cơng ty cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thơng tin thị trường, động thái của các đối thủ cạnh tranh này để không bị mất khách hàng, mất thị phần.

Nhận dạng nguy cơ rủi ro

Trong giai đoạn 2013-2015, CTCP Dược phẩm Nam Hà đã gặp phải một số rủi ro trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình một số rủi ro sau:

- Tháng 08/2013, công ty Dược Viễn Đông tun bố phá sản nên khơng đủ khả năng thanh tốn tiền hàng đối với CTCP Dược phẩm Nam Hà, khiến công ty phải thiệt hại 46 triệu đồng.

- Tháng 10/2014: công ty Dược Sapharma bị buộc ngừng hoạt động kinh doanh, tuyên bố phá sản trong khi chưa thanh toán hết tiền giá trị tiền hàng trong hợp đồng, điều này khiến CTCP Dược phẩm Nam Hà phải chịu thiệt hại 20% giá trị hợp đồng.

Bên cạnh đó có những rủi ro khó nhận dạng hơn như: giá cả nguyên vật liệu trên thế giới và trong nước có những biến động đáng kể , tình hình kinh tế có những thay đổi lớn,… nhưng rất có thể có khả năng xảy ra. Vì vậy, cơng ty cần phải thực hiện nhận dạng cụ thể mối hiểm họa và mối nguy hiểm một cách cụ thể của những nguy cơ rủi ro này ngay từ đầu để có những biện pháp đối phó nhằm chủ động trước những rủi ro và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

2.2.2.2 Về phân tích rủi ro

Để có thể hồn tồn chủ động trước những rủi ro thì sau khi nhận dạng được những rủi ro thường gặp cũng như những rủi ro có khả năng gặp phải thì CTCP Dược phẩm Nam Hà đã tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro và tổn thất có thể xảy ra một cách cụ thể, chi tiết để có cái nhìn tồn diện về những rủi ro và sự tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, CTCP Dược phẩm Nam Hà đã thực hiện khá tốt cơng tác phân tích với những rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Cơng tác phân tích đó bao gồm phân tích mối hiểm họa, phân tích nguyên nhân, phân tích tổn thất và được thực hiện cụ thể với từng nhóm rủi ro thường gặp của cơng ty. Từ đó, để tồn bộ nhân viên cũng như nhà quản trị ý thức được trách nhiệm của bản than trong quá trình làm việc để hạn chế đến mức tối thiểu nhất thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Cụ thể như sau:

Với nhóm rủi ro đến từ khâu bán hàng

Cơng tác bán hàng là công tác quan trọng trong công ty và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho cơng ty. Sai sót từ khâu bán hàng có thể dẫn tới việc mất khách hàng, mất uy tín của cơng ty. Chính vì vậy, hiện nay tại cơng ty cơng tác QTRR luôn quan tâm và chú trọng tới khâu bán hàng từ lúc tiếp cận khách hàng đến quá trình tư vấn và ký kết hợp đồng với từng khách hàng. Do đặc thù kinh doanh nên những khách hàng của công ty rất đa dạng, đồng thời số lượng hàng mua mỗi lần cũng rất phong phú. Do đó, quy trình bán hàng phải được thực hiện hết sức cẩn thận, bởi nếu như có sai sót thì khơng nhưng thiệt hại về tài chính do mất doanh thu, lợi nhuận, mà còn ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của cơng ty đang cố gắng xây dựng nhằm khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Bởi vậy, đối với khâu bán hàng, công ty đặc biệt quan tâm đến hoạt động thu tiền của quá trình này. Trong giai đoạn đầu thành lập (1999-2001), công ty dược phẩm Nam Hà đã khơng thiết kế tốt quy trình theo dõi thu tiền và kế tốn doanh thu bán hàng, nên 3 năm lien tục đã để tiền thất thoát 131,2 triệu mỗi năm trong các khâu: gian lận trong khâu xét duyệt bán hàng, biển thủ tiền bán hàng thu được, chiếm đoạt tiền khách hàng do khách hàng trả do mua hàng trả chậm. Kể từ năm 2002, công ty đã nghiên cứu và phát hiện ra các lỗ hổng trong q trình này, bộ phận kiểm tốn – tài chính đã đề xuất và thực thi quy trình kế tốn doanh thu bán hàng sau nhằm siết chặt việc kiểm soát thu tiền hàng. Đây được xem là một cuộc cải cách trong vấn đề tài chính của cơng ty dược phẩm Nam Hà cho đến nay.

