Đối với Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hoá (Trang 69)

III. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tạ

2. Đối với Tổng cục Hải quan

Để bảo đảm đồng bộ thực hiện Luật Hải quan, Tổng cục Hải quan cần phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng, ban thêm các Nghị định như: Nghị định thực hiện Hiệp định trị giá GATT; Nghị định thực hiện Cơng ước quốc tế về mơ tả mã hàng hóa (Cơng ước HS); Nghị định về tiêu chuẩn, định mức hành lí miễn thuế và định mức quà tặng, biếu miễn thuế... để làm cơ sở cho công tác thu thuế.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hóa, hài hồ hóa, tự động hố thủ tục hải quan theo các chuẩn mực Quốc tế nhằm thực hiện thơng quan hàng hóa nhanh chóng.

Thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thực hiện đề án tin học hóa và hiện đại hóa quản lí Hải quan để nâng cao khả năng kiểm soát trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó hồn thiện cơ bản mạng thơng tin cục bộ và ưu tiên đầu tư thiết bị cho các Cục Hải quan địa phương, Chi cục Hải quan cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan.

Tăng cường cơ sở pháp lí để thực hiện quy trình thu thuế theo hướng nâng cao vai trị trách nhiệm của người XNK trong việc kê khai, tính và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; đồng thời đảm bảo thực thi trách nhiệm của Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động XNK và quản lí thuế; áp dụng trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO đúng lộ trình.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan có ý kiến với các cơ quan chức năng có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn nữa khi cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp XNK, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế, mở một loạt

các tờ khai nhập khẩu sau đó giải thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Thông tin về địa chỉ của doanh nghiệp trên máy tính của Hải quan khơng đầy đủ, kịp thời gây khó khăn cho cơng tác đơn đốc nợ thuế. Đề nghị Tổng cục Hải quan cập nhập kịp thời, đầy đủ thơng tin về địa chỉ, giấy phép, tình trạng hoạt động, mã chương, mã ngành, mã nội dung kinh tế của doanh nghiệp vào hệ thống quản lí rủi ro để phục vụ công tác theo dõi đôn đốc thu nộp thuế.

3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hố

3.1. Tăng cường cơng tác quản lí phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ

3.1.1. Phân loại hàng hóa

Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng phân loại hàng hoá XNK cho CBCC, đảm bảo việc phân loại hàng hoá, giải quyết các tranh chấp về phân loại hàng hố chính xác, đúng pháp luật và thực hiện thống nhất giữa các Chi cục trực thuộc.

Giải pháp và các hoạt động thực hiện mục tiêu: Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu mã số hàng hố XNK và khai thác có hiệu quả từ chương trình; Thực hiện phân loại hàng hố trước khi nhập khẩu, chủ động xác định mã số trước của những mặt hàng mới, phức tạp, nhạy cảm về thuế và chính sách XNK để hỗ trợ người khai hải quan.

3.1.2. Trị giá tính thuế

Mục tiêu: Kiểm sốt được trị giá khai báo đối với các mặt hàng nhập khẩu, ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng gian lận thương mại qua giá tính thuế, góp phần thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước, rút ngắn thời gian thơng quan hàng hố; Xác định lại trị giá tính thuế sau tham vấn đối với các mặt hàng có trị giá khai báo thấp và bình ổn mức giá tính thuế giữa các Chi cục trực thuộc.

Giải pháp và các hoạt động thực hiện mục tiêu:

- Xây dựng bộ tiêu chí để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro về giá tính thuế và tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí về doanh nghiệp, chấp hành pháp luật, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, rủi ro của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu, thị trường xuất khẩu.

- Tổng hợp và ban hành Danh mục một số mặt hàng đặc thù khơng thuộc nhóm mặt hàng nhạy cảm, thường xuyên nhập khẩu qua các Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Chi cục Hải quan Ninh Bình và Chi cục Hải quan Nam Định.

- Tham gia hồn thiện cơ sở dữ liệu giá tính thuế trên cơ sở các nhóm hàng quản lý trọng điểm, triển khai và thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Thuế, Ngân hàng, Công an.

- Công khai thông tin về giá một số mặt hàng thường xảy ra gian lận thương mại (giá chào bán, giá thị trường, các thông tin giá tham khảo,…) trên Website của Hải quan, trên báo Hải quan...

