II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Tỷ trọng về tổng vốn đầu tư đăng ký
đầu tư đăng ký
Thành phố Hồ Chí Minh 27,6% 20%
Hà Nội 11,6% 14,9%
Đồng Nai 10,5% 13,7%
Bình Dương 18,2% 10%
Bà Rịa – Vũng Tàu 1,8% 7,2%
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên tính đến thời điểm 30/12/2011, Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,56 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,15 tỷ USD, chiếm gần 17%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,095 tỷ USD. Tiếp theo là Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 912,8 triệu USD; 830,8 triệu USD và 806,7 triệu USD.
Rõ ràng, khơng thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều vấn đề đáng được quan tâm và lưu ý khi mà tình hình kê khai lỗ thường xuyên diễn ra. Mặc dù chuyển giá là một hiện tượng phức tạp và khó nhận diện, nhưng có thể thấy rằng ở một mức độ nào đó, chúng đang tồn tại ở nước ta, có thể thấy được điều này qua hai khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố ln đứng thứ 1 hoặc 2 trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong cuộc họp Quốc hội vào tháng 5/2008 bàn về quyết toán ngân sách nhà nước của năm 2006, hầu hết nguồn thu tăng, chỉ có thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) là thấp hơn dự tốn tới -7%, đây là thơng tin được cơng bố trong báo cáo của Kiểm tốn nhà nước và thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách, đại biểu Trần Du Lịch (TpHCM) nhận xét "nhìn bản quyết tốn thấy nó hơi chói" vì tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp rất cao nhưng ngân sách lại thất thu và yêu cầu Bộ Tài chính trả lời hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam đã nghiêm trọng cỡ nào bởi nếu không rút kinh nghiệm, đây sẽ là thiệt hại rất lớn cho đất nước.
Ngày 5-7-2011, ơng Nguyễn Trọng Hạnh, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết sau khi Cục Thuế TP.HCM đẩy mạnh thanh tra kể từ kỳ họp quốc hội 2008, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, năm 2010, 1.342 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn TP.HCM đã khai có lãi, chiếm 55,14% số doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết tốn. 44,86% doanh nghiệp FDI cịn lại có số thu nhập chịu thuế âm và chưa phát sinh doanh thu, con số giảm rất nhiều so với năm 2006 với tỷ lệ doanh nghiệp khai lỗ là 60%. Tuy nhiên bình quân thì các doanh nghiệp kê khai lỗ vẫn nằm ở con số xấp xỉ 50% doanh nghiệp đang hoạt động và việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi kinh doanh lỗ thường xuyên đã ẩn chứa dấu hiệu của hoạt động chuyển giá.
Nguồn: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
Biểu đồ 5: Số lượng các DN FDI kê khai lỗ và lãi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
Theo đại biểu Trần Du Lịch (TpHCM), có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khai lỗ dù vẫn kinh doanh tốt, tức là có tình trạng “lời thật, lỗ giả” vì họ đã thực hiện chuyển giá. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều doanh nghiệp FDI nâng khống chi phí đầu vào, tăng mạnh chi phí quảng cáo tiếp thị đồng thời hạ thấp giá đầu ra để đạt được 4 mục đích:
- Chủ động hạch tốn thua lỗ nhiều năm liên tục để bên Việt Nam trong liên doanh phải rút lui.
- Giảm xuống mức thấp nhất số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. - Công ty mẹ ở nước ngoài được hưởng lợi nhờ gian lận qua chuyển giá.
- Đè bẹp các thương hiệu hàng đầu Việt Nam nhờ chi phí tiếp thị quảng cáo khổng lồ và liên tục hạ thấp giá đầu ra.
Việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi liên tục hạch tốn thua lỗ đã khiến ngân sách nhà nước thất thu một khoản lớn. Phân tích chi tiết từng loại thuế, ta nhận thấy thuế trực thu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 39%), các nguồn thu khác đến từ các loại thuế gián tiếp như thuế giá trị gia tăng (31%), thuế tiêu thụ đặc biệt (29%), thuế môn bài, thu từ sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển…. Tuy Việt Nam là quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối thấp so với các quốc gia khác, nhưng so sánh với tình hình kinh doanh thuận lợi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy là chưa đúng với thực tế. Ở đây có sự thất thốt về thuế, ngoài các lý do đã được đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng thì chuyển giá cũng là một trong những nguyên nhân cần phải xem xét.
Biểu đồ 6: Tỷ trọng các loại thuế thu được đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh 2009
[
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Vấn đề chuyển giá đã được các cơ quan quản lý quan tâm.Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước biết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thực hiện chuyển giá nhưng cũng khơng có đối sách giải quyết. Vì rằng, xét dưới góc độ pháp lý, theo ý kiến Tổng cục Thuế, hiện trong Luật thuế và các luật liên quan khác, chưa cho phép các cơ quan thuế được quyền yêu cầu doanh nghiệp kê khai, cung cấp thông tin liên quan đến các công ty liên kết với doanh nghiệp FDI hay các thông tin về giá cả hàng hoá ký kết trong hợp đồng mua bán để có thể so sánh với thị trường.