Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách dịch vụ khách hàng tại bệnh viện đa khoa huyện thạch hà, hà tĩnh (Trang 39 - 44)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà

hàng của Khách sạn Vị Hoàng

Qua thời gian thực tập tại Khách sạn Vị Hồng, từ những vấn đề cịn tồn tại trong việc sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của Khách sạn Vị Hoàng.

3.2.1. Xác định định mức lao động phù hợp

Bộ phận nhà hàng của Khách sạn Vi Hoàng cần xác định định mức lao động cho phù hợp với khối lượng công việc kinh doanh ăn uống của khách sạn và số lương nhân viên tại bộ phận sao hợp lý, không bị quá tải vào thời điểm chính vụ và nhàn rỗi vào

thời điểm trái vụ. Định mức lao động có một vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý của khách sạn. Để xác định định mức lao động hợp lý cho nhân viên bộ phận cần dựa trên cơ sở phân tích khoa học và điều kiện của khách sạn đồng thời cũng phải đảm bảo tính bình qn tiên tiến. Như vậy mới có thể động viên dược tính chủ động, tích cực của nhân viên tại bộ phận và công tác định mức lao động thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc. Trưởng bộ phận nên khoán cho bộ phận bàn, bếp các chỉ tiêu khối lượng cụ thể từ đó các trưởng ca sẽ đưa ra các định mức hợp lý, linh hoạt trong từng thời điểm để không gây lãng phí tiền lương, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Để xác định định mức lao động hợp lý bộ phận nhà hàng của Khách sạn Vị Hoàng cần sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích, tính tốn trên cơ sở khoa học. Phương pháp thống kê kinh nghiệm căn cứ trên định mức lao động của những năm trước, bảng báo cáo về mức hoàn thành của nhân viên. Tuy nhiên do những yếu tố tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của bộ phận nhà hàng như: Đối tượng khách hàng, các điều kiện về cơ sở vật chất, các yếu tố về kinh tế, chính trị… do đó bộ phận nhà hàng cần có sự phân tích, đánh giá lại định mức lao động của năm trước để phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của năm sau trong tường giai đoạn. Bên cạnh đó cũng phải dựa vào khối lượng cơng việc, tính chất cơng việc của từng thời điểm và khả năng làm việc của nhân viên để xác định định mức lao động sao cho hợp lý, vào thời điểm chính vụ định mức lao động của nhân viên bàn và bếp sẽ lớn hơn định mức lao động và thời điểm trái vụ.

3.2.2. Phân công lao động hợp lý

Lao động tại bộ phận nhà hàng của Khách sạn Vị Hoàng làm việc chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường, nguyện vọng của nhân viên. Vì vậy khách sạn cần phải đánh giá một cách chính xác hơn khả năng cũng như sở trường của họ, hơn thế nữa cần phải lắng nghe nguyện vọng của nhân viên để bố trí lao động hợp lý vào từng cơng việc, tạo cảm giác thoải mái cho người lao động khi làm việc vì một trong những mục tiêu bố trí và sử dụng lao động là phải đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. Phân công lao động cần đảm bảo sự công bằng về khối lượng cơng viêc, độ khó của cơng việc. Trong mỗi ca làm việc phân cơng lao động cần có sự xen kẽ nhân viên nam và nữ, nhân viên lâu năm và nhân viên mới, vừa thuận lợi cho người lao động mà vẫn đảm bảo đủ số lượng nhân viên phục vụ trong thời gian làm việc. Khách sạn Vị Hồng cần có sự bố trí hợp lý trong việc phân cơng lao động vào thời điểm chính vụ và trái vụ để đảm bảo tránh các đột biến về nhân sự trong q trình kinh doanh do tác động của tính thời vụ trong kinh doanh nhà hàng hay tác động đến từ hưu trí, bỏ việc, thun chuyển cơng tác…