3.1.3. Xuất xứ hàng hóa

Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá cho CBCC, đảm bảo hàng hoá được hưởng các ưu đãi thuế quan và thương mại đúng quy định pháp luật, hạn chế tranh chấp giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp.

Giải pháp và các hoạt động thực hiện mục tiêu: Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hố và sử dụng có hiệu quả từ chương trình; Tăng cường cơng tác thu thập xử lý thông tin đối với những lơ hàng theo đánh giá có độ rủi ro cao về khả năng gian lận xuất xứ.

3.1.4. Đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Mục tiêu: Thực hiện hiệu quả công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu và người tiêu dùng.

Giải pháp và các hoạt động thực hiện mục tiêu: Tiến hành khảo sát công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả tại các đơn vị trực thuộc để đánh giá thực trạng và đề ra kế hoạch thực hiện; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghiệp vụ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả cho cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan; Tăng cường phối kết hợp với các lực lượng chuyên trách có liên quan đến cơng tác thực thi quyền Sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trên địa bàn như: lực lượng Bộ đội Biên phịng, Quản lý Thị trường, Cơng an … ; Tham gia hệ thống

cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ, hàng giả, liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam.

3.2. Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế do gian lận thương mại

Đây là một giải pháp cần thiết giúp Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa khắc phục tình trạng gian lận thương mại xảy ra trên địa bàn hiện nay. Để làm được điều này, cần tăng cường giáo dục tư tưởng cho CBCC làm công tác kiểm hóa nhận rõ trách nhiệm chính của mình với cơng việc được giao trước pháp luật của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ như: xác định đúng tên gọi hàng hóa, số lượng hàng hóa, phẩm chất xuất xứ hàng hóa,… để áp mã số hàng hóa một cách chính xác. Đối chiếu giữa khai báo của chủ hàng trong hồ sơ XNK với kết quả kiểm tra hàng hóa thực xuất thực nhập để có biện pháp xử lí nhằm chống thất thu thuế XNK.

Bên cạnh đó, Cục cần chú trọng tới cơng tác trinh sát nắm bắt tình hình, nhận định và đánh giá, dự báo diễn biến của gian lận thương mại trong và ngoài địa bàn hoạt động của Hải quan, từ đó xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh phịng ngừa, áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế gian lận thương mại.

Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này một cách có hiệu quả, Cục cần phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên làm cơng tác chống gian lận thương mại số lượng đủ, chất lượng cao, như vậy mới có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ mà tổng cục giao.

3.3. Tăng cường hoạt động kiểm sốt chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phịng chống ma túy

Hoạt động bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là một quốc nạn của xã hội, chính vì thế, hiện tượng này khơng phải một sớm một chiều là có thể xóa ngay được mà cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa cần xây dựng được đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ đấu tranh chống bn lậu và phịng chống ma t chun nghiệp, chun sâu, tinh thơng nghiệp vụ có bản lĩnh, được trang bị các trang thiết bị hiện đại, tập trung vào địa bàn cửa khẩu Na Mèo và trên tuyến biển.

- Triển khai Quyết định 187/2005/QĐ-TTg và Quyết định 330/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực phòng chống ma tuý của ngành Hải quan tập trung vào địa bàn Na Mèo, tàu biển hoạt động tuyến Thanh Hoá - Trung Quốc.

- Đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong Cục và với các cơ quan chức năng trên địa bàn hiện đại, nhanh chóng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, cơ quan chức năng khác từ trung ương đến các đơn vị cơ sở trong công tác trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra, đào tạo nhân lực, phối hợp trong bắt giữ, tuyên truyền…

- Từng bước tổ chức triển khai thực hiện chế độ hồ sơ nghiệp vụ của các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan sau khi Tổng cục Hải quan có quy định. Triển khai cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra và cơ sở bí mật tại tất cả các địa bàn.

- Tổng kết, đánh giá công tác phối hợp với các lực lượng chức năng theo các quy chế phối hợp đã ký kết; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy chế và triển khai những nội dung, lĩnh vực phối hợp mới; triển khai thực hiện các quy định của ngành về cơng tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt hải quan.

3.4. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế

Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn trên cơ sở quản lý rủi ro; đưa hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt chuyên nghiệp, chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.

Các chỉ tiêu: Tỷ lệ phúc tập hồ sơ tại các Chi cục Hải quan đạt 100%; Tỷ lệ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đạt 3% - 4% tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với 5% - 7% tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK .

Giải pháp và các hoạt động thực hiện:

- Rà soát, lập danh bạ, phân loại các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua các địa bàn trọng điểm như Nam Định, Ninh Bình; Các mặt hàng có

kim ngạch lớn như: ô tô, xe máy… nhập khẩu; các loại hình XNK như tạm nhập - tái xuất, đầu tư, kho ngoại quan, chuyển khẩu… để quản lý và thực hiện kiểm tra sau thông quan. Xác định đối tượng kiểm tra, thanh tra trên cơ sở thu thập, phân tích, xử lý thơng tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ trong ngành và thơng tin từ các nguồn khác ngồi ngành.

-Thực hiện kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế và thanh tra thuế nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

-Tăng cường năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thơng tin cho CBCC làm công tác kiểm tra sau thông quan; đầu tư trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

3.5. Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở

Mục tiêu: Chuẩn hố đội ngũ cán bộ, cơng chức theo vị trí, chức danh cơng việc. Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tiêu chuẩn hố cán bộ, u cầu chun mơn sâu, u cầu quy hoạch, yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan và yêu cầu tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ.

Giải pháp và các hoạt động thực hiện:

- Tổng rà soát, đánh giá sát thực lại đội ngũ CBCC theo các tiêu chí: bằng cấp đào tạo, khả năng, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức... xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đạo tạo và triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược đào tạo của ngành Hải quan. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ chun sâu về tin học, ngoại ngữ. Tổ chức đào tạo lại để có đội ngũ cán bộ, cơng chức được chuẩn hố theo chức danh và hoàn chỉnh theo hướng chuyên sâu. Phương thức thực hiện: Chọn cán bộ gửi các trường chính quy trong nước, tham gia các khoá học nâng cao, các lớp tập huấn chuyên đề của ngành tổ chức; Chủ động tự tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tại Cục Hải quan tỉnh và tại các đơn vị cơ sở; Xây dựng phương án đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp tự kèm cặp bồi dưỡng tại các đơn vị cơ sở để cập nhật chế độ chính sách mới,

đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày, đồng thời khuyến khích cán bộ, cơng chức tự học tập để nâng cao trình độ.

- Triển khai thực hiện việc đào tạo theo các chỉ tiêu sau: 100% CBCC được đào tạo chuẩn hố theo chức danh cơng việc và ngạch công chức; 100% CBCC được đào tạo cơ bản và sử dụng được tin học, ngoại ngữđáp ứng yêu cầu công việc. Trong đó, những CBCC có cơng việc tiếp xúc với khách nước ngồi hoặc u cầu nghiên cứu có trình độ ngoại ngữ giao tiếp; những CBCC trực tiếp làm việc với máy vi tính có khả năng khai thác, sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng CNTT; 100% CBCC được bồi dưỡng các kiến thức hội nhập, quản lý rủi ro, thông quan điện tử, các kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan hiện đại; 100% Lãnh đạo các cấp được đào tạo cơ bản về quản lý Hải quan hiện đại, kỹ năng quản lý và điều hành hệ thống, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan, có trình độ lý luận chính trị. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên sâu các lĩnh vực về nghiệp vụ hải quan, kiểm tra sau thơng quan, trị giá tính thuế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hố, thu thập xử lý thông tin, kiểm sốt chống bn lậu, cơng nghệ thơng tin.... được đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu, trong đó khoảng 10% được đào tạo nâng cao để hình thành đội ngũ chuyên gia của Cục. Thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá nghiêm túc hiệu quả, chất lượng công tác của CBCC sau khi được đào tạo, bồi dưỡng; gắn việc đào tạo với việc sử dụng cán bộ sau khi được đào tạo.

Ngoài các giải pháp và hoạt động thực hiện kể trên, để nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Tổ chức cập nhật đầy đủ, triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về hải quan và các văn bản có liên quan, nghiên cứu kỹ, sâu các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan nhằm phát hiện và báo cáo kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài

chính, các bộ, ngành liên quan, Chính phủ, Nhà nước sửa đổi bổ sung kịp thời các bất cập, các vướng mắc trong các văn bản pháp luật.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện theo dõi phân loại doanh nghiệp đánh giá chính xác, khách quan đảm bảo tăng tỉ lệ hàng hoá miễn kiểm tra trên 90%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hoá (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)