Hình 2.2: Quy trình kế tốn doanh thu bán hàng

Như vậy, công tác QTRR trong CTCP Dược phẩm Nam Hà luôn quan tâm và chú trọng đến các rủi ro có khả năng xảy ra đến từ khâu bán hàng của cơng ty, để phân tích kỹ lưỡng những thiệt hại có thể xảy ra từ nhân tố này.

Với nhóm rủi ro đến từ khâu mua hàng

Để khâu bán hàng của CTCP Dược phẩm Nam Hà được tiến hành một cách thuận lợi thì một yếu tố khơng thể thiếu đó là thực hiện tốt cơng tác mua hàng. Những năm qua, mặc dù thực hiện tốt công tác mua hàng nhưng công ty vẫn gặp phải những rủi ro đáng tiếc từ khâu mua hàng. Cụ thể CTCP Dược phẩm Nam Hà đang phải đối mặt với 2 vấn đề chính sau:

- Thứ nhất về việc đặt hàng quá nhiều hoặc quá ít.

Việc đặt mua nguyên liệu sản xuất thuốc của công ty dược phẩm Nam Hà chưa thực sự hiệu quả, có đợt q nhiều, đợt khác lại q ít. Rủi ro đặt hàng nhiều có thể do cố ý vì khi đặt hàng với số lượng nào đó người mua sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp. Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng tồn kho cao sẽ dẫn tới chi phí bảo quản, chi phí cơ hội gia tăng, luân chuyển vốn chậm. Tuy nhiên một số thời gian, cơng ty lại đặt q ít hàng, dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, làm gián đoạn đến quá trình sản xuất sản phẩm và chậm trễ trong khâu bán hàng. Việc đặt ít hàng xảy ra do trưởng bộ phận mua hàng e sợ tồn kho cao hoặc không nắm được số liệu bán hàng, khơng dự đốn tốt các đơn đặt hàng phát sinh trong thời gian tới.

- Thứ hai là về việc hàng giao không đúng số lượng.

Do đặc điểm thuốc đông tân dược phức tạp trong khâu đong đếm, đóng gói và kiểm sốt số lượng, việc đảm bảo giao hàng đủ số lượng cho khách hàng của công ty dược phẩm Nam Hà đơi khi cịn sai sót, dẫn đến việc giao hàng thiếu hoặc thừa cho khách. Đối với những mặt hàng lớn, số lượng ít, việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với hàng hóa nhỏ, số lượng lớn, việc giao thiếu hàng đơi khi rất khó để kiểm sốt. Lần thất thốt lớn nhất là cơng ty dược phẩm Nam Hà đã đóng gói và xuất thừa cho khách 0.5 tấn thuốc đơng dược. Khách hàng của công ty đã ỉm đi mà không báo về và trả lại. Do phát hiện muộn nên Nam Hà đã phải chịu thất thốt này.

Chính vì vậy, khi thực hiện cơng tác QTRR trong khâu mua hàng của cơng ty thì CTCP Dược phẩm Nam Hà đã phải phân tích kỹ lưỡng những mối hiểm họa có thể dẫn đến những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra.

Với nhóm rủi ro đến từ khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa

Thị trường của CTCP Dược phẩm Nam Hà chủ yếu là trong nước, trải dải khắp các tỉnh thành, ngoài ra cịn một số các quốc gia ngồi vùng lãnh thổ như Thụy Sĩ, Đức, Ấn Độ,…Với thị trường trong nước, không phải lúc nào khâu vận chuyển và bảo quản cũng gặp điều kiện thuận lợi. Hiện tại cơng ty mới chỉ có 3 chi nhánh tại Hà Nội, TP HCM, Lạng Sơn, việc vận chuyển tới các thành phố lớn khác đơi khi cũng gặp phải khó khăn. Mặt khác, nước ta lại là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi, gió mùa, ẩm mốc cũng gây khơng ít khó khăn cho cơng ty trong quá trình bảo quản

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)