Lịch sử phát triển TMĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 25 - 30)

2.1.1 Sự hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam

Bạn hiểu biết về Thương mại điện tử, khắp nơi trên thế giới nói về lợi ích to lớn mà Thương mại điện tử đem lại… Nhưng đôi khi ta khơng biết Thương mại điện tử được hình thành từ đâu, từ khi nào?.Sau đây tôi xin cung cấp một số thông tin giúp bạn biết về lịch sử hình thành Thương mại điện tử.

Trước khi nói về lịch sử hình thành của thương mại điện tử nói chung và lịch sử hình thành thương mại điện tử nói riêng. Chúng ta sẽ nói về lịch sử hình thành của internet.

- Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây dựng.

- Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thơng tin một cách dễ dàng.

- Từ khi có các trang web, doanh nghiệp thấy mình có thể đưa thơng tin lên web tất cả những thơng tin mà mình muốn để cho cả thế giới có thể đọc,xem xét và cảm nhận. Ban đầu chỉ là những dịng chữ đơn thuần, càng về sau cơng nghệ càng phát triển, những trang www đã trở nên đẹp hơn, kiểu dữ liệu, thơng tin phức tạp hơn, có thể là hình, là âm thanh, là video, là flash v.v… doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa thơng tin về sản phẩm của mình lên website, hình ảnh, âm thanh hay bất cứ một cái gì để định hướng cho khách hàng hướng tới sản phẩm của cơng ty mình, hình ảnh của doanh nghiệp hay bất cứ điều gì mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới khách hàng mục tiêu của mình để họ cảm nhận và cuối cùng là quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên thế giới, Amazon.com và eBay.com cùng được thành lập từ năm 1995 và cùng tồn tại và nổi tiếng cho đến nay.Có thể coi năm 1995 là mốc phát triển Thương mại điện tử trên Thế giới. Amazon được coi là công ty thương mại điện tử đầu tiên và thành công nhất trong thời điểm hiện tại với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỉ đơla.Ở amazon bạn có thể tìm được tất cả các mặt hàng mà bạn muốn

Ở Việt Nam, năm 1997 người dân bắt đầu có thể dùng Internet nhưng chưa phổ biến đại trà, đến năm 2000 thì đã có nhiều cửa hàng Internet và hầu như ai cũng có thể dùng với chi phí khơng cao.Trước năm 2000, hầu như rất ít doanh nghiệp có website. Đến khoảng năm 2004 thì Bộ Thương mại thành lập Vụ Thương mại điện tử (nay là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam. Như vậy, trên thế giới Thương mại điện tử đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh và bền vững và ở Việt Nam thì Thương mại điện tử cũng đã phát triển 08 năm nay. Một chặng đường cũng không quá ngắn nhưng thương mại điện tử của chúng ta

còn non trẻ và chưa phát triển được so với các nước phát triển trên thế giới nhưng chúng ta đang cố gắng và làm tất cả những gì có thể để làm được điều đó .Mong rằng trong vài năm sắp tới, Thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành cơng hơn!

2.1.2. Q trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Nhìn chung việc phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa. Nắm bắt được tình hình đó, đảng và chính phủ đã tạo những điều kiện để triển khai hệ thống thương mại điện tử.

Trong nghị quyết 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ có nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng và phát triển cơng nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000 là: xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thơng tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế-xã hội…”. Một trong những kết cấu hạ tầng đó là: hệ thống các đường truyền tin thơng minh, hệ thống các thiết bị đầu cuối và các phần mềm kèm theo dùng để trao đổi, xử lý thông tin. Mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch tổng thể đến năm 2000 của chương trình quốc gia về cơng nghệ thơng tin nêu rõ: “Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh, các hệ thống thơng tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế”. Mặt khác nhu cầu của xã hội về thơng tin đang phát triển rất nhanh. Trước tình hình đó, tổng cơng ty bưu chính- viễn thơng đã xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển mạng và dịch vụ truyền số liệu tới năm 2000 nhằm tạo ra một kết cấu hạ tầng vững mạnh về

Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức nối mạng với Internet tồn cầu và mở ra con đường mới cho sự bắt đầu hình thành và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người thì đến cuối năm 2004 con số này tăng lên gần gấp đôi tức khoảng 6,2 triệu người, chiếm tỷ lệ 13% - 15% dân số cả nước. Cũng theo thống kê của Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,…) đã tăng từ 2300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Có thể nói, năm 2003, 2004 là năm mà các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C… đua nhau ra đời. Tuy nhiên, những website này vẫn còn phát triển rất hạn chế và chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì cịn nhiều lý do. Những mặt hàng được bán trên mạng lúc này cũng khá đa dạng như: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm số hóa (sách điện tử, CD,VCD, nhạc,…), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ,… Các dịch vụ được ứng dụng TMĐT cũng phát triển khá nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên nghành,…), giáo dục và đào tạo, … Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng...

Thương mại điện tử bắt đầu có bước đầu phát triển là vậy nhưng năm 2005 mới là năm Thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Trong năm 2005, các cơ quan Nhà nước đã chủ động xây dựng môi trường pháp lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử. Năm 2006 Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ Luật dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử trong giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày

15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngồi ra có một số quy định cụ thể khác. Đó là những tiền đề đầu tiên góp phần vào sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trong ba năm 2005-2007, số doanh nghiệp Việt Nam bắt tay vào xây dựng website riêng đã tăng trưởng mạnh, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên đến 38% vào cuối năm 2007.

Cũng theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009, thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mơ và mức độ khác nhau từ trang bị máy tính (trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính), kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT như thư điện tử (86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%), sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%)...

Với việc triển khai rộng khắp các cơng nghệ mới đã góp phần khơng nhỏ đưa Việt Nam hồ nhập vào cộng đồng thế giới và thương mại điện tử cũng phát triển từ đó đến nay. Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đơng Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng Internet ở

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)