III. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHỐNG CHUYỂNGIÁ TẠI VIỆT NAM
5. Chống chuyểngiá ở mức độ nào? Rõ ràng, chuyểngiá là hiện tượng tất yếu, không
chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên phạm vi thế giới. Trong hoạt động kinh doanh mang tính tồn cầu, thuế rẻ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập đồn đa quốc gia ln tìm cách chuyển các hồ sơ thuế về nơi có mức thuế thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh ấy. Lợi nhuận của hầu hết các tập đoàn xuyên quốc gia tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu xuất phát từ chuyển giá. “Chuyển giá là một trong những lý do mà phần
lớn các tập đoàn đa quốc gia ưu tiên đầu tư tại Việt Nam và do đó nếu khơng cịn lý do này, họ sẽ bỏ đi nơi khác” (theo Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty luật Nam Hùng). Do đó việc xem xét có nên chăng chống chuyển giá cần thực hiện một cách linh hoạt thay vì quá cứng nhắc, triệt để là vơ cùng cần thiết vì nó sẽ gián tiếp làm phương hại đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Vì vậy, chính phủ một mặt nên kiến tạo một chính sách hợp lý để kích thích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tiêu thụ thật nhiều sản phẩm ngay tại Việt Nam, tùy theo ngành nghề ưu tiên khuyến khích và phải có một chính sách phù hợp, khách quan với tình hình hiện nay để thu lợi nhuận từ việc đầu tư quốc tế như: thu thuế, chuyển giao công nghệ, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm ở đây, họ sẽ đầu tư thực sự thay vì chủ yếu chuyển giá như hiện nay. Với các nhà sản xuất ơ tơ, mỗi tháng có doanh nghiệp chỉ bán được vài chiếc thì họ đầu tư phi lợi nhuận nếu khơng chuyển giá. Ngược lại, như hãng xe máy Honda, sẽ khơng hoặc rất ít thực hiện chuyển giá tại Việt Nam bởi DN này phát triển và có lợi nhuận.
Tuy nhiên ở phương diện khác, nhằm tạo sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào những ngành nghề hay địa phương có chủ đích mà địi hỏi chính quyền ta đơi khi nên bỏ ngỏ vấn đề chống chuyển giá , thay vào đó là những ưu đãi, chính sách thơng thống, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào đây mà Việt Nam hướng đến mục tiêu ưu tiên là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng được những tác động tích cực mà do nguồn vốn vàng này mang lại như sự tăng trưởng về kinh tế vùng, giải quyết công ăn việc làm….trong khi phải tốn thời gian, tiền bạc và cơng sức mà chưa chắc chính phủ có thể giải quyết được.