Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 29 - 30)

Chương 1 : Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

2.1. Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

nhân dân

2.1.1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số

Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số của 18 năm trước đó. Với một tỷ lệ tăng dân số quá cao sẽ làm triệt tiêu mọi cố gắng và thành quả đạt được trong phát triển kinh tế, làm gay gắt thêm các vấn đề xã hội vốn đã gay gắt, mà cịn là vật cản khơng cho phép cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Năm 2003 nhà nước đã ban hành pháp lệnh dân số (hiện nay đang xây dựng luật dân số), trong đó quy định quy mơ dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số. Cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 -2010 với mục tiêu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con, đã thể hiện quyết tâm của nhà nước về giảm mức độ gia tăng dân số hàng năm. Từ năm 2003, do được đầu tư mạnh từ ngân sách (841 tỷ năm 2002) cho công tác tuyên truyền dân số nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm dần và tới năm 2007 còn 1,21%. Tuy nhiên gần đây tỷ lệ số người sinh con thứ 3 có xu hướng tăng, điều này tiềm ẩn nguy cơ tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm sắp tới.

Bảng 2: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp dân số kế hoạch hóa

gia đình trong giai đoạn 2000-2006

Đơn vị: Tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Chi cho dân số kế họach hố gia

đình 559 434 841 666 397 483 489

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.1.2. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nói về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất, và tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho các thế hệ người Việt Nam luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.

Để thực hiện việc này, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh, phục hổi chức năng (1991), cũng như nhiều văn kiện khác về chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân (như cho phụ nữ, trẻ em). Việc thực thi những chính sách chủ trương, biện pháp được nêu trong các văn kiện đó những năm qua đưa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.

Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho y tế là từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ đã ưu tiên tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế, năm sau đã cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN (năm 2007 tăng lên 23.280 tỷ đồng, đạt 6,3% và dự toán năm 2008 là 27.463 tỷ đồng). Bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho y tế từ NSNN, Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển hệ thống y tế. Cho đến nay, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỷ đồng để triển khai các kỹ thuật cao. Ngoài ra cịn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng

Chính phủ đã đảm bảo đủ kinh phí để khám, chữa bệnh miễn phí cho khoảng 10 triệu trẻ/năm tại các cơ sở y tế công lập với mức chi ngày càng tăng: năm 2005 là 75.000 đồng/trẻ, năm 2007 là 108.000 đồng/trẻ, năm 2008 là 130.000 đồng/trẻ. Hàng chục triệu trẻ em đã được khám chữa bệnh miễn phí, nhiều trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo chi phí lên đến 40-50 triệu đồng. Theo đánh giá của Chính phủ, việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và thực hiện các giải pháp, chính sách nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bảng 3: Phần trăm chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trong

giai đoạn 2000-2006

Đơn vị:%

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Chi sự nghiệp y tế 3,17 3,24 3,14 2,96 2,81 2,90 3,74

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)