Dự báo về thị trường váy đầm trong nước trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách xúc tiến thƣơng mại cho sản phẩm váy đầm thƣơng hiệu format của công ty TNHH gianni việt nam trên thị trƣờng hà nộ (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Dự báo các thay đổi hoặc triển vọng của các yếu tố môi trường, thị trường và

3.1.1 Dự báo về thị trường váy đầm trong nước trong thời gian tới

Bà Vũ Ánh Hồng, đại diện Format cho biết, đến năm 2017 thương hiệu đã có chiếm được một thị phần nhất định thị trường trong nước, cơng ty muốn có chỗ đứng vững chắc hơn ở thị trường này bởi dự kiến nhu cầu của khách hàng trong nước về sản phẩm váy đầm có dấu hiệu tăng lên đáng kể và dự kiến đến năm 2025 công ty sẽ phát triển ra thị trường nước ngoài.

Váy đầm là sản phẩm đặc thù của nữ giới, tuy nhiên đối tượng này khá khó tình trong việc chọn lựa và đưa ra quyết định, họ thường cân nhắc kỹ, nhất là sản phẩm cao cấp có giá thành khơng rẻ. Họ phải thử sản phẩm trước, tham khảo ý kiến của bạn bè, chồng hay người yêu trước khi quyết định mua. Và việc mua được những sản phẩm bắt kịp xu hướng thế giới khiến họ thích thú hơn rất nhiều.

Xét về thị trường của váy đầm, do đặc điểm thời tiết ở Hà Nội có 4 mùa, thời trang thì được chia ra 2 mùa là xuân hè và thu đông nên được sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo từng mùa, mà dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm này sẽ tăng cao vì nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều. Vào các dịp lễ tết như Noel, tết dương lịch, tết âm lịch, Valentine, Quốc tế phụ nữ, … số người bị ảnh hưởng bởi xu hướng tây hóa khơng ngừng tăng lên ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khơng chỉ mua váy đầm để sử dụng cho bản thân mà mục đích mua đồ cũng đa dạng phong phú hơn như là để tặng cho người yêu, tặng vợ, tặng mẹ, quà kỷ niệm dịp đặc biệt…

Đối với Format, thị trường Hà Nội thực sự là một thị trường hấp dẫn và có tiềm năng phát triển bởi nền kinh tế năng động với gần 8 triệu dân (theo Wikipedia), trong đó dân thành thị chiếm khoảng 49, 2%, tức là khoảng gần 4 triệu, tốc độ đơ thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2), cao gấp 4,9 lần so mật độ dân số trung bình tồn Thành phố. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường này ngày càng tăng và có mức tăng trưởng cao nhất trên toàn quốc. Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của nhiều cơng ty vì có giao thơng vận tải khá thuận lợi, giảm thiểu được chi phí vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, APEC 2017 diễn ra tại Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp xúc với các nhà đầu tư, nhà mua lớn. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đánh giá năng lực của mình với các thành viên

APEC và nâng cao khả năng phát triển khối thị trường mới. Các doanh nghiệp có sản phẩm may mặc sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi chi phí về bảo hiểm, đất đai, thuế... của các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Bangladesh có chi phí thấp hơn so với Việt Nam. Trong khi đó, năm 2018 phí bảo hiểm xã hội được tính trên tổng thu nhập sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến. Ngoài ra, sản phẩm may mặc phải gánh chịu chi phí vận chuyển, làm thủ tục hành chính, hải quan... cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thách thức đối với Format trong năm nay cần phải tìm phương án tốt nhất để duy trì được thị phần hiện tại cũng như tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng cho công ty.

Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam khi mua các sản phẩm may mặc sẵn thì có xu hướng chọn những sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã, hợp thời trang… tuy nhiên việc hàng nhái, kém chất lượng xuất hiện đã gây ra nhiều sự cố. Đây chính là cơ hội để các thương hiệu Việt phát triển và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Năm 2017, Zara và H&M mở cửa hàng tại Hà Nội ở 2 trung tâm mua sắm lớn đã tạo nên cơn sốt cho thị trường váy đầm vì giá thành của 2 thương hiệu nổi tiếng này cũng có mức giá tương tự như Format nên việc khách hàng sẽ cân nhắc là điều chắc chắn. Việc sở hữu thương hiệu nước ngoài cũng khiến khách hàng thấy hãnh diện hơn khi đứng trước người khác, thêm nữa là thương hiệu toàn cầu nên tính thời trang xu hướng thể hiện rất rõ nét thơng qua sản phẩm.

Nói chung, thị trường Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng và cũng đầy thách thức do sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các thương hiệu trong nước mà còn với các thương hiệu nước ngồi bởi chính sự tiềm năng phát triển của thị trường này đem lại.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách xúc tiến thƣơng mại cho sản phẩm váy đầm thƣơng hiệu format của công ty TNHH gianni việt nam trên thị trƣờng hà nộ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)