Vào mùa cưới khi số lượng tiệc cưới nhiều trong một ca, bộ phận nhà hàng có thể tuyển dụng thêm nhân viên làm part time là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo được việc làm cho người lao động vì đây là đội ngũ lao động trẻ nhanh nhẹn, nhiệt tình với cơng việc. Nhưng lượng nhân viên này khơng có trình độ chun mơn cần có nhân viên lâu năm đào tạo sơ qua nghiệp vụ sau khi tuyển dụng, trong q trình tác nghiệp cần phải có nhân viên chính thức hướng dẫn, kèm cặp và giám sát để tránh xảy ra các tình huống bất ngờ do chưa quen với cơng việc gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Tại bộ phận nhà hàng có hai bộ phận chủ yếu là bộ phận bàn và bộ phận bếp, cần có sự tăng cường hợp tác lao động giữa hai bộ phận. Hợp tác lao động cần phải phối hợp cả về không gian và thời gian, phối hợp một cáh tích cưc hài hịa và hợp lý nhất nguồn nhân lực của bộ phận nhà hàng. Tăng cường hợp tác lao động giữa các nhân viên của cùng một bộ phận, để cho nhân viên có cơ hội học hỏi, kèm cặp lẫn nhau; các trưởng bộ phận nên có sự phân cơng cơng việc theo nhóm làm việc khoảng 2-3 người, các nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ phải giúp đỡ hỗ trợ các nhân viên mới trong quá trình tác nghiệp, cần có người giám sát làm việc và can thiệp trong những trường hợp cần thiết.

Việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý sẽ giúp cho khách sạn có hệ thống làm việc chuyên nghiệp, khắc phục được tình trạng dư thừa hay thiếu hụt lao động tại mỗi ca, nâng cao được hoạt động kinh doanh của khách sạn.

3.2.3. Hoàn chỉnh quy chế làm việc

Xây dựng hoàn thiện các quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bộ phận nhà hàng cần xây dựng các quy định rõ ràng về quy tắc làm việc, trang phục, thái độ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhân viên tại bộ phận nhà hàng nắm rõ và bắt buộc thực hiện, nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy chế tùy theo mức độ mà sẽ bị cảnh cáo, trừ lương hoặc đuổi việc. Giờ nghỉ ăn giữa ca quy định trong vịng 20 phút là khơng hợp lý vì sau khi ăn uống khơng có thời gian nghỉ ngơi làm cho nhân viên không đủ sức khỏe để làm việc tiếp, gây tình trạng mệt mỏi, uể oải, hiệu quả lao động không cao, bộ phận nhà hàng nên cho nhân viên ăn uống và giải lao trong vòng 30-40 phút để nhân viên có thời gian giải lao, nghỉ ngơi sau khi ăn lúc đó mới có tinh thần thoải mái để làm việc tiếp.

Yêu cầu các nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định của bộ phận nhà hàng về đồng phục, tác phong trong giờ làm việc. Để khích lệ khả năng và lịng nhiệt tình của nhân viên khách sạn cần có những hình thức khen thưởng người lao động. Những nhân viên hồn thành cơng việc tốt sẽ được biểu dương, tặng giấy khen trong cuối mỗi kỳ tổng kết sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo tháng hoặc theo năm, ngồi ra cần có những khoản thưởng đột xuất cho những nhân viên được khách hàng khen ngợi, những

nhân viên có sáng kiến làm tăng năng suất lao động. Khen thưởng và kỷ luật cần phải chính xác, kịp thời, ngược lại các nhân viên nào vi phạm quy chế làm việc của khách sạn cần phải nghiêm khắc xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Thực hiện được điều này sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên, từ đó nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, đóng góp cho khách sạn nhiều hơn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Bố trí nhân viên làm việc vào những ngày lễ, tết và có chính sách nghỉ bù, lương thưởng hợp lý cho những ngày làm việc này. Do tính chất cơng việc của bộ phận nhà hàng nên vào những ngày lễ, tết nhân viên vẫn phải đi làm. Bộ phận nhà hàng cần có kế hoạch cụ thể danh sách những nhân viên tự nguyện đi làm và ưu tiên cho những nhân viên khó có thể đi làm được vào những ngày này là phụ nữ có con nhỏ, có việc gia đình để bố trí cho phù hợp. Vì vậy bộ phận nhà hàng cần có những quy định hợp lý để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách tăng lương, thưởng và cho nghỉ bù vào những ngày khác.

Xây dựng nghiêm chỉnh quy chế làm việc của bộ phận nhà hàng của Khách sạn Vị Hoàng sẽ khiến cho nhân viên ý thức được trách nhiệm của mình trong cơng việc được giao, thơng qua những quy chế thưởng phạt mà nhân viên tích cực hơn trong cơng việc, họ sẽ phấn đấu để đạt được những thành tích tốt nhất. Có thưởng có phạt họ sẽ cảm thấy quyền lợi của mình được quan tâm, thấy được sự cơng bằng trong mơi trường mà họ đang làm việc, qua đó khích lệ được tinh thần làm việc của họ.

3.2.4. Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên

Khách sạn Vị Hoàng cần chú ý nâng cao, cải tiến điều kiện làm việc về cơ sở vật chất kỹ thuật, có kế hoạch kiểm tra, sửa chữa thay thế các thiết bị, dụng cụ, máy móc khơng đảm bảo tính chất kỹ thuật như ở bộ phận bếp cần bảo quản liên tục hệ thống thông hơi, hút mùi để mùi thức ăn không sang khu vực của các bộ phận khác, các dụng cụ, máy móc chế biến món ăn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn sạch sẽ. Tổ chức chỗ làm việc phải đảm bảo được tính chun mơn hóa trong cơng việc, chỗ làm việc thống mát, thoải mái, đủ ảnh sáng cho nhân viên. Đảm bảo diện tích làm việc thoải mái cho nhân viên bàn, vị trí từ bộ phận bếp ra các phòng ăn của khách sạn khá xa phải đi qua khu vực có nhiều người qua lại, khách sạn nên đầu tư thêm các xe đẩy để hỗ trợ cho nhân viên bàn trong việc phục vụ khách hàng nhanh hơn, có thể phục vụ nhiều món ăn cùng lúc, tránh việc nhân viên bàn trong lúc vơi vàng hoặc có nhiều người qua lại sẽ làm đổ món ăn. Thay mới dần dần hệ thống điều hòa, loa tại phong họp do đã đưa vào sử dụng một thời gian kéo dài nên một số khơng cịn sử dụng tốt, hỏng hóc liên tục.

Để nhân viên nhiệt tình trong cơng việc và sự trung thành của nhân viên đồng nghĩa với việc đem lại hiệu quả cao thì nhiệm vụ của các nhà quản lý là tạo ra bầu khơng khí thoải mái, quan tâm đặc biệt đến đời sống của nhân viên như tặng quà vào dịp sinh nhật, lễ tết, thăm hỏi ốm đau, có chuyện buồn. Như vậy nhân viên có cảm giác

mình được quan tâm và chính điều này sẽ thơi thúc họ làm việc nhiệt tình và trung thành với khách sạn dù cho khách sạn có khó khăn.

Người lao động sẽ làm việc tốt hơn khi được làm việc trong mơi trường thuận lợi, an tồn và bầu khơng khí làm việc lành mạnh, đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa bộ phận bàn và bếp trong công việc, giữa nhân viên với nhà quả trị. Khách sạn nên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho người lao động, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên có đủ năng lực trình độ, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn của họ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên, cho họ thấy họ là những nhân viên được tôn trọng, tạo được sự gắn kết giữa nhân viên với khách sạn để phát huy hết năng lực của nhân viên, người lao động thấy mình được quan tâm, có vai trị và muốn đóng góp hết sức cho khách sạn.

3.2.5. Các giải pháp khác

- Hồn thiện cơng tác tuyển dụng: Do tính đặc thù của lao động trong bộ phận nhà hàng là phần lớn nhân viên phải tiếp xúc với khách hàng nên việc tuyển chọn nhân viên biết cách phục vụ, khéo léo trong giao tiếp là vô cùng quan trọng đặc biệt là nhân viên bộ phận bàn, đối với nhân viên bộ phận bếp phải có sự hiểu biết về ẩm thực nhiều vùng miền, quốc gia. Công tác tuyển chọn lao động ở Khách sạn Vị Hồng cịn chưa khách quan, phần lớn là ưu tiên con em cán bộ cơng nhân viên do đó nên khi bố trí vào làm việc nhiều nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc, giao tiếp với khách hàng yếu kém. Vì vậy khách sạn cần có hình thức tuyển chọn cơng khai với bảng yêu cầu cơng việc cụ thể để đảm bảo tính cơng bằng cho các ứng viên. Khách sạn có thể tìm kiếm nhận sự từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau như qua quảng cáo tuyển dụng, qua giới thiệu của nhân viên cũ, tại các phòng giới thiệu việc làm, tuyển dụng tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện… đặc biệt là các lao động có chất lượng cao được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành về khách sạn. Khi tuyển chọn nhà quản lý phải kiểm tra trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, nhà quản lý cũng nên chú trọng vào hình thức của nhân viên vì đối với ngành dịch vụ hình thức được coi trọng và là một trong những điều kiện xét tuyển nhân viên, đặc biệt khách sạn nên bổ sung thêm bước kiểm tra tay nghề và trình độ tác nghiệp của nhân viên. Thơng qua kiểm tra tay nghề hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ chun mơn, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên. Ngoài ra hội đồng tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống cụ thể để giải quyết, qua cách xử lý tình huống của từng ứng viên có thể đánh giá trình độ nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống của các ứng viên.

- Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân sự:

Giúp cho người lao động trong khách sạn thực hiện công việc tốt hơn tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của khách sạn. Khách sạn nên áp dụng các phương pháp đào tạo như kèm cặp, đào tạo luân phiên công việc giữa các bộ phận qua đó có thể thuyên

chuyển lao động nhàn rỗi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp vào mùa cưới, những buổi hội nghị hội thảo hay những dịp đông khách mà không phải tuyển thêm nhân viên. Như vậy sẽ tránh lãng phí nguồn nhân lực, đỡ tốn kém cho khách sạn mà còn tạo sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức khách sạn. Ngoài ra phương pháp đào tạo nhân viên bộ phận nhà hàng cũng cần phong phú hơn bằng cách sử dụng các dụng cụ mơ phỏng và tình huống thực tế giúp cho người lao động không bị lúng túng trong quá trình tác nghiệp cũng như trong xử lý thắc mắc, phàn nàn của khách, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên. Khách sạn có thể cho nhân viên đến các trung tâm đào tạo hay cũng có thể đào tạo tại chỗ bằng cách thuê các chuyên gia về giảng dạy tuy nhiên cần phải chú ý đến chi phí xây dựng các mơ hình, chi phí th chun gia giảng dạy.

Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nhằm nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhân viên, nhất là đối với nhân viên bàn cần phải đào tạo thêm ngoại ngữ thứ hai cho nhân viên để phục vụ nhu cầu khách quốc tế. Đối với bộ phận bếp, khách sạn nên cử người đi ra nước ngoài đến những khách sạn lớn để tiếp xúc những công nghệ mới, học hỏi các món ăn truyền thống của họ, nhu cầu và sở thích để nâng cao hiểu biết, có thêm kinh nghiệm nâng cao tinh thần ý thức tự đào tạo của nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo cảm giác mới lạ, đặc trưng cho khách sạn mình, tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách dịch vụ khách hàng tại bệnh viện đa khoa huyện thạch hà, hà tĩnh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)