thức thương mại điện tử ở Việt Nam.
Thực tế nhiều năm qua, hầu như mọi thành phần kinh tế đều sử dụng điện thoại, fax…Trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh, nhiều bộ, ngành như: hàng
không, du lịch, kinh doanh, dầu khí…Đã trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính dạng rộng, đó chính là các phương tiện của TMĐT. Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đã dựa vào TMĐT để phát triển kênh bán hàng chủ đạo như các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn. v.v. Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng e-mail để trao đổi thông tin, hoặc tiến hành truy cập Internet để thu thập thơng tin, tìm kiếm bạn hàng. Đặc biệt là quảng cáo trên mạng, xây dựng các Website để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, cũng như giới thiệu về bản thân doanh nghiệp của mình.Họ cũng có thể thiết lập trang thơng tin điện tử để bán hàng hóa hoặc xây dựng trang thông tin điện tử ở dạng sàn giao dịch cho các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên sàn của mình. Những hoạt động của các doanh nghiệp này đã tạo ra một thị trường mua bán hàng hóa trên internet khá sơi động.
Tuy nhiên,việc mua bán qua mạng vẫn rất hạn chế do chưa hội đủ điều kiện để phát triển, các doanh nghiệp hiện còn chưa nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Siêu thị máy tính Trần Anh ở Hà Nội là một trong những đơn vị tham gia khá tích cực vào hoạt động TMĐT trong năm 2012. Nhưng tỷ lệ giao dịch qua mạng Internet chỉ chiếm khoảng 23-27% trên tổng doanh thu của siêu thị. Trung bình mỗi tháng có khoảng 120-125 đơn đặt hàng qua mạng song vẫn tiến hành thanh tốn theo phương thức thơng thường, tức là trả bằng tiền mặt và kèm theo chứng từ trên giấy; Để vào thị trường lớn như nước Mỹ, một doanh nghiệp cần có lượng hàng đủ lớn để bán trên kênh thơng thường, trong khi đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ sản xuất vừa và nhỏ nên rất khó thâm nhập. Và để quảng bá một nhãn hiệu hàng hố đến thị trường Mỹ thì cần đến khoảng 200 triệu USD cho một chiến dịch quảng cáo khá tốn kém. Đây là một khoản mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không thể. Do kênh bán hàng này đắt đỏ như vậy nên chi phí trong các khâu xuất
nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ lên đến 100-200%giá trị ban đầu: Một đôi giày thể thao chúng ta xuất khẩu khoảng 5USD sang thị trường Mỹ nếu bán rẻ cũng lên đến 20-30USD/ đơi. Song nếu ta có Website bán trực tuyến thì ta vượt qua cả ba cơng đoạn trong q trình tiêu thụ hàng hố trên tiến thẳng đến người tiêu dùng Mỹ.
Một số hình thức biến tướng của thương mại điên tử là kinh doanh đa cấp cũng đang phát triển mạnh với đối tượng kinh doanh không phải là hàng hóa mà là dịch vụ trên một số trang thơng tin điện tử, tuy nhiên các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu quy định để xử lý làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào TMĐT. Ví dụ điền hình trong năm 2012 là MB24( mua bán 24) Từ giữa năm 2011, website muaban24.vn đi vào hoạt động dưới danh nghĩa sàn giao dịch thương mại điện tử. Với những hoạt động truyền thơng, hội thảo, các khóa học đào tạo rình rang, sàn muaban24.vn đã gây được sự chú ý và nhanh chóng phát triển hệ thống hội viên lên tới hàng vạn người, với hệ thống chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành cả nước.
Cụ thể, mỗi người khi tham gia "dự án" của muaban24 sẽ phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo. Ngoài việc được quyền đăng tin mua, bán trên gian hàng ảo đó, người mua gian hàng sẽ trở thành hội viên của muaban24. Theo đó, cơ hội kiếm tiền mở ra với họ bằng cách chèo kéo người khác mua gian hàng để hưởng 1,5 triệu đồng trong số 5,2 triệu đồng mà người mua gian hàng nộp vào muaban24.
Không chỉ như vậy, nếu hội viên phát triển được 2 nhánh, mỗi nhánh có 99 gian hàng thì sẽ được nâng bậc VIP và được thưởng gần 100 triệu đồng trực tiếp. Ngồi ra, hội viên này cịn được hưởng phần trăm gián tiếp nếu những người dưới họ lôi kéo được người khác mua gian hàng.
Mạng lưới Muaban24 có hơn 50 chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành cả nước. Trong vòng 1 năm, Muaban24 đã phát triển tới 120.000 gian hàng, với số tiền nộp vào hệ thống này lên tới hơn 600 tỷ đồng.
Sau khi báo chí vào cuộc thì đường dây này đã nhanh chóng bị phanh phui. Qua quá trình điều tra của Bộ Cơng an và Cơng an các tỉnh thành, các đối tượng cầm đầu đường dây này đã bị khởi tố và tạm giam. Nhiều người đã phải ngậm đắng nuốt cay vì trót mất tiền cho những "gian hàng điện tử ảo" này.
Thực tế này cho thấy, để TMĐT phát triển thì các yếu tố hạ tầng cần được xây dựng một cách đồng bộ từ pháp lý, viễn thơng, in-tơ-nét, thanh tốn, nguồn nhân lực.Và nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên đứng đầu trong cuộc chạy đua kinh tế thì các doanh nghiệp cần phải tập trung mọi nỗ lực để phát triển mạnh TMĐT trong thời gian tới.