Giải pháp đầu tư bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 50 - 51)

Chương 3 : Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

3.2. Giải pháp đầu tư bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực

.1.19 Đầu tư tăng cường thể lực

Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua đô hộ áp bức của phong kiến Trung Quốc và thực dân Pháp, qua mỗi giai đoạn chúng ta không chỉ bị áp bức về kinh tế mà cịn bị chính sách cai trị hà khắc làm cho thể lực bị suy giảm nghiêm trọng. Cả chiều cao và thể lực người Việt Nam thuộc loại kém nhất khu vực: trong khi nam 18 tuổi của thế giới cao trung bình 176,8cm, nữ 18 tuổi cao 163,7cm thì nam VN chỉ cao 163,5, nữ VN cao 152,7cm. Để giải quyết điều này chúng ta khơng cịn cách nào khác ngồi tăng cường tập luyện và chế độ dinh dưỡng cho mọi người dân đặc biệt là chú trọng tới trẻ em.

Theo kinh nghiệm của Nhật, để tăng cường chiều cao, họ đã có hẳn chiến lược mang tầm quốc gia qua bữa ăn học đường. Sau chiến tranh, người Nhật rơi vào khủng hoảng, tài ngun thiên nhiên ít, thất nghiệp, thiếu đói. Chính phủ Nhật đã nghiên cứu làm sao dùng đồng tiền hiệu quả nhất và coi đây là đòn bẩy, đưa đất nước đi lên. Họ nhận thấy khơng gì tốt hơn là đầu tư vào nguồn nhân lực, vào thế hệ trẻ, chủ yếu từ bữa ăn học đường, ly sữa cho học sinh cấp I. Kết quả, sau 15 năm, chiều cao người Nhật đã cải thiện và tới nay đã đứng trong tốp đầu về chiều cao của thế giới.

Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân rèn luyện thân thể, nhà nước cần ban hành những quy định trong việc quy hoạch khu dân cư, phải đảm bảo một tỷ lệ số m2 vui chơi trên số m2 để ở, làm sao để những người có nhu cầu rèn

luyện có khu vực để tập luyện. Với những cơng trình cơng cộng như cơng viên, sân chơi thì nhà nước phải trực tiếp đầu tư và đảm bảo chúng sẽ được sử dụng đúng mục đích.

.1.20 Đầu tư bảo vệ thể lực

Bảo vệ thể lực nguồn nhân lực chính là phịng ngừa, chữa trị những rủi ro có thể mắc phải của nhân dân khi lao động và làm việc. Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm và bảo hộ lao động cho công nhân viên khơng chỉ là chính sách đứng hồn tồn về phía người lao động mà nó cịn có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân doanh nghiệp. Đã có khơng ít trường hợp doanh nghiệp đã đứng ra mua “bảo hiểm suốt đời” cho cơng nhân viên của mình, nó tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp, làm cho người công nhân cảm thấy yên tâm hơn trong công tác, lại vừa đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất ổn định, không bị ngắt quãng chậm tiến độ. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà nước cần nghiêm khắc giám sát việc thực hiện bảo hộ lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp, nâng cao khung pháp lý, xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm bảo hộ lao động hay, chậm bảo hiểm y tế cho công nhân.

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)