Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần du lịch và xây dựng nam thanh (Trang 54 - 59)

6. Kết cấu khóa luận

3.3. Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan hữu quan

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Đề nghị với chính phủ thành lập các hiệp hội lữ hành, khách sạn nhằm trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau trong đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên trong hội, tránh được sự cạnh tranh không

lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Có các chính sách đầu tư, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các tuyến điểm du lịch, các khu du lịch.Đồng thời, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa quốc gia và các di sản thế giới.

Phát triển du lịch Việt Nam cần đi đôi với phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ mơi trường trong sạch, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

Đề nghị chính phủ triển khai thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, lấy du lịch nuôi du lịch để ngành du lịch có kinh phí chủ động hỗ trợ đầu tư, nâng cấp các tuyến điểm du lịch giúp cho sản phẩm du lịch được hoàn thiện hơn.

Hiện nay xu hướng du lịch Inbound và Outbound ngày càng phổ biến nên các công ty lữ hành kiến nghị với Nhà nước nên sửa đổi và giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh rườm rà trong chế độ thủ tục hải quan nhất là tại các sân bay và cửa khẩu.

Chính sách thuế: Nhà nước ta hiện nay đang phấn đầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nên đã ưu tiên và tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, hiện nay thuế của các dịch vụ liên quan đến du lịch, thuế dịch vụ lưu trú, ăn uống… vẫn khá cao. Điều này làm tăng chi phí dẫn đến giá bán các sản phẩm tăng gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các công ty lữ hành. Vì vậy, Nhà nước nên có các biện pháp giảm các loại thuế dịch vụ có liên quan đến du lịch.

3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục du lịch

Tổng cục du lịch cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về vốn, về mặt bằng và về thủ tục hành chính… để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú du lịch để phát triển ngành du lịch hơn nữa.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng việc quy hoạch tạo ra các điểm du lịch, các khu du lịch và các loại hình du lịch hấp dẫn.Khai thác và tu bổ các tài nguyên du lịch, các điểm du lịch đã hình thành sẵn ở các địa phương.Quy hoạch xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế nhằm phát triển ngành du lịch ở nước ta trong những năm tới.

Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam bằng nhiều hình cả trong và ngồi nước trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi, các hội chợ triển lãm quốc tế, giao lưu du lịch và văn hóa… Làm được điều này thì du lịch Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực cũng như quốc tế.

Tăng cường mở rộng các cơ quan đại diện du lịch của Việt Nam ở nước ngồi bằng cách lập các văn phịng du lịch làm đại diện.

Tổng cục du lịch cần phối hợp với các Bộ, các ngành rà soát lại các văn bản pháp quy, quy, quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế du lịch theo hai hướng:

+ Nghiên cứu hình thức hội nhập gắn du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

3.3.3. Kiến nghị với Sở du lịch Hà Nội

Sở du lịch Hà Nội cần huy động vốn phát triển du lịch vào việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch dựa trên việc quy hoạch tổng thể du lịch của thành phố, quy hoạch khu trung tâm và quy hoạch chi tiết.

Sở nên chủ động liên kết, hợp tác các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường. Chủ động đón các đồn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đồn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài tuyên truyền quảng bá về du lịch thủ đô. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch.

Sở du lịch Hà Nội nên huy động các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân thủ đơ tích cực chủ động tham gia và phát huy vai trò để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, tạo động lực phát triển nâng cao hình ảnh du lịch của mỗi địa phương, của thủ đô văn hiến.

Nên lập kế hoạch triển khai quy hoạch 6 cụm du lịch: Trung tâm Hà Nội, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn, cụm du lịch núi Sóc – hồ Đồng Qua, cụm du lịch Vân Trì - Cổ Loa, cụm du lịch Hà Đơng và các vùng phụ cận với các làng nghê truyền thống như: làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm….

Chủ động ban hành kế hoạch , dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch MICE, làng nghề, sinh thái, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, chữa bệnh…bảo đảm các sản phẩm hồn chỉnh độc đáo, có tính chun nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với

KẾT LUẬN

Kinh doanh lữ hành là một ngành kinh doanh tổng hợp.Nó đgịi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong công ty và giữa công ty với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch.Trong đó, vai trị của bộ phận Marketing và hướng dẫn viên là rất quan trọng bởi đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách, là đại diện của công ty, quyết định sự sống cịn của cơng ty. Những chính sách về cạnh tranh, sản phẩm, giá cả, phân phối… đều được bộ phận này thực hiện nhằm giúp công ty nâng cao doanh thu. Trong đó, hồn thiện chính sách sản phẩm để đưa ra thị trường là rất cần thiết với kinh doanh lữ hành.Chính sách sản phẩm thực sự là xương sống, là hạt nhân của toàn bộ chiến lược Marketing.

Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần du lịch và xây dựng Nam Thanh thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy thế mạnh sản phẩm, nhờ đó cơng ty đã đạt được kết quả kinh doanh cao. Khơng chỉ vậy, cơng ty tiếp tục đầu tư hồn thiện hệ thống sản phẩm của mình, kết hợp với giá cả, phân phối, xúc tiến đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Để duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường kinh doanh, cơng ty cần phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, cấp bách địi hỏi sự nỗ lực của tồn bộ ban lãnh đạo và nhân viên của cơng ty. Hồn thiện chính sách sản phẩm là một trong những định hướng để đạt mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng hơn của cơng ty.

Đề tài “Hồn thiện chính sách sản phẩm của cơng ty cổ phần du lịch và xây dựng Nam Thanh” đề cập tới thực trạng kinh doanh, tình hình thực hiện chính sách sản phẩm và đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách sản phẩm tại cơng ty. Hy vọng những ý kiến của đề tài có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hồn thiện chính sách sản phẩm của cơng ty. Nhưng do cịn hạn chế về trình độ và hiểu biết của bản thân nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cơ.

Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ThS. Dương Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

- TS. Bùi Xuân Nhàn, giáo trình Marketing du lịch, nhà xuất bản Thống kê, năm 2008 - TS. Vũ Đức Minh, giáo trình Kinh tế du lịch, nhà xuất bản Thống kê, năm 2009 - Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Dãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng, Giáo

trình Quản trị doanh nghiệp Khách sạn – Du lịch, NXB Thống kê, 2008 - Các luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Thương Mại

- Tạp chí du lịch Việt Nam

- Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005

2. Tài liệu tham khảo nước ngoài & các website

- Philip Kotler, Bernard Dubois, Marketing Management, NXB Publi- Union, 1994 - Alastair M. Morision, Marketing trong lĩnh vực lữ hành và kinh doanh khách sạn,

Tổng cục Du lịch, 1998

- Các website như: http://hanoitourism.gov.vn/ ; http://vietnamtourism.gov.vn/ ; http://namthanhtravel.com.vn/ ; http://namthanh.vn/Default.aspx ,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần du lịch và xây dựng nam thanh (Trang 54 - 59)