III. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHỐNG CHUYỂNGIÁ TẠI VIỆT NAM
1. xuất nhóm giải pháp về luật
Cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật
Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thơng suốt. Có như vậy mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước. Tại Việt Nam, từ lâu chúng ta đã có quy định về xử lý chuyển giá, trước đây được quy định trong các Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ quan thuế cần yêu cầu doanh nghiệp giải trình một cách tường tận và nghiêm túc về sự chênh lệch giá với đầy đủ bằng chứng.
Nếu doanh nghiệp khơng có lý do chính đáng, cơ quan thuế phải nhanh chóng định giá lại theo các phương pháp đã được quy định, việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc váo tính thuận tiện và dễ kiểm tra nhất cho cơ quan thuế. Ngoài ra, cơ quan thuế cần tìm cách liên hệ và trao đổi thơng tin với các cơ quan có chức năng tương tự tại nước xuất khẩu vốn đầu tư để có thể theo dõi sát sao hoạt động chuyển giá ngầm của doanh nghiệp FDI.
Áp dụng các khoản phạt do không cung cấp đủ bằng chứng chứng minh. Nếu
các công ty không tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về lưu trữ và cung cấp các tài liệu chứng minh thích hợp cho từng nghiệp vụ chuyển giao của mình thì cơ quan thuế phải kiên quyết áp dụng ác hình thức phạt tương xứng cho từng trường hợp vi phạm như: khoản phạt phát sinh do không đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế, do không cung cấp đủ tài liệu chứng minh.
Để mạnh tay hơn với những hành vi chuyển giá, Bộ Tài chính cần nhanh chóng
đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án sửa luật quản lý thuế theo hướng tập trung xử lý các hành vi gian lận thuế và chuyển giá. Dự kiến, Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế sẽ được chờ thông qua ở kỳ họp Quốc hội tháng 5/2012. Biện pháp mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số thuế trên doanh số khi DN kê khai không hợp lý.
Khuyến khích sử dụng Cơ chế thoả thuận giá trước (advance pricing
agreement), sẽ giúp các DN và cơ quan thuế tránh được những bất đồng về việc xác định
giá trong giao dịch giữa các bên liên kết trong tương lai thông qua thoả thuận về giá giao dịch liên kết của DN. Thoả thuận giá trước, thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, cần quy định rõ các giao dịch được đề cập đến trong thoả thuận, phương pháp xác định giá thị trường, điều khoản về giá trước trong thoả thuận, các điều khoản về hoạt động và thực hiện. Thỏa thuận này cần được chỉnh phù hợp với diễn biến xảy ra trong tương lai, tuân thủ quy định báo cáo hàng năm. Việc tăng cường kiểm tra để ngăn chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngồi tại VN trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên, các cơ quan thuế xem xét áp dụng cơ chế thoả thuận giá trước để có thể tránh được những vấn đề liên quan đến chuyển giá giữa DN và cơ quan thuế. Việc thảo luận giữa các DN và các cơ quan thuế để đi đến thỏa thuận giá trước thường mất ít thời gian hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 bên. Các vụ điều tra về chuyển giá có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm, và có thể dài hơn đối với những vụ phức tạp.
Thực hiện trao quyền cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện chế tài ấn định thuế, xử lý truy thu thuế, xử phạt thuế đối với các trường hợp chuyển giá bị phát hiện. Số thuế bị truy thu đương nhiên tính được dựa vào mức giá chênh lệch và thuế
suất, số thuế xử phạt sẽ thực hiện theo khu quy định của pháp luật xử lý hành chính thuế, hải quan. Trong trường hợp xác định được có hiện tượng chuyển giá cơ quan thuế có thẩm quyền có thể áp dụng các hình phạt thuế đối với doanh nghiệp vi phạm. Việt Nam có thể áp dụng một số hình phạt đã được áp dụng thành cơng ở một số nước như khoản phạt có thể đến 100% số thuế bị truy thu trong trường hợp phát hiện chuyển giá nếu đối tượng nộp thuế cố ý không tuân thủ các quy định pháp lý về chuyển giá ở Anh. Đối với Trung Quốc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị phát hiện kê khai giảm thu nhập thì sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn (5 lần trong trường hợp nghiêm trọng). Thời hiệu truy thu thuế thông thường là 3 năm trở về trước, và từ 5 đến 10 năm đối với những trường
hợp trốn thuế lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Lãi suất tính lãi đối với số thuế nợ: 0,05%/ngày, tương đương với 20%/năm…
Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rút
ngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư. Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án đó mang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí mơi trườngvà phát triển bền vững. Khơng nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại là công nghệ cũ và tác hại đến mơi trường, dự án phải hài hịa với mục tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng và của cả nước.
Giải pháp hình sự hóa: thay vì chỉ thanh kiểm tra và xử phạt chung chung như
trước, cần truy tố trước pháp luật đối với các trường hợp chuyển giá với giá trị đặc biệt lớn. Các biện pháp cưỡng chế cũng được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết. Trước hết, đó là quy định về quyền của cơ quan thuế được ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp. Việc ấn định dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hoặc theo giá trị khơng thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc khơng có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại đoạn 2.2 điểm 2, Mục 2, Phần C, TT117/2005/TT-BTC đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh.
Ngồi ra, Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, cơng an, viện kiểm sát, tồ án,
ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các DN đầu tư nước ngồi. Theo đó, cơ quan quản lý thuế được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các DN khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi DN khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật Dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.
Cần đưa vào Luật Quản lý thuế một số điều khoản bắt buộc. Chẳng hạn, DN
lỗ nếu số lỗ cịn bằng 50% vốn thì phải đưa vào diện quản lý rủi ro. Hoặc lỗ hết vốn thì có thể quay trở lại cơ quan cấp giấy phép và nơi đó có thể rút phép. “Để giải quyết việc thiếu dữ liệu trong những giao dịch này, các cơ quan thuế cần sự hợp tác sâu hơn giữa các cơ quan liên quan, ví dụ như giữa kiểm toán và kê khai thuế. Họ sẽ thu thập và phát triển dữ liệu đối với những giao dịch này.”