Dự báo triển vọng và xu hướng phát triểncủa thị trường du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần du lịch và xây dựng nam thanh (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu khóa luận

3.1.1. Dự báo triển vọng và xu hướng phát triểncủa thị trường du lịch

3.1.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường du lịch thế giới

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên toàn thế giới. Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.

Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tơn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích cơng việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường.

3.1.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường du lịch trong nước * Xu hướng chung:

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Trong giai đoạn tới, Du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó,

ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chun nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trị động lực của các doanh nghiệp.

*Thị trường du lịch trên địa bàn Hà Nội:

Ngành du lịch Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả tích cực, hàng năm ln duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.Lượng khách du lịch chiếm khoảng 1/3 lượng khách du lịch cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Năm 2015, Hà Nội đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách trong nước. Hà Nội đã khẳng định được là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, là đầu mối trung chuyển và phân phối khách chủ yếu của khu vực phía Bắc; là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Tổng thu từ khách du lịch tăng ổn định, bình quân trên 15%/năm, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng (dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng 3,2% GRDP của thành phố)...

Du lịch Hà Nội Phấn đấu đến năm 2020, đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8 - 10%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình qn từ 15 - 17%/năm. Cơng suất sử dụng phịng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60 - 65%. Đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần du lịch và Nam Thanh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần du lịch và xây dựng nam thanh (Trang 47 - 